Ấn Độ sẽ có nữ cảnh sát chuyển giới đầu tiên
Lực lượng cảnh sát bang Tamil Nadu sẽ là nơi tuyển dụng một sĩ quan cảnh sát chuyển giới đầu tiên ở Ấn Độ sau khi một tòa án ra phán quyết xóa bỏ những rào cản cho ứng viên chuyển giới.
Các nữ cảnh sát ngồi cạnh các nam đồng nghiệp ở Ấn Độ – Ảnh: Reuters
K Prithika Yashini, khi sinh ra là nam giới, nhưng đã phẫu thuật chuyển giới thành phụ nữ, đã nộp thư dự tuyển vào ngành cảnh sát bang Tamil Nadu, theo đài BBC (Anh) ngày 7.11.
Nhưng cảnh sát bang Tamil Nadu không công nhận giới tính thứ ba, buộc Yashini phải làm đơn kiện chống phân biệt đối xử.
Một tòa án ở thành phố Chennai (Ấn Độ) đã ra phán quyết có lợi cho Yashini, xóa bỏ những rào cản đối với ứng viên chuyển giới muốn gia nhập lực lượng cảnh sát Ấn Độ.
“Tôi rất hứng khởi. Đây là một khởi đầu mới cho cộng đồng người chuyển giới”, Prithika trả lời phỏng vấn đài NDTV (Ấn Độ) sau khi tòa án đưa ra phán quyết.
Tòa án Tối cao Ấn Độ đã công nhận người chuyển giới thuộc giới tính thứ ba hồi tháng 4.2014.
Điều này đồng nghĩa chính phủ Ấn Độ phải đảm bảo quyền bình đẳng cho người giới tính thứ ba. Theo số liệu ước tính, hiện có 2 triệu người chuyển giới ở Ấn Độ.
Video đang HOT
Truyền thông Ấn Độ loan tin Prithika sẽ trở thành sĩ quan cảnh sát chuyển giới đầu tiên tại nước này. Prithika cũng chia sẻ rằng cô mơ ước trở thành cảnh sát kể từ khi còn bé.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vì sao với Lý Quang Diệu, cây xanh là lợi thế quốc gