Ấn Độ thử nghiệm “súng chống sương” để giảm ô nhiễm
Súng chống sương, với thiết kế giống như một máy phun nước dạng sương, được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu để giảm ô nhiễm ở Ấn Độ hiện nay.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, các nhà chức tranh tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã quyết định thử nghiệm việc sử dụng “súng chống sương” khổng lồ để tạm thời làm sạch khói bụi tại những khu vực ô nhiễm nhất trong thành phố.
Ô nhiễm không khí ở New Delhi. Ảnh: NDTV.
“Súng chống sương”, với thiết kế giống như một máy phun nước dạng sương được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu nhằm làm giảm mức độ ô nhiễm hiện nay tại New Delhi. Thiết bị ban đầu sẽ được thử nghiệm tại khu vực Anand Vihar.
Theo Bộ Môi trường Ấn Độ, các chuyên gia sẽ quan sát sự thay đổi về mức độ ô nhiễm (nếu có) sau cuộc thử nghiệm. Nếu thành công, “súng phun sương” sẽ được sử dụng rộng rãi trên đường phố New Delhi.
Video đang HOT
Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi đo được số hạt bụi mịn PM 2,5 trong không khí lúc 14h ngày hôm qua là 408, tức là nhiều gấp 8 lần so với ngưỡng an toàn tối đa là 50 và cao gấp 12 lần so với giới hạn khuyến cáo. Theo các nhà khoa học, những hại bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet có khả năng đi vào phổi, gây ra bệnh tim, đột quỵ, ung thư và nhiều bệnh đường hô hấp./.
Theo Thu Hoài
VOV
Nhận diện "kẻ" giết 9 triệu người mỗi năm khắp thế giới
Cuộc khủng hoảng này có thể "đe dọa sự tồn tại của xã hội loài người".
Ô nhiễm đã khiến ít nhất 9 triệu người tử vong mỗi năm
Ô nhiễm giết chết ít nhất 9 triệu người và gây tốn kém hàng nghìn tỷ USD mỗi năm trên thế giới, theo báo cáo phân tích ô nhiễm toàn cầu vừa được công bố. Báo cáo cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng ô nhiễm "đe dọa sự tồn tại của xã hội loài người", Guardian đưa tin.
Con số trên có nghĩa là trong 6 người tử vong có 1 người chết vì bệnh tật gây ra bởi ô nhiễm không khí, nước, đất và môi trường làm việc.
Con số thực thậm chí có thể cao hơn vì ảnh hưởng của nhiều loại ô nhiễm vẫn chưa được đo chính xác. Số ca tử vong do ô nhiễm nhiều gấp ba lần tử vong do AIDS, sốt rét và lao phổi, theo báo cáo.
Phần lớn các trường hợp tử vong do ô nhiễm nằm ở các quốc gia nghèo hơn. Tại một số nước như Ấn Độ, Chad và Madagascar, ô nhiễm chiếm nguyên nhân tử vong. Các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết đây là một gánh nặng rất lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Trẻ em được chữa bệnh hô hấp tại một bệnh viện Trung Quốc
Những quốc gia giàu có vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết vấn đề ô nhiễm: Mỹ và Nhật Bản nằm trong top 10 quốc gia có nhiều ca tử vong do ô nhiễm "hiện đại" (ví dụ như ô nhiễm không khí do nhiên liệu hóa thạch và ô nhiễm hoá học).
Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng các cải tiến của những nước phát triển trong các thập kỷ gần đây cho thấy chúng ta có thể đánh bại ô nhiễm nếu có "quyết tâm chính trị".
"Ô nhiễm là một trong những thách thức lớn nhất tồn tại trong kỷ nguyên con người thống trị", tác giả của báo cáo kết luận. "Ô nhiễm đe doạ sự ổn định của hệ thống hỗ trợ Trái đất và sự tồn tại của xã hội loài người."
Giáo sư Philip Landrigan, một trong những nhà khoa học dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi lo ngại với 9 triệu người chết mỗi năm, chúng ta đang tiến gần đến giới hạn ô nhiễm mà Trái đất có thể chịu đựng".
Ví dụ, tử vong do ô nhiễm không khí ở Đông Nam Á đang trên đà tăng gấp đôi vào năm 2050, ông nói.
Theo Danviet
Thị trưởng Trung Quốc bơi sông chứng minh nước sạch Hình ảnh một thị trưởng bơi ở con sông từng ô nhiễm để chứng minh nước đã sạch được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc. Hình ảnh được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: Xinhua. Bức ảnh có tiêu đề "Lý Trung Hoa, thị trưởng Vĩnh Thành bơi ở sông ô nhiễm" được nhiều người chia...