Ấn Độ trao thêm “kiếm lệnh” cho LLVT trên biên giới Trung-Ấn
Gần đây, việc Ấn Độ tuyên bố thực thi “Luật quyền hạn đặc biệt của lực lượng vũ trang” tại Arunachal Pradesh được coi là động thái nhằm đối phó với TQ.
Ấn Độ trao quyền đặc biệt cho lực lượng vũ trang Arunachal Pradesh
Indo-Asian NewsService hôm 09/04 cho biết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh cho rằng, dự luật này chỉ thực hiện trong thời gian ngắn tại 12 khu vực của Arunachal Pradesh – khu vực biên giới tranh chấp giữa 2 nước mà Bắc Kinh gọi là miền Nam Tây Tạng (gọi tắt là Nam Tạng), đến khi nào tình hình ổn định sẽ tạm dừng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh hôm 09/04 tuyên bố, tranh chấp khu vực biên giới giữa hai nước là một thực tế khách quan. Lập trường của nước này về vấn đề biên giới Trung-Ấn là nhất quán và rõ ràng, hai bên cùng nhau nỗ lực, duy trì tốt an ninh và hòa bình tại khu vực này nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các cuộc đàm phán biên giới đạt được tiến bộ mới.
Ý nghĩa của luật này chính là cho phép lực lượng vũ trang có quyền đưa ra các hành động đặc biệt.
Căn cứ vào các điều khoản của luật, tại các khu vực bất ổn, lực lượng vũ trang Ấn Độ được phép nổ súng đối với những đối tượng vi phạm pháp luật, sau khi đưa ra cảnh báo; bắt giữ những đối tượng tình nghi mà không cần thông báo lý do, được phép khám xét nhà dân vô điều kiện trong khi truy bắt tội phạm. Đồng thời, những người thực thi nhiệm vụ này sẽ được hưởng quyền miễn truy cứu trách nhiệm đối với những hành động mà họ thực hiện.
Từ năm 1958, New Delhi đã đưa ra dự luật này, ban đầu chỉ nhằm vào các băng nhóm vũ trang ở khu vực Manipur và Nagaland thuộc vùng Đông Bắc nước này, sau đó mở rộng đến vùng Kashmir, phạm vi bao trùm toàn bộ khu vực bất ổn. Trong quá trình thực hiện, luật này đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận vì đã gây ra thương vong cho một số thường dân.
Nhiều tờ báo của Ấn Độ như “The Indian Times” hôm 8/4 cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn kế hoạch tăng cường thêm khoảng 8000 quân đến khu vực Arunachal Pradesh.
Ấn Độ đã huy động các máy bay vận tải hạng nặng lên biên giới
Giới phân tích cho rằng, lúc này New Delhi thúc đẩy trao quyền đặc biệt cho lực lượng vũ trang ở Arunachal Pradesh cho thấy khả năng quản lý tình hình an ninh trật tự ở đây còn nhiều bất cập, rất có thể đã gặp phải sự kháng cự của lực lượng vũ trang địa phương.
Trong một thời gian dài, chính quyền Trung ương New Delhi đã xem nhẹ khu vực Đông Bắc nước này, coi trọng quân sự, xem nhẹ đời sống dân sinh, dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng lạc hậu, đời sống xã hội kém phát triển, biến khu vực này trở thành mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng những phần tử phản loạn.
Video đang HOT
Hy vọng mong manh từ chuyến thăm Trung Quốc của ông Modi
Theo kế hoạch vào tháng 5 năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ có chuyến thăm viếng Trung Quốc đầu tiên, kể từ khi ông nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ hồi tháng 5/2014.
Trả lời phóng vấn báo “Hindustan Times” hôm 09/04, ông Modi cho biết, cuối cùng Trung – Ấn cũng đã đạt được giải pháp cho hòa bình và an ninh về vấn đề biên giới, điều này có ý nghĩa rất quan trọng để hai nước tìm được bước đột phá để sớm giải quyết bất đồng.
