Ấn Độ thẳng thừng từ chối 1,3 tỷ USD của tập đoàn TQ
Ấn Độ mới đây đã ngăn chặn thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử nước này từ một tập đoàn dược phẩm Trung Quốc.
Ảnh minh họa.
Theo Bloomberg, Ủy ban Kinh tế Ấn Độ do Thủ tướng chính phủ Narendra Modi đứng đầu đã quyết định ngăn chặn thương vụ thâu tóm 86% cổ phần công ty dược phẩm Ấn Độ Gland Pharma. Thương vụ này trước đó được ấn định với mức giá 1,3 tỷ USD.
Căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Trung Quốc về vấn đề chủ quyền biên giới đang lên đến mức cao trào nhất kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Việc Ấn Độ ngăn chặn thương vụ mua bán đã “dội gáo nước lạnh” vào tập đoàn dược phẩm Trung Quốc Fosun Pharma.
Nếu sở hữu Gland Pharma, tập đoàn Trung Quốc sẽ nắm trong tay các cơ sở chế tạo thuốc đạt tiêu chuẩn xuất sang Mỹ.
Trong những năm qua, tập đoàn Fosun Farma đã không tiếc tiền thâu tóm các thương hiệu trong lĩnh vực y tế ở nước ngoài. Fosun Farma đã công khai ý định mua cổ phần công ty dược phẩm Ấn Độ từ năm 2016.
Video đang HOT
“Thông tin này giống như lệnh trừng phạt vậy”, Abhijit Joshi, một luật sư Ấn Độ nói. “Ngăn chặn thương vụ đó giống như lời tuyên bố của Ấn Độ, rằng Trung Quốc không được làm ăn ở đây. Điều này có thể dẫn đến những đáp trả mạnh mẽ từ phía Trung Quốc”.
Tập đoàn Fosun Pharma, thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Guo Guangchang nói rằng Gland Pharma chưa nhận được kết quả kiểm tra thương vụ mua bán từ chính phủ Ấn Độ.
Tập đoàn Fosun Pharma của Trung Quốc đang thâu tóm hàng loạt các công ty dược phẩm nước ngoài.
Quan chức Ấn Độ hiện chưa phản hồi thông tin của Bloomberg về việc ngăn chặn thương vụ mua bán lịch sử này.
“Ấn Độ hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Nhiều lĩnh vực hai nước có chung quan điểm chiến lược đang ngày càng mở rộng và phát triển trong những năm qua”, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ V.K.Singh nói. “Ấn Độ và Trung Quốc không nên để những khác biệt thổi bùng lên căng thẳng”.
Trong thương vụ mua bán trị giá 1,3 tỷ USD này, Fosun Pharma nói đã nhận được sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế Ấn Độ đã vào cuộc kiểm tra.
Ngoài Fosun Pharma, các tập đoàn lớn của Trung Quốc như Alibaba hay Xiaomi đều đang tích cực đầu tư vào Ấn Độ. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 72,3 tỷ USD vào năm ngoái, trong đó 84% là từ hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Theo giới quan sát, căng thẳng trong vấn đề chủ quyền biên giới sẽ khiến các nhà đầu tư Trung Quốc khó làm ăn hơn ở Ấn Độ, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn hiện nay.
Theo Danviet
Tỉ phú số một Trung Quốc cảnh báo ông Donald Trump
Người Hoa giàu nhất thế giới Vương Kiện Lâm vừa cảnh báo Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump: hàng ngàn việc làm tại Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ nếu ông Vương bị ngăn cản trên đường thâu tóm doanh nghiệp Mỹ.
Tỉ phú Vương Kiện Lâm - AFP
Theo CNN, Vương Kiện Lâm là tỉ phú bất động sản và giải trí Trung Quốc, chủ tịch tập đoàn Dalian Wanda và là người thực hiện một loạt vụ mua bán, sáp nhập (M&A) lớn tại Hollywood trong những năm gần đây.
Ông Vương muốn đầu tư thêm vào Mỹ song ảnh hưởng gia tăng của ông khiến một số nhà lập pháp Mỹ lo lắng. Nhiều người kêu gọi chính phủ Mỹ gia tăng giám sát các thương vụ góp mặt khách mua Đại lục.
Tại một sự kiện ở Bắc Kinh hồi cuối tuần qua, ông Vương không đoái hoài đến những lo ngại trong Quốc hội Mỹ mà đưa trường hợp của ông đến thẳng Tổng thống Mỹ đắc cử.
Ông Vương cho biết: "Tôi gặp Chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Mỹ, ông ấy nói ông sẽ sớm gặp Trump và hỏi tôi có thông điệp gì muốn chuyển tới ông Trump hay không. Tôi nói với ông rằng tôi muốn đầu tư 10 tỉ USD cùng 20.000 việc làm ở Mỹ. 20.000 người này có thể sẽ mất việc nếu có chuyện gì không như ý".
Ông Vương đã và đang làm giàu "bộ sưu tập" các doanh nghiệp giải trí Mỹ. Tập đoàn của ông thâu tóm Carmike Cinemas, hãng phim Legendary Entertainment và vừa thực hiện một thương vụ để tậu nhà sản xuất Dick Clark Productions, công ty đứng sau giải thưởng Quả cầu vàng.
Tỉ phú số một Trung Quốc từng nói với hãng tin Mỹ rằng ông vẫn muốn tậu một trong số các hãng phim "Big Six" của Hollywood, gồm những cái tên như 20th Century Fox và Warner Bros.
"Tôi nghĩ chúng ta cần chờ đợi cho đến sau khi ông Trump nhậm chức và theo dõi thái độ của ông đối với các doanh nghiệp giải trí Trung Quốc ra sao", ông Vương nói. Tỉ phú người Hoa còn cho biết thêm ông Trump "cần phải hiểu" rằng phim ảnh Hollywood đang phát triển dựa vào thị trường Trung Quốc.
Hiện chưa rõ quan điểm của Tổng thống Mỹ đắc cử về đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ. Tuyên bố mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử chủ yếu nhằm vào thương mại của các loại hàng hóa sản xuất giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cáo buộc Trung Quốc cướp việc làm Mỹ bằng cách không chơi đúng luật. Ngoài ra, ông còn đe dọa gán mác Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ" và áp thuế 45% lên hàng hóa nhập khẩu từ nước này. Việc này kéo cao nguy cơ về một cuộc chiến thương mại.
Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng hiện có nhiều mối quan tâm lớn hơn, chẳng hạn như lập trường hạn chế đầu tư nước ngoài, trong đó gồm mảng truyền thông và giải trí, cùng với các chính sách có xu hướng ủng hộ doanh nghiệp nội của Trung Quốc.
(Theo Thanh Niên)
Đại gia TQ thâu tóm rượu vang Bordeaux, dân Pháp lo ngại Cơn sốt mua vườn nho Pháp của nhà giàu Trung Quốc vẫn chưa dừng lại, tạo nhiều cơ hội phát triển cho vang Bordeaux nhưng đồng thời cũng khiến người dân nơi đây lo lắng. Người Trung Quốc có một cơn khát cháy bỏng với rượu vang Bordeaux Hơn 100 xưởng sản xuất nho ở Bordeaux, nước Pháp, hiện đang thuộc sở hữu...