Ấn Độ: Thầy tế vung dao cắt cổ dê, không ngờ máu chảy ra từ cổ người
Một thầy tế lỡ tay giết chết một người đàn ông trong buổi lễ hiến tế động vật ở Ấn Độ.
Nạn nhân Suresh, 35 tuổi, tử vong khi được đưa đến bệnh viện.
Theo Daily Mail, nghi phạm tên Chalapathi lẽ ra phải dùng dao cắt cổ một con dê trong buổi lễ hiến tế ở lễ hội Sankranti của người Hindu.
Thầy tế say rượu đã nhắm trượt mục tiêu, con dao cứa qua cổ người đàn ông 35 tuổi tên Suresh, là người tham gia giữ con dê.
Một số nguồn tin nói nạn nhân bị chặt đầu. Nhưng các bức ảnh chụp nạn nhân tại bệnh viện đã bác bỏ điều này.
Sự việc kinh hoàng xảy ra tại làng Valasapalli, bang Andhra Pradesh. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ mô tả đây là vụ tai nạn thương tâm.
Video đang HOT
Tờ UNI News cho biết, nạn nhân Suresh đã lập gia đình và có hai con. Lễ hiến tế là một phần trong các sự kiện của lễ hội Sankranthi truyền thống.
Theo India Times, đám đông dân làng tham gia buổi lễ vào chiều tối ngày 16.1. Sự kiện kéo dài tới nửa đêm.
Đám đông đi bộ đến một ngôi đền dành cho nữ thần Yellamma (nữ thần bảo trợ của Andhra Pradesh) ở ngoại ô làng, để tiến hành nghi lễ hiến tế động vật.
Sự cố chết người sau đó xảy ra. Thầy tu say rượu vung dao nhưng cứa vào cổ nạn nhân Suresh. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện địa phương nhưng đã tử vong do mất máu.
Một video quay tại bệnh viện cho thấy có vết thương ở cổ nạn nhân. Nghi phạm Chalapathi đã bị cảnh sát bắt giữ.
Sankranti là lễ hội truyền thống của người theo đạo Hindu, thờ thần Mặt trời Surya. Buổi lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, đánh dấu ngày dài hơn quay trở lại và bắt đầu một vụ mùa mới.
Theo dương lịch, lễ hội năm nay diễn ra vào ngày 14.1 và kéo dài trong nhiều ngày. Nhiều người Ấn Độ cũng đến tắm tại sông Hằng trong lễ hội.
Hoạt động hiến tế động vật ngày nay vẫn diễn ra tại một số địa phương ở Ấn Độ, nhưng không còn phổ biến như trước.
Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine Covid-19
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam sớm tiếp nhận nguồn vaccine để đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Cam kết được đưa ra trong cuộc điện đàm hôm nay giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan để trao đổi về quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn và đánh giá cao vai trò của Mỹ trong thúc đẩy hỗ trợ vaccine cho các nước, đồng thời mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam được sớm tiếp nhận nguồn vaccine Mỹ đã cam kết dành cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm nay. Ảnh: TTXVN .
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Mỹ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam để thúc đẩy và bảo đảm quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển hài hòa và bền vững.
Ông Sullivan khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, đánh giá cao vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước sớm tiếp nhận nguồn vaccine để đẩy lùi đại dịch Covid-19, khẳng định Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: Bloomberg .
Hai bên cũng trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như hợp tác Tiểu vùng Mekong, ứng phó biến đổi khí hậu, khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Nhà Trắng tháng trước cho biết trong 55 triệu liều vaccine Covid-19 tiếp theo được chia sẻ cho thế giới, 41 triệu liều sẽ được chuyển tới các nước thông qua cơ chế phân phối COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 14 triệu liều được chuyển đến các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe, 16 triệu liều cho châu Á và khoảng 10 triệu liều đến châu Phi.
Tại châu Á, những quốc gia và vùng lãnh thổ được Mỹ chia sẻ vaccine Covid-19 gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan, Campuchia và các đảo Thái Bình Dương.
Đối với 14 triệu liều vaccine Covid-19 còn lại, Mỹ sẽ trực tiếp gửi tới những quốc gia và khu vực có nhu cầu, trong đó cũng có Việt Nam, Philippines và các nước như Ai Cập, Jordan, Iraq.
EU không cấp phép AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ Cơ quan dược phẩm châu Âu cho biết Covishield, phiên bản vaccine AstraZeneca của Ấn Độ không được cấp phép ở EU do "có thể khác biệt" với phiên bản gốc. "Mặc dù nó có thể sử dụng công nghệ sản xuất tương tự vaccine AstraZeneca, Covishield hiện không được chấp thuận theo quy định của EU", Cơ quan Dược phẩm châu Âu...