Ấn Độ trở thành trung tâm xe hơi toàn cầu vào năm 2020
Ấn Độ là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp ôtô lớn nhất thế giới, ngoài Trung Quốc.
Ở Ấn Độ, các nhà sản xuất cho ra đời nhiều mẫu xe dành cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Số lượng xe được xuất khẩu sang những lục địa khác như châu Âu là khá cao. Mặc dù một vài nhà sản xuất chính đã giảm lượng xuất khẩu từ Ấn Độ sang châu Âu, tuy nhiên thực thế là những hãng đó vẫn sử dụng khối lượng khổng lồ phụ tùng từ quốc gia Nam Á này.
Bất chấp thị trường ôtô đang chứng kiến xu hướng giảm tổng thể trong 2 năm vừa qua, nhưng các nhà sản xuất không nản lòng và tiếp tục phát triển sản phẩm ở đây cũng như xuất khẩu chúng sang những quốc gia khác.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện là thị trường xe hơi lớn nhất với doanh số hàng năm 20 triệu chiếc, nhưng tiềm năng ở Ấn Độ là rất lớn. Trong năm tài khóa 2012-2013, doanh số toàn thị trường đạt 2,7 triệu xe. Tỉ lệ sở hữu xe ở Ấn Độ là 15/1000, còn Trung Quốc là 60/1000. Khoảng cách này sẽ giảm dần do dự báo doanh số ở Ấn Độ tăng 5-15% trong tương lai và Ấn Độ sẽ vượt Thái Lan vào năm 2020 để trở thành trung tâm xe hơi toàn cầu.
Theo Phúc Lân – Autodaily/TTTĐ
Đến 2020, ôtô trong nước sẽ đáp ứng gần đủ nhu cầu
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bản quy hoạch đặt mục tiêu phát triển công nghiệp ôtô trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng và một số loại xe chuyên dụng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp kinh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ôtô thế giới.
Dự kiến đến năm 2020 toàn ngành đạt hơn 227.000 chiếc, năm 2025 đạt hơn 466.000 chiếc và đến năm 2030 là gần 863.000 chiếc với khoảng 452.000 xe dưới 10 chỗ ngồi.
Mục tiêu cụ thể đối với các loại xe chở người dưới 10 chỗ ngồi là đến năm 2020 sẽ đáp ứng được 60% tổng nhu cầu thị trường và năm 2030 đáp ứng được 70%; tương ứng các mốc thời gian này, sản lượng sản xuất các loại xe chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên cũng sẽ lần lượt đáp ứng tỷ trọng 90% và 92%; năng lực sản xuất các loại xe tải đáp ứng lần lượt 78% và 80%; các loại xe chuyên dụng đáp ứng 15% và 20%.
Dựa trên năng lực hiện tại và mục tiêu đề ra, bản quy hoạch do Bọ Công Thương chủ trì xây dựng cũng đặt mục tiêu cụ thể về sản lượng. Trong đó, dự kiến đến năm 2020 toàn ngành đạt hơn 227.000 chiếc, năm 2025 đạt hơn 466.000 chiếc và đến năm 2030 là gần 863.000 chiếc với khoảng 452.000 xe dưới 10 chỗ ngồi.
Về xuất khẩu, dự kiến đến 2020 xuất khẩu 20.000 xe nguyên chiếc và đến 2030 xuất khẩu 30.000 chiếc; xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đến năm 2020 đạt 4 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 6 tỷ USD.
Về công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ôtô với năng lực đáp ứng 30-40% giá trị nhu cầu linh kiện, phụ tùng của sản xuất, lắp ráp xe ôtô trong nước, từng bước tham gia hệ thống cung ứng các linh kiện, phụ tùng trong chuỗi giá trị toàn cầu của công nghiệp ô tô thế giới. Đến giai đoạn 2021-2025, tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ, đảm bảo cung ứng 40-45% và đến giai đoạn 2026 - 2030 đảm bảo cung ứng trên 50% (về giá trị) nhu cầu linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp xe ôtô trong nước; phấn đấu trở thành nơi cung cấp quan trọng một số loại kinh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ôtô khu vực và thế giới.
Bản quy hoạch cũng đặt ra các yêu cầu chính sách ưu đãi cao nhất đối với các dự án sản xuất xe thân thiện với môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và xe nguyên chiếc được áp dụng ổn định chính sách tín dụng xuất khẩu; được hưởng các chế độ ưu đãi của Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia, ưu đãi theo Chương trình cơ khí trọng điểm; dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất thấp.
Đối với khu vực tiêu dùng, quy hoạch yêu cầu "rà soát, điều chỉnh chính sách thuế, phí theo hướng tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ôtô để đáp ứng nhu cầu sử dụng ôtô của nền kinh tế và của người dân, đồng bộ với phát triển của hạ tầng giao thông và yêu cầu bảo vệ môi trường. Chi tiết, sẽ áp dụng mức thuế thấp nhất đối với các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn từ 16 đến dưới 24 chỗ; áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với các loại xe thân thiện với môi trường; áp dụng mức thuế suất cao nhất đối với các loại xe chở người đến 9 chỗ, có dung tích động cơ trên 3.0 lít đồng thời ban hành phí môi trường cao đối với xe có dung tích động cơ trên 3.0 lít".
Như vậy, sau quãng thời gian khá dài lấy ý kiến, xây dựng và điều chỉnh, bản quy hoạch công nghiệp ôtô Việt Nam giai đoạn mới cũng đã hoàn chỉnh để đi vào áp dụng. Đây là bản quy hoạch thứ 2 của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Trước đó, bản quy hoạch giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã được áp dụng song ngành công nghiệp ôtô đã không đáp ứng được hầu hết các tiêu chí đề ra.
Theo An Nhi (VnEconomy)
Công nghệ thay đổi ngành công nghiệp ôtô Trải qua chặng đường hơn 100 năm, xe hơi "tiến hóa" từ cỗ xe không ngựa kéo chỉ dành cho nhà giàu thành cỗ máy công nghệ cao gần như ai cũng cần đến. Trong phần lớn tài liệu, kỹ sư người Thụy Điển Nils Bohlin (trong ảnh), người từng làm việc cho Volvo, đã sáng chế ra dây đai an toàn 3...