Ấn Độ thu giữ 27.000 smartphone Vivo
Động thái này cho thấy Ấn Độ muốn loại các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc khỏi thị trường smartphone.
Số smartphone Vivo bị tịch thu trị giá gần 15 triệu USD. Ảnh: Economic Times.
Chính phủ Ấn Độ đã giữ 27.000 smartphone Vivo của Trung Quốc tại cửa khẩu hơn một tuần liền, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu tại thị trường các nước bạn của hãng công nghệ.
Số smartphone trị giá gần 15 triệu USD đã bị bộ phận đánh giá lợi nhuận của Bộ Tài chính Ấn Độ giữ tại cổng hải quan sân bay New Delhi vì cáo buộc mập mờ trong cước phí nhập lô hàng và giá trị thực của chúng, nguồn tin nội bộ nói với Bloomberg.
Theo trang tin, một tổ chức vận động hành lang đã gọi động thái này của chính phủ Ấn Độ là hành động chỉ từ một phía và rất vô lý.
“Chúng tôi yêu cầu cơ quan chính phủ ngừng ngay hành vi vô lý này”, Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội Viễn thông và Điện tử Ấn Độ, viết trong lá thư gửi đến Bộ trưởng Bộ Công nghệ Ấn Độ hôm 2/12. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện, thúc đẩy ngành sản xuất thiết bị điện tử và xuất khẩu ở Ấn Độ, ông khẳng định.
Căng thẳng chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang ngày càng leo thang sau vụ đụng độ quân sự tại biên giới Himalaya năm 2020. Chính quyền New Delhi đã nhiều lần điều tra các thương hiệu Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ như MG Motor, Xiaomi và ZTE.
Ấn Độ đang điều tra các công ty con của Vivo vì các hành vi không mờ ám trong tài chính. Ảnh: Bloomberg.
Video đang HOT
Trước đó, Cơ quan chống rửa tiền quốc gia này còn tịch thu tiền mặt và vàng trị giá 4,65 tỷ rupee (59 triệu USD) của Vivo và các công ty liên quan, cáo buộc họ chuyển tiền ra nước ngoài để báo lỗ lớn trong nước nhằm không phải đóng thuế.
Động thái chặn lô hàng Vivo nhập khẩu tại cửa khẩu cho thấy đang tìm cách loại các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc khỏi thị trường ngay giữa thời điểm thời điểm thị phần smartphone của các công ty nội địa Ấn Độ bị sụt giảm nghiêm trọng trước áp lực cạnh tranh.
Quốc gia này đã điều tra các thương hiệu smartphone Trung Quốc như Xiaomi, Oppo, Vivo, chặn sự phát triển của những nhãn hàng bán máy rẻ hơn 150 USD, nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp trong nước đang có dấu hiệu chững lại trong thời gian vừa qua. Ấn Độ đã có một số cáo buộc gian lận thuế và rửa tiền liên quan đến những doanh nghiệp này.
Vì sao Xiaomi đóng cửa hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính ở Ấn Độ?
Nhà sản xuất smartphone Xiaomi (Trung Quốc) đã đóng cửa hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính ở Ấn Độ, bốn năm sau khi ra mắt.
Một phát ngôn viên của Xiaomi Ấn Độ cho biết thông tin này hôm 28.10.
Người phát ngôn của công ty cho biết: " Là một phần của hoạt động đánh giá chiến lược hàng năm và để tăng cường tập trung vào các dịch vụ kinh doanh cốt lõi, chúng tôi đã đóng cửa Dịch vụ Tài chính Mi vào tháng 3.2022".
Ứng dụng Mi Pay của Xiaomi, cho phép người dùng thanh toán hóa đơn và chuyển tiền, không còn được liệt kê trong số các ứng dụng Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) của bên thứ ba được công nhận trên trang web National Payments Corporation of India (NPCI).
NPCI, cơ quan trong ngành giám sát mạng lưới thanh toán ngang hàng của Ấn Độ do nhà nước hậu thuẫn, từ chối bình luận chuyện trên.
Xiaomi gần đây đã rút Mi Credit, kết nối người dùng smartphone với các công ty cho vay để vay nhanh và các ứng dụng Mi Pay khỏi Play Store địa phương cùng cửa hàng ứng dụng của riêng mình, trang TechCrunch đưa tin trước đó hôm 28.10.
Tại Ấn Độ, thị trường lớn nhất của Xiaomi bên ngoài Trung Quốc, công ty đã phải chịu sự điều tra của chính phủ vì cáo buộc trốn thuế.
Vào tháng 4, Cơ quan tội phạm tài chính liên bang của Ấn Độ đã đóng băng tài sản trị giá 676 triệu USD của Xiaomi, cáo buộc công ty chuyển tiền bất hợp pháp cho các thực thể nước ngoài bằng cách chuyển chúng dưới dạng thanh toán tiền bản quyền.
Nhiều công ty Trung Quốc đã phải vật lộn để kinh doanh ở Ấn Độ do căng thẳng chính trị sau một cuộc đụng độ biên giới vào năm 2020 khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng.
Kể từ đó, Ấn Độ đã viện dẫn những lo ngại về an ninh khi cấm hơn 300 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả TikTok và WeChat, đồng thời thắt chặt các quy định với các công ty Trung Quốc đầu tư vào nước này.
