Ấn Độ: “Suy dinh dưỡng là nỗi hổ thẹn quốc gia”
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ngày 10/1 đã gọi tình trạng suy dinh dưỡng ở quốc gia này là “một nỗi hổ thẹn của đất nước” khi ông nhận được cuộc điều tra diện rộng cho thấy 42% các trẻ em dưới năm tuổi ở nước này nhẹ hơn so với cân nặng tiêu chuẩn.
(Nguồn: Internet)
“Vấn đề dinh dưỡng là một nỗi hổ thẹn của đất nước,” ông Singh nói trong lễ công bố báo cáo HUNGaMA. Báo cáo này đã tiến hành điều tra với 73.000 hộ gia đình ở chín bang Ấn Độ.
“Bất chấp tỷ lệ tăng GDP ấn tượng, tình trạng suy dinh dưỡng ở đất nước chúng ta vẫn cao một cách khó chấp nhận. Chúng ta đã không thành công trong việc giảm nhanh tỷ lệ này”, nhà lãnh đạo 79 tuổi nói.
Video đang HOT
Ông Singh nói những phát hiện trong bản báo cáo do một nhóm các tổ chức phi chính phủ thực hiện nêu lên những dấu hiệu “đáng lo ngại” cho Ấn Độ, một nước dân số 1,2 tỷ người và có số trẻ em nhiều nhất thế giới.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ những trẻ dưới năm tuổi không có được cân nặng tiêu chuẩn đã giảm 11 điểm phần trăm trong bảy năm, nhưng ông Singh nói con số này vẫn quá cao ở mức 42%. “Chúng ta không thể hy vọng vào một tương lai khỏe mạnh với số lượng lớn trẻ em thiếu dinh dưỡng,” ông nói.
Kinh tế Ấn Độ đã phát triển mạnh trong 20 năm qua kể từ sau quá trình tự do hóa bắt đầu vào năm 1991, với GDP tăng trưởng gần 10% mỗi năm trong thập kỷ vừa qua.
Tuy nhiên, Rohini Mukherjee, thuộc Quỹ Naadi, một trong những tổ chức phi chính phủ thực hiện bản báo cáo, nói sự giàu có tạo ra ở đất nước có 57 tỷ phú trong năm 2011 này đã không lan tỏa đủ nhanh xuống các tầng lớp dưới của xã hội.
Nếu đánh giá về tình trạng suy dinh dưỡng thì hiện Ấn Độ “đang tệ hơn khu vực Hạ Sahara châu Phi,” Mukherjee nói với hãng tin AFP. Ấn Độ cũng tiến hành một chương trình quốc gia lớn để giải quyết vấn đề, Integrated Child Development Services Scheme (Chương trình nhà nước phát triển toàn diện trẻ em). Tuy nhiên, chương trình này kém hiệu quả và gặp nhiều rắc rối vì nạn tham nhũng.
Thông tin từ Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( UNICEF) cho thấy cứ ba trẻ em suy dinh dưỡng trên toàn thế giới thì một sống ở Ấn Độ.
Nghiên cứu của Naandi và các đối tác là nghiên cứu quy mô đầu tiên về tình trạng này, theo Mukherjee. Một trong những phát hiện là các trẻ suy dinh dưỡng ở Ấn Độ không phải do thiếu thức ăn, mà do thói quen chăm sóc thiếu khoa học và lơ là của các bậc cha mẹ.
“Ở châu Phi mọi việc rất rõ ràng. Trẻ em đang chết đói”, Mukherjee nói. “Còn ở đây, vấn đề là thói quen ăn uống. Hầu hết các trẻ ở Ấn Độ không bị đói, nhưng các em chỉ được cho ăn carbohydrate”. Rất ít phụ nữ ở Ấn Độ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời, theo nghiên cứu.
Ngoài tình trạng suy dinh dưỡng, nghiên cứu với hơn 100.000 trẻ em và 73.000 bà mẹ còn cho thấy một tỉ lệ lớn các em không đủ chiều cao so với tiêu chuẩn, vào khoảng 58%.
Giá lương thực tăng cao ở Ấn Độ trong sáu năm vừa qua đã khiến tình hình thêm tồi tệ với đời sống của khoảng 455 triệu người sống dưới mức nghèo khó, theo thống kê của Ngân hàng thế giới.
Tháng trước, nội các Ấn Độ đã chuẩn y dự luật an ninh lương thực nhằm trợ giá lương thực cho 64% dân số nước này, nếu dự luật được quốc hội thông qua./.
Theo TTXVN
Hàn Quốc viện trợ 5,6 triệu USD cho Triều Tiên qua UNICEF
Hàn Quốc sẽ viện trợ cho Triều Tiên 5,6 triệu USD thông qua tổ chức UNICEF của LHQ trong nỗ lực làm giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn Yonhap dẫn lời đại diện Bộ Thống nhất Hàn Quốc Choi Boh-Seon cho biết, Seoul sẽ cung cấp cho Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) 5,6 triệu USD để hỗ trợ thuốc men và thực phẩm cho trẻ em, phụ nữ tại Triều Tiên trong 5 năm tới.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (giữa)
Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc xuất hiện dấu hiệu gia tăng kể từ sau cuộc đụng độ trên biên giới biển làm chìm tàu chiến trong tháng 3/2010 và cuộc đọ pháo hồi tháng 11/2010 khiến tất cả 50 người Hàn Quốc thiệt mạng.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Seoul đã nối lại một số hoạt động cứu trợ nhân đạo cho Triều Tiên như: cho phép viện trợ lương thực tư nhân và thực hiện một số chuyến thăm không chính thức qua biên giới.
Cuối tháng 11/2011, Hàn Quốc cũng đã nối lại chương trình viện trợ 6,9 triệu USD cho Triều Tiên thông qua Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo Giáo Dục VN
Báo động nạn buôn người gia tăng trên toàn cầu Bất chấp các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, nạn buôn người vẫn tiếp tục gia tăng và trở thành nguồn thu lợi nhuận lớn thứ 3 của các tổ chức tội phạm trên toàn cầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: billandlena.com) Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo công bố ngày 28/11 của Tổ chức Lao động...