Ông Modi nhấn mạnh chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Ấn Độ vào năm ngoái đã tiếp thêm “năng lượng mới” cho mối quan hệ hai nước. Ông hy vọng sớm sang thăm Trung Quốc để mở rộng hơn nữa mối quan hệ này.
“Kinh tế, hạnh phúc và lợi ích của người dân là nhiệm vụ hàng đầu của hai nước hiện nay, chúng tôi đặc biệt không cho phép xung đột leo thang. Lãnh đạo cấp cao hai nước đều rất thiết thực và cởi mở, nên kỳ vọng của chúng tôi là thực tế” – ông Modi khẳng định.
Bản đồ khu vực tranh chấp với Trung Quốc ở Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát
Phản ứng trước phát biểu của ông Modi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 9/4 cho biết, giải quyết sớm các vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ là trách nhiệm chung của chính phủ, đồng thời cũng là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.
Trung Quốc nguyện nỗ lực cùng Ấn Độ, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán về vấn đề biên giới, sớm đạt được một giải pháp hợp lý, công bằng mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Tuy hai bên đều đưa ra những phát biểu hết sức “ngoại giao” nhưng việc tìm được tiếng nói chung về vấn đề biên giới giữa hai nước là rất khó khăn, bởi thực tế việc Ấn Độ thực hiện luật này được các quan sát viên quốc tế cho là hành động trực tiếp nhằm vào Trung Quốc.
Trong 2 năm qua, đã có rất nhiều vụ lính biên phòng Trung Quốc xâm nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ hàng chục km, thậm chí còn hạ trại ở lại hàng tuần khiến nước này phải huy động lực lượng lên ngăn chặn, đồng thời liên tiếp tăng cường lực lượng phòng thủ khu vực giáp biên giữa 2 nước.
Ngoài ra, Ấn Độ còn lên kế hoạch xây dựng các lữ bộ binh sơn cước có quân số lên tới 40.000 người, triển khai các máy bay vận tải hạng nặng như C-130, C-17, máy bay chiến đấu Su-30MKI lên các sân bay biên giới nhằm tăng cường khả năng phản ứng nhanh trước sức ép từ quân đội Trung Quốc triển khai trên cao nguyên Tây Tạng.
Anh Lan
Theo_Báo Đất Việt
Israel sẽ đơn phương tấn công Iran?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhắc lại những lo ngại của Israel đối với một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân cua Iran, đồng thời cam kết "sẽ tiếp tục hành động để chống lại mọi mối đe dọa".
Phát biểu trên của ông Netanyahu được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran vơi Nhom P5 1 (gôm 5 nươc uy viên thương trưc Hôi đông Bao an Liên hơp quôc la My, Anh, Phap, Nga, Trung Quôc cùng với Đưc) tại Lausanne (Thuỵ Sỹ) đang đạt được những tiến bộ đáng kể.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: TTXVN
Nếu Nhóm P5 1 và Iran đạt được một thỏa thuận, khi đó, công luận thế giới sẽ tập trung mọi sự chú ý xem Israel sẽ phản ứng như thế nào.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là nếu thỏa thuận được ký kết, Israel sẽ làm gì?
Trong vài ngày gần đây, một số người theo trường phái bảo thủ ở Mỹ đã phê phán việc Tổng thống Barack Obama muốn ký thỏa thuận với Iran, cho rằng điều này sẽ đẩy Israel vào thế không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công quân sự vào các mục tiêu hat nhân của Iran.
Theo tuyên bố chính thức từ Israel, hiện nay mọi sự lựa chọn đều "đang được cân nhắc", và nếu các biện pháp ngoại giao không giải quyết được vấn đề hạt nhân cua Iran, hoặc theo hướng không có lợi cho Israel, thì khi đó nước này có thể sẽ quyết định tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Sau 34 năm kể từ khi Israel ném bom thành công vào cơ sở hạt nhân Osirak ở Iraq, hiện nay các chuyên gia quân sự không mấy nghi ngờ khả năng không quân Israel có thể đánh trúng các mục tiêu hat nhân dù no nằm ở trên mặt đất hay dưới lòng đất ở Iran. Do vậy, vấn đề ở đây không nằm ở khả năng quân sự mà xoay quanh vấn đề chính trị nội bộ và chiến lược địa chính trị.