Một người đàn ông đi ngang qua logo của Xiaomi bên ngoài một cửa hàng ở thành phố Mumbai, Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Dù đóng cửa hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính, Xiaomi vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường smartphone ở Ấn Độ bất chấp sự suy giảm tổng thể của ngành trong quý 3/2022 và chính phủ tăng cường giám sát hoạt động của các hãng công nghệ Trung Quốc tại quốc gia Nam Á.
Xiaomi đã xuất xưởng 9,2 triệu smartphone trong quý 3/2022, giảm 18% so với 1 năm trước đó, chiếm 21% thị phần Ấn Độ, theo báo cáo từ công ty phân tích Canalys.
Theo báo cáo, các smartphone Xiaomi đã đạt được sức hút từ doanh số bán hàng trực tuyến hồi tháng 7 trước mùa lễ hội tại Ấn Độ. Nhà phân tích Sanyam Chaurasia của Canalys cho biết: " Bán hàng trực tuyến sớm trước mùa mưa bão và Ngày Quốc khánh là cơ hội tuyệt vời để các nhà cung cấp thu dọn hàng tồn kho trước khi bước vào mùa lễ hội".
Dẫn đầu ngành công nghiệp smartphone toàn cầu trong quý 3/2022, Samsung Electronics chỉ đứng thứ hai tại Ấn Độ sau Xiaomi với lượng xuất xưởng 8,1 triệu chiếc, giảm 11% so với 1 năm trước, chiếm 18% thị phần quốc gia Nam Á, theo Canalys.
Hai gã khổng lồ smartphone Trung Quốc là Vivo và Oppo đã nhảy lên vị trí thứ ba và thứ tư ở Ấn Độ trong cùng quý, với doanh số lần lượt là 7,3 triệu và 7,1 triệu chiếc. Realme tụt xuống vị trí thứ 5 tại Ấn Độ với 6,2 triệu chiếc.
Báo cáo của Canalys cho biết Oppo là hãng smartphone duy nhất trong số 5 nhà cung cấp hàng đầu tại Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực hàng năm, 14% trong quý 3/2022.
Theo Canalys, tổng lượng xuất xưởng smartphone tại Ấn Độ trong quý 3/2022 đạt 44,6 triệu chiếc, giảm 6% so với 47,5 triệu chiếc 1 năm trước, đi theo hiệu suất mờ nhạt ở phân khúc giá rẻ của thị trường.
Dữ liệu lô hàng mới nhất phản ánh cách các nhà cung cấp smartphone lớn của Trung Quốc vẫn cố thủ tốt ở Ấn Độ, bất chấp chính quyền nước này tiếp tục đàn áp các hãng công nghệ đại lục như Xiaomi, Vivo, Huawei và chuyển sang hạn chế các công ty này bán thiết bị cấp thấp.
Đầu tháng này, Xiaomi bày tỏ sự thất vọng với lệnh từ tòa án Ấn Độ khiến khối tài sản trị giá 676 triệu USD của họ bị đóng băng tại nước này. Hồi tháng 8, Ấn Độ đã bắt đầu một nỗ lực phối hợp để điều tra tài chính các công ty Trung Quốc, dẫn đến các cáo buộc trốn thuế và rửa tiền.
Tòa án cấp cao bang Karnataka phía tây nam Ấn Độ đã bác đơn kháng cáo của Xiaomi về việc xin tạm thời giảm nhẹ khỏi lệnh tòa thu giữ những tài sản đó. Đây là động thái mà Xiaomi cho rằng đã khiến hoạt động tại địa phương này của họ phải tạm dừng.
Xiaomi phủ nhận mọi hành vi sai trái, nói rằng các khoản thanh toán cho công ty công nghệ Qualcomm (Mỹ) là hợp pháp.
Xiaomi cũng nhanh chóng phủ nhận bất kỳ gợi ý nào về việc công ty có thể chuyển hoạt động khỏi Ấn Độ sang Pakistan. Trong một tweet vào ngày 7.10, Xiaomi gọi những suy đoán đó là "hoàn toàn sai lầm và vô căn cứ", đồng thời khẳng định lại cam kết "Sản xuất tại Ấn Độ".
Theo công ty nghiên cứu Counterpoint, các thương hiệu smartphone Trung Quốc đã thống trị thị trường Ấn Độ nhờ vào mức giá phải chăng.
Xiaomi cũng là thương hiệu smartphone bán chạy nhất ở Ấn Độ trong quý 2/2022 với 7 triệu chiếc được xuất xưởng, vượt Samsung Electronics với 16%. Trong khi Vivo, Oppo và Realme đều đứng trong top 5, theo báo cáo của công ty nghiên cứu Canalys.
Xuất xưởng smartphone giảm, Xiaomi giữ vị trí dẫn đầu Ấn Độ giữa sự giám sát của chính phủ Xiaomi giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường smartphone rộng lớn ở Ấn Độ bất chấp sự suy giảm tổng thể của ngành trong quý 3/2022 và chính phủ tăng cường giám sát hoạt động của các hãng công nghệ Trung Quốc tại quốc gia Nam Á. Xiaomi đã xuất xưởng 9,2 triệu smartphone trong quý 3/2022, giảm 18% so với 1...