Ấn Độ thử thành công tên lửa siêu thanh có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 400 km
Hãng tin ANI của Ấn Độ đưa tin, nước này đã bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos tầm bắn mở rộng.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện theo chương trình PJ-10 của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), trong đó có sử dụng động cơ sản xuất tại Ấn Độ, theo đó DRDO đã sẵn sàng chế tạo các tên lửa có tầm bắn lên đến 500 km.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos chuẩn bị được phóng từ chiến đấu cơ Su-30 MKI của Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Để đảm bảo điều này, những thay đổi đã được thực hiện trong động cơ Ramjet và hệ thống phun nhiên liệu, giúp tên lửa có khả năng bay xa hơn nhiều so với tầm bắn ban đầu là 300 km.
Video đang HOT
Hải quân Ấn Độ bắt đầu đưa vào sử dụng tên lửa Brahmos kể từ năm 2005. Theo nhiều nguồn tin, tất cả tàu của lực lượng này được đóng trong tương lai và các tàu nâng cấp sẽ được trang bị tên lửa trên. Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ cũng đã thành lập ba trung đoàn tên lửa BrahMos.
Được biết, trước đó, hôm 25/9, truyền thông Ấn Độ cho hay nước này đã thử thành công tên lửa đất đối đất Prithvi-II có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Ấn Độ duyệt mua 72.000 súng mới cho lính tiền tuyến
Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua đề xuất chi hơn 100 triệu USD mua khoảng 72.000 khẩu súng trường SIG716 trang bị cho binh sĩ trên tiền tuyến.
"Để trang bị cho các binh sĩ lục quân đóng trên tiền tuyến, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng đồng ý phê duyệt mua súng trường tấn công SIG Sauer với chi phí khoảng 107 triệu USD", Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong thông cáo ngày 28/9.
Ấn Độ thông qua đề xuất mua lô súng trường SIG716 thứ hai trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số nguồn tin cho biết đơn hàng của Ấn Độ gồm khoảng 72.000 khẩu súng kèm theo nhiều thiết bị quang học và phụ kiện khác.
Lính Ấn Độ tập ngắm bắn với súng trường SIG716, ngày 14/3. Ảnh: Twitter/NeerajRajput.
SIG716 sử dụng đạn 7,62x51 mm NATO, được chế tạo trên cơ sở mẫu SIG516, được trang bị nòng súng dài khoảng 40 cm, ốp nòng M-LOK với ray Picatinny để gắn phụ kiện và báng xếp với 6 vị trí tùy chỉnh. Toàn bộ số súng theo hợp đồng sẽ được sản xuất tại nhà máy của Sig Sauer ở New Hampshire, Mỹ và được bàn giao trong một năm để đáp ứng yêu cầu cấp bách của lục quân Ấn Độ.
Lục quân Ấn Độ hồi đầu năm biên chế khoảng 72.000 khẩu SIG716 theo hợp đồng ký hồi tháng 2/2019. Lực lượng này đang loại biên dần mẫu súng nội địa INSAS, được sử dụng từ năm 1998, bằng SIG716 do hãng vũ khí Đức SIG Sauer chế tạo.
Quân đội Ấn Độ cũng dự kiến biên chế hàng nghìn khẩu AK-203 do các hãng vũ khí trong nước phối hợp với tập đoàn Kalashnikov của Nga sản xuất. Theo giấy phép, Ấn Độ được sản xuất 750.000 khẩu AK-203, mẫu súng trường sử dụng đạn 7,62 mm NATO được cải tiến dựa trên AK-100.
Vị trí đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc trong những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định giữa hai nước, từ đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6. Quân đội hai nước triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc ngày 21/9 gặp nhau để thảo luận về biên giới tranh chấp và nhất trí "tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai", đồng thời "tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa", đồng nghĩa với việc không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, thông cáo chung của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc không nhắc đến việc rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc đang gấp rút chuyển lương thực, nhiên liệu, trang phục vùng cực và nhiều loại vật tư khác lên khu vực biên giới, chuẩn bị cho giai đoạn thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông sắp tới. Các binh sĩ Ấn - Trung đóng dọc theo LAC sẽ phải chống chịu điều kiện khắc nghiệt khi khu vực này gần như bị cô lập trong mùa đông.
Ấn Độ tố lính Trung Quốc định vượt biên Lục quân Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc định vượt biên để "tìm cách thay đổi hiện trạng" ở đông Ladakh, song Bắc Kinh bác bỏ. "Vào đêm 29, rạng sáng 30/8, binh sĩ Trung Quốc vi phạm thỏa thuận đạt được trước đó ở đông Ladakh và thực hiện các hoạt động quân sự khiêu khích nhằm thay đổi hiện trạng",...