Ấn Độ thành vùng dịch lớn thứ sáu thế giới
Với hơn 236.000 ca nhiễm nCoV, Ấn Độ đã vượt Italy, trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ sáu thế giới.
Ấn Độ hôm nay báo cáo thêm 9.887 ca nhiễm nCoV, mức tăng hàng ngày cao kỷ lục, nâng tổng ca nhiễm cả nước lên hơn 236.000, trở thành vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, sau Mỹ, Brazil, Nga, Anh và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ca tử vong do nCoV ở nước này hiện đứng ở 6.642, nhỏ hơn rất nhiều so với các vùng dịch khác.
Chính phủ Ấn Độ hai ngày trước tuyên bố nới lỏng phong tỏa, cho phép mở cửa trung tâm thương mại, nhà hàng và những cơ sở thờ tự. Các buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao và các cuộc biểu tình chính trị vẫn bị cấm.
Người dân Ấn Độ đeo khẩu trang tại một ga tàu ở New Delhi hôm 1/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi, với nỗi lo bắt đầu lại nền kinh tế bị đại dịch tàn phá, đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt với 1,3 tỷ dân từ hồi tháng ba.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại động thái này được thực hiện quá sớm. Giridhar R Babu, nhà dịch tế học tại Quỹ Y tế Công cộng Ấn Độ, đặc biệt băn khoăn về việc tái mở cửa các địa điểm tôn giáo.
“Chúng ta có thể tồn tại và duy trì lợi nhuận mà không cần mở cửa các địa điểm tôn giáo trong một khoảng thời gian”, Babu đăng trên Twitter.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng ngày tuyên bố lệnh phong tỏa đã giúp Ấn Độ giảm bớt nguy cơ lây lan virus, song các ca nhiễm vẫn có thể tăng trở lại. “Khi Ấn Độ cũng như các nước lớn khác tái mở cửa và mọi người bắt đầu đi lại, luôn có nguy cơ nhiễm nCoV”, Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, c ảnh báo.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 6,8 triệu người nhiễm, gần 400.000 người tử vong và hơn 1.000 người chết.
Hai tỷ liều vaccine Covid-19 trong tháng 9
Công ty dược phẩm AstraZeneca đặt mục tiêu sản xuất khoảng hai tỷ liều vaccine Covid-19 trong tháng 9.
Giám đốc điều hành AstraZeneca Pascal Soriot cho biết 400 triệu liều sẽ dành cho Mỹ và Anh. Hơn một tỷ liều còn lại dự kiến phân phối đến các quốc gia thu nhập thấp, trung bình.
Thời gian phân phối phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu lâm sàng, dự kiến công bố trong tháng 8. Quá trình thử nghiệm và sản xuất diễn ra song song, ngay cả khi vaccine chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong ngành dược.
"Chúng tôi cực kỳ tập trung và tận tâm. Giữa lúc đại dịch tác động lên nền kinh tế và con người, khi đang phát triển một thứ thế này (vaccine), bạn không thể phỏng đoán điều gì sẽ xảy ra, cũng không nên mất thời gian chờ xem nó có hiệu quả hay không. Chúng tôi đánh cược", ông Soriot nói.
AstraZeneca đã ký một thỏa thuận cấp phép với Viện Huyết thanh Ấn Độ, cam kết cung cấp một tỷ liều vaccine cho các nước thu nhập thấp và trung bình vào cuối năm nay.
Nhân viên AstraZeneca đang nghiên cứu vaccine tại Viện Jenner, trực thuộc Đại học Oxford. Ảnh: AstraZeneca
Vaccine mang tên AZD1222 được phát triển tại Viện Jenner, trực thuộc Đại học Oxford. Các nhà khoa học đã sử dụng một loại virus bất hoạt, chứa trình tự di truyền protein gai nCoV, kích hoạt hệ miễn dịch bảo vệ người khỏe mạnh khỏi sự xâm nhập của virus. Nghiên cứu đang bước vào giai đoạn hai, thử nghiệm trên 10.000 người trưởng thành, khỏe mạnh. Theo thông báo của AstraZeneca, các tình nguyện viên dung nạp tốt sau khi tiêm chủng.
Khi được hỏi về độ hiệu quả của sản phẩm, ông Soriot nói: "Khả năng vaccine hoạt động là khá cao, dựa trên những gì chúng tôi quan sát được hiện tại". Công ty đã thiết lập một nền tảng dữ liệu toàn diện. Giai đoạn cuối của nghiên cứu dự kiến có hơn 50.000 người tham gia.
Theo Richard Hatchett, giám đốc điều hành Liên minh Đổi mới và Chuẩn bị Dịch tễ, việc tiến hành sản xuất và thử nghiệm song song giúp quá trình phân phối diễn ra sớm nhất có thể.
"Chúng tôi tin mình đủ năng lực cung cấp vaccine cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia thu nhập thấp nhất. Mục tiêu là không ai bị bỏ lại phía sau", ông Soriot khẳng định.
7 cựu ngoại trưởng kêu gọi Anh ứng phó 'khủng hoảng Hong Kong' 7 cựu ngoại trưởng Anh viết thư kêu gọi London dẫn dắt nỗ lực quốc tế phản ứng với luật an ninh Hong Kong, thay vì trông chờ vào Trump. Ba cựu ngoại trưởng thuộc đảng Bảo thủ và 4 cựu ngoại trưởng thuộc Công đảng Anh hôm nay gửi thư cho Ngoại trưởng Dominic Raabcho, cho rằng do Hong Kong từng là...