Ấn Độ sẽ sản xuất 400 trực thăng Ka-226T cho Nga
Ấn Độ sẽ lắp ráp 400 trực thăng đa năng Ka-226T cho Không quân Nga và phục vụ một phần cho xuất khẩu.
Tạp chí Airrecognition.com đưa tin hôm, Nga và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về việc lắp ráp khoảng 400 trực thăng động cơ kép Ka-226T tại các nhà máy ở Ấn Độ. Đây được xem là động thái quan trọng giúp tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong bối cảnh hiện tại.
Trực thăng đa năng Ka-226T do công ty trực thăng Kamov của Nga chế tạo, được thiết kế để có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau như vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Việc Nga đồng ý cho sản xuất mẫu trực thăng đa năng Ka-226T tại Ấn Độ, được xem là bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa hai nước.
Thỏa thuận trên đã được thảo luận trong cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong chuyến thăm của ông Putin đến Ấn Độ cách đây không lâu. Bên cạnh đó Nga cũng sẽ bán cho Ấn Độ các máy bay chở khách thương mại Sukhoi Superjet-100 và MS-21.
Theo Phó Thủ tướng Nga – Dmitry Rogozin cho hay, sẽ có khoảng 400 máy bay trực thăng Kamov được lắp ráp ở Ấn Độ mỗi năm và Nga cũng đang xem xét tới việc sản xuất mẫu trực thăng vận tải đa năng Mi-17 tại Ấn Độ.
Video đang HOT
Còn theo một nguồn tin khác, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi trong cuộc gặp trên còn thảo luận về hàng loạt dự án quốc phòng mới giữa hai nước, với các ưu tiên dành cho phía Ấn Độ trong các chương trình phát triển vũ khí nội địa của nước này.
Ngoài Ka-226T, Nga cũng đang căn nhắc việc chuyển một phần dây chuyền sản xuất của mẫu trực thăng vận tải đa năng Mi-17 sang Ấn Độ.
Còn Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Nga đã đạt được bước tiến mới thông qua việc các mẫu trực thăng tiên tiến của Nga được sản xuất tại Ấn Độ, và Nga luôn là đối tác quan trọng nhất trong các chương trình hợp tác quốc phòng hiện nay của Ấn Độ. Bên cạnh đó việc quân đội của hai nước thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung trong vòng 6 tháng qua đã thể hiện được mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
Biến thể dành cho không quân của Ka-226T được thiết kế để có thể hoạt động trong các vùng bay phức tạp như trên vùng núi hay trên biển, với nhiệm vụ chính là trinh sát trên không, vận chuyển hàng hóa hoặc binh sĩ và tìm kiếm cứu nạn.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Mỹ-Ấn Độ tăng cường quan hệ đối tác chiến lược mới
Hai bên sẽ tập trung thảo luận nỗ lực chung trong các lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, an ninh năng lượng, tình hình Afghanistan, Syria và Iraq.
Ngày 29/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thủ đô Washington bắt đầu chuyến thăm Mỹ hai ngày. Chuyến thăm được kỳ vọng nhằm thúc đẩy mối quan quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Ấn Độ.
Người phát ngôn Nhà Trắng, ông Jossh Earnest cho biết các cuộc hội đàm và gặp gỡ giữa Thủ tướng Ấn Độ Modi với Tổng thống Mỹ Obama và các nhà lãnh đạo Quốc hội, giới chức cấp cao Mỹ đã bắt đầu ngay từ tối qua.
Thủ tướng Ấn Độ Modi gặp gỡ Tổng thống Mỹ Obama tại Nhà Trắng (Ảnh Hindustan Times)
Trong ngày 30/9, Tổng thống Obama và Thủ tướng Modi tiếp tục có cuộc hội đàm chính thức trao đổi về các vấn đề trong quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Theo quan chức Nhà Trắng, hai bên tập trung thảo luận nỗ lực chung trong các lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, an ninh năng lượng, đối phó biến đổi khí hậu và những diễn biến tình hình mới nhất tại Afghanistan, Syria và Iraq nhằm làm sâu sắc và mở rộng thêm mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ, mối quan hệ từng được Tổng thống Obama mô tả là "góp phần định hình thế kỷ 21".
Theo đánh giá của giới phân tích, mối quan hệ quân sự và quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ đã có bước tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, song mối quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác triệt để.
Giới chức Mỹ đã từng nhiều lần bày tỏ thất vọng về việc Ấn Độ không mở cửa nền kinh tế cho các hoạt động đầu tư nước ngoài, cũng như giải quyết những ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề sở hữu trí tuệ của nước này.
Tuy nhiên, quan ngại của giới phân tích và Mỹ đã phần nào được giải tỏa khi Thủ tướng Modi trong một tuyên bố ngày 29/9 ngay khi đến Mỹ đã nói rằng, ưu tiên chính của ông trong chuyến thăm Mỹ lần này là xây dựng các mối quan hệ thương mại và đầu tư, thuyết phục các công ty đa quốc gia Mỹ tin tưởng rằng Ấn Độ là một nền kinh tế đang lớn mạnh, một thị trường lớn đối với thế giới.
Thủ tướng Modi nói: "Chúng tôi đang nỗ lực để đưa các thương hiệu "Made in India" vươn xa ra thế giới. Chúng tôi đang chú trọng vào việc thúc đẩy các kỹ năng cho người lao động cũng như mang lại nhiều thay đổi trong luật pháp của chúng tôi, đặc biệt là luật lao động. Tôi tin tưởng là tôi sẽ thúc đẩy được sự phát triển của Ấn Độ . Đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của tôi nhằm đáp ứng sự tin tưởng và kỳ vọng của mọi người".
Theo thống kê, quan hệ thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và Mỹ hiện vẫn ở mức khiêm tốn 63 tỷ USD trong năm 2013. Theo đánh giá của Cơ quan nghiên cứu Gateway House có trụ sở tại thành phố Mumbai, Ấn Độ kim ngạch thương mại song phương Ấn-Mỹ có thể lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Hợp tác quân sự, một lá bài trong chính sách "xoay trục" của Nga Việc Nga "ngả" về châu Á đã nằm trong tiên liệu của nhiều người nhưng Moscow có thành công hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Không phải chỉ đến khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra và mối quan hệ giữa Nga và phương Tây bị rơi vào tình trạng "lạnh nhạt", Moscow mới tìm sang châu Á như là chiếc...