Tuy nhiên, nếu muốn tiến hành tấn công quân sự, các nhà lãnh đạo Israel cần phải tính đến các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, việc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran có thể sẽ khiến nước này tụt hậu một vài năm về công nghệ hạt nhân so với hiện nay, nhưng không thể triệt tiêu hoàn toàn năng lượng hạt nhân của họ.
Một cơ sở được cho là nơi Iran làm giàu urani ở ngoại ô Qom. Ảnh: TTXVN
Iran có thể nối lại các hoạt động hạt nhân ở những cơ sở mới sau khi bi tấn công, và khi đó họ sẽ có nhiều lý lẽ hơn để phát triển vũ khí hạt nhân, với lý do để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Trong khi đó, thỏa thuận mà các bên đang đàm phán quy định Iran không được tiến hành các nghiên cứu hạt nhân trong vòng 10 năm, dài hơn nhiều so với khoảng thời gian ngành công nghệ hạt nhân của Iran sẽ tụt hậu nếu bị Israel tấn công.
Thứ hai, nếu Israel tấn công Iran sau khi thỏa thuận được ký kết, họ sẽ rơi vào thế phải đối mặt với Nhóm P5 1 và cả các thành viên khác của cộng đồng quốc tế. Khi đó, quan hệ song phương giữa Israel và các nước thuộc Nhóm P5 1 sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đồng nghĩa với sự trao đổi thông tin tình báo với các nước trên cũng sẽ giảm sút.
Bên cạnh đó, P5 1 cũng sẽ tìm cách trừng phạt Israel thông qua các nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc hoặc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, lên án hành động của Israel và kêu gọi các biện pháp chống lại Nhà nước Do Thái.
Thứ ba, việc Israel tấn công quân sự vào Iran sẽ khiến cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với quốc gia Hồi giáo. Trong thời gian qua, Israel đã rất nỗ lực vận động thắt chặt hơn nữa các lệnh cấm vận này, và chúng tỏ ra là công cụ rất có hiệu quả trong việc gia tăng sức ép đối với Iran.
Thứ tư, sự phối hợp và hợp tác giữa Israel và các quốc gia Arập ôn hòa trong việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu Israel tấn công quân sự Iran.
Cuối cùng, Israel sẽ phải đối mặt với các hành động quân sự đáp trả trực tiếp từ Iran, cũng như gián tiếp từ các tổ chức Hôi giao thân Iran ơ khu vực Trung Đông như Hezbollah, Hamas...
Chưa biêt liệu Israel co dam đơn phương tân công Iran hay không, nhưng có một điều gần như chắc chắn là nếu thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Iran và Nhom P5 1, phản ứng của Israel sẽ rất mạnh mẽ, bao gồm sự phê phán từ phía công chúng, các hành động ngăn cản Quốc hội Mỹ và một số cơ quan khác thông qua thoa thuân nay, đông thơi Israel se lai kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục áp đặt biện pháp trừng phạt với Iran...
Các biện pháp ngoại giao này sẽ được kết hợp cùng các hoạt động tình báo nhằm thăm dò động thái của Iran trong lĩnh vực hạt nhân cũng như sự can dự của nước này vào các cuộc xung đột hiện nay trong khu vực.
Xet toan cuc bôi canh quôc tê hiên nay, nhiêu nha phân tich thơi cuôc cho răng một quyết định tấn công quân sự vào Iran là không hợp lý.
Theo Báo Tin tức
IPU thông qua dự thảo Nghị quyết quản trị nguồn nước Dự thảo nghị quyết nhắc lạị việc thiết lập các hệ thống quản trị nước tốt, xây dựng một thế giới đảm bảo an ninh nguồn nước cho mọi người. Chiều tối 31/3, Ủy ban thường trực về vấn tài chính thương mại và phát triển bền vững đã thông qua dự thảo nghị quyết "Định hình cơ chế mới về quản trị...