Ấn Độ thừa sức phát triển tên lửa “đấu” với Trung Quốc?
Ấn Độ tuyên bố, nước này có khả năng phát triển loại tên lửa hạt nhân có tầm bắn ấn tượng lên tới 10.000km để trở thành đối thủ của tên lửa DF-31A của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31A của Trung Quốc.
Một ngày sau khi Ấn Độ lần thứ hai phóng thử thành công siêu tên lửa Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể tấn công vào các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) – ông Avinash Chander hôm 16/9 đã mạnh miệng tuyên bố, chỉ mất khoảng “2 năm rưỡi” là nước này có thể phát triển tên lửa có tầm bắn lên tới 10.000km nếu thấy cần thiết.
“Tầm bắn là vấn đề ít khó khăn nhất đối với chúng tôi. Chúng tôi có đủ khả năng để đạt tới bất cứ tầm xa nào. Vấn đề chỉ nằm ở chất nổ đẩy tên lửa hay là những động cơ lớn hơn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa thấy sự cần thiết phải phát triển các tên lửa ở tầm cao hơn”, ông Chander nhấn mạnh.
Video đang HOT
Agni-V vừa được Ấn Độ thử nghiệm là một tên lửa 3 giai đoạn được thiết kế để mang theo một đầu đạn nặng 1,5 tấn với tầm bắn hơn 5.000km. Loại siêu tên lửa nặng 50 tấn và dài 17m này được báo chí đặt cho biệt danh là “sát thủ diệt Trung Quốc” bởi nó đặt toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, nằm trong tầm bắn. Tên lửa Agni-V còn có thể tiêu diệt mục tiêu ở khắp Châu Á cũng như một số khu vực ở Châu Âu, Châu Phi và Australia.
“Tôi không hiểu tại sao chúng tôi cần phải khiêm tốn về năng lực của mình. Agni-V chắc chắn là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM),”" ông Chander cho biết.
Agni-V sẽ cần phải trải qua từ 3 đến 4 lần thử nghiệm nữa trước khi nó chính thức được đưa vào biên chế của quân đội Ấn Độ trong vòng 2 năm tới.
Tên lửa tầm bắn xa nhất của Ấn Độ hiện nay là Agni-III, ở khoảng 3.500km. Những tên lửa mà Ấn Độ sở hữu hiện nay có khả năng bao trùm toàn bộ lãnh thổ của “địch thủ lâu đời” ngay bên cạnh – Pakistan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, New Delhi đang tăng chi tiêu quốc phòng cho mục tiêu hướng tới việc đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới. Hai nước từng có cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Ấn Độ gần đây còn nghi ngờ Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ bắt đầu phát triển tên lửa Agni-V từ năm 1983 với mục tiêu là để răn đe Trung Quốc.
Vụ thử tên lửa mới nhất của Ấn Độ được cho là có thể châm ngòi cho một cuộc đua tên lửa giữa hai cường quốc lớn nhất Châu Á. Hồi tháng trước, báo chí cũng từng đưa tin về việc quân đội Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm thứ ba đối với tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31A. Tên lửa DF-31A có tầm bắn khoảng 11.200 km và có khả năng mang 5 đầu đạn cùng lúc.
Theo khampha
Tàu ngầm hạt nhân Nga đến Thái Bình Dương
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey mang tên Yuri Dolgoruky và Alexander Nevsky sẽ sớm được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Hải quân Nga. Một tàu ngầm sẽ tham gia vào Hạm đội Phía Bắc trong khi chiếc còn lại được bổ sung vào Hạm đội Thái Bình Dương.
Thông tin trên vừa được ông Anatoly Shlemov, người phụ trách các hợp đồng của Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga, tiết lộ ngày hôm nay (31/8).
"Tàu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky sẽ được đưa vào phục vụ trong biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương. Trong khi đó, tàu ngầm Yuri Dolgoruky sẽ được điều động vào Hạm đội Phía Bắc", ông Shlemov cho biết.
Cũng theo ông Shlemov, các thuỷ thủ của hai tàu ngầm lớp Borey nói trên sẽ trải qua các bài tập huấn luyện trong Hạm đội Phía Bắc trước. Sau đó, các thuỷ thủ của tàu ngầm Alexander Nevsky sẽ đi qua tuyến đường Biển Bắc để được huấn luyện thêm ở Hạm đội Thái Bình Dương. "Thường thì việc này phải mất một năm", ông Shlemov cho biết thêm.
Tàu ngầm lớp Borey nằm trong một dự án nâng cấp lực lượng tấn công hạt nhân dưới biển của Hải quân Nga với trị giá 755 triệu USD. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Nga sau năm 2018. Các chuyên gia Nga từng ca ngợi tàu ngầm lớp Borey là loại tàu ngầm tấn công tốt nhất thế giới.
Tàu ngầm lớp Borey có chiều dài 170m, rộng 13,5m, lượng choán nước tối đa đạt đến 24.000 tấn. Tàu có khả năng lặn ở độ sâu tối đa 480m và di chuyển với tốc độ 29 dặm/giờ. Tàu có thể hoạt động độc lập trong 90 ngày đêm với thủy thủ đoàn 107 người mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Về trang bị vũ khí, tàu ngầm lớp Borey được trang bị hệ thống MGK-600 dò ngư lôi, mìn, đo độ dày của băng, phát hiện những vùng nước không có băng... Ngoài ra, gần như chắc chắn tàu ngầm lớp này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava có tầm bắn 8.000km và có khả năng mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân tấn công độc lập các mục tiêu.
Tên lửa Bulava được thiết kế dành riêng cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và nó được xem là tên lửa hạt nhân tối tân nhất, hùng mạnh nhất của Nga. Nga muốn phát triển tên lửa Bulava thành thứ vũ khí trụ cột trong kho hạt nhân của nước này. Dự án phát triển tên lửa Bulava (SS-NX-30) là một trong những dự án vũ khí đắt nhất của Nga. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima năm 1945.
Nga đang nỗ lực đẩy mạnh việc phát triển các tàu ngầm và tên lửa với mục tiêu đưa hai loại vũ khí này trở thành trụ cột trong lực lượng Hải quân Nga. Theo kế hoạch dự kiến, Hải quân Nga sẽ được đầu tư gần 1/4 trong tổng ngân sách quốc phòng 20 nghìn tỉ rúp (621,31 tỉ USD) từ nay đến cuối thập kỷ.
Theo Vietbao
Nga trao trả Bulava cho nhà sản xuất kiểm nghiệm lại Ngày 16-9, phó chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tất cả các tên lửa đạn đạo Bulava cùng một lô với quả tên lửa đã phóng thử thất bại hôm 6-9 sẽ được đưa trở lại nhà sản xuất để tiến hành thử nghiệm thêm. Theo phó chủ tịch Oleg Bochkarev, quy mô của đợt thử nghiệm này...