Ấn Độ sẽ cung cấp vaccine cho COVAX sau khi hoàn thành tiêm chủng trong nước
The Economic Times dẫn nguồn thạo tin cho biết Ấn Độ quyết định không chia sẻ vaccine COVID-19 với phần còn lại của thế giới thông qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine Gavi đứng đầu cho đến khi hoàn tất tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành ở nước này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, hồi tháng 3/2021, Ấn Độ tạm thời đình chỉ tất cả các lô vaccine ngừa COVID-19 xuất khẩu chính, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho cơ chế chia sẻ vaccine COVAX.
Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) có trụ sở tại Pune, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, là nhà cung cấp chính cho COVAX. Vào tháng 5 năm nay, khi các ca COVID-19 tăng mạnh ở Ấn Độ, Giám đốc điều hành SII Adar Poonawalla cho biết SII sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất vaccine và ưu tiên Ấn Độ, nhưng ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ khởi động lại việc cung cấp vaccine cho COVAX và các quốc gia khác vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên, một quan chức chính phủ cấp cao tiết lộ rằng trong các cuộc thảo luận gần đây của chính phủ, Ấn Độ đã quyết định sẽ “tiếp tục đình chỉ việc cung cấp vaccine cho COVAX cho đến khi tất cả những người trưởng thành (ở Ấn Độ) được chủng ngừa đầy đủ”.
Video đang HOT
Tính đến sáng 10/9, Ấn Độ đã tiêm tổng cộng 723,78 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó có 172 triệu liều được sử dụng để tiêm mũi thứ 2 cho người dân.
Toàn thế giới đã ghi nhận 222,9 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 222,9 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 4,6 triệu người không thể qua khỏi do COVID-19 mà virus này gây ra.
Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 199,49 triệu người.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á đến nay vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Philippines là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 12.700 - 37.800 ca. Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu lục trong ngày với 37.875 ca. Đến nay, châu Á có tổng cộng 71,85 triệu ca mắc, trong đó có trên 1,06 triệu ca tử vong do COVID-19.
Theo worldometers.info, sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 của dịch COVID-19 với tổng cộng 56,25 triệu ca nhiễm, trong đó Nga ghi nhận 7,06 triệu ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ (49,46 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,12 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,02 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (177.000 ca nhiễm).
Nhiều nước châu Á đang hết sức cảnh giác với biến thể siêu lây nhiễm Delta. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... đều đưa ra quyết định tăng cường các biện pháp phòng dịch. Nhật Bản tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 tại 19 tỉnh đến ngày 30/9. Lệnh này vốn đang được áp đặt tại 21/47 tỉnh tới ngày 12/9.
Trong khi đó, để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan trong dịp Tết Trung Thu, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cấp độ 4 ở khu vực Seoul và vùng phụ cận và cấp độ 3 ở các khu vực khác thêm 4 tuần cho đến hết ngày 3/10.
Tại Ấn Độ, chính quyền các bang sẽ tăng cường biện pháp phòng dịch trước thềm các lễ hội tôn giáo lớn, đồng thời cảnh báo thành phố Mumbai - thủ phủ tài chính của nước này- đang có nguy cơ đối mặt với một làn sóng dịch COVID-19 mới. Dự kiến, các lễ hội lớn sẽ bắt đầu vào tuần này và thường thu hút nhiều người tham gia.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Siliguri, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới đang được giới khoa học theo dõi sát sao, các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ kêu gọi các bác sĩ cần bổ sung các triệu chứng mới của COVID-19 gồm giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da đối với các trường hợp nghi nhiễm, qua đó nhanh chóng xác định đúng các đối tượng nghi mắc COVID-19 ngay cả khi họ không có triệu chứng phổ biến như ho, sốt, khó thở. Hiện Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, về số ca mắc COVID-19 với trên 33 triệu ca và đứng thứ ba thế giới về số ca tử vong với 441.000 ca.
Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh thấp trên thế giới, các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng COVID-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới. Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho rằng khả năng cao thế giới sẽ không thể xóa bỏ hay loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 như những tuyên bố lâu nay. Theo Tiến sĩ Ryan, virus SARS-CoV-2 sẽ luôn tồn tại và cuối cùng sẽ trở thành một dạng virus giống như những virus gây đại dịch cúm hay những loại virus khác từng ảnh hưởng đến con người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine hiện vẫn được coi là vũ khí tối thượng để phòng chống COVID-19. Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) thông báo trong 6 tháng qua, có 240 triệu liều vaccine đã được phân phối tới 139 quốc gia trong cơ chế COVAX. Cơ quan này hy vọng cơ chế COVAX sẽ phân phối hơn 1,4 tỷ liều vaccine COVID-19 trong năm 2021 này, trong đó 1,2 tỷ liều dành cho các nền kinh tế có thu nhập thấp hơn.
Trong thông báo mới nhất liên quan đến phát triển vaccine, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết sẽ bổ sung các khuyến cáo về phản ứng phụ mà người tiêm vaccine của hãng AstraZeneca có thể gặp phải như đau chân, cánh tay hay xuất hiện các triệu chứng như cúm, trong khi người tiêm vaccine của hãng Johnson&Johnson có thể bị buồn nôn, tiêu chảy...
G20 đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận vaccine toàn cầu Tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), đang diễn ra tại Rome. Bộ trưởng các nước đã thảo luận việc phối hợp các chiến lược nhằm nhanh chóng chấm dứt đại dịch COVID-19, trong đó kế hoạch tăng cường phân phối vaccine cho các nước nghèo hơn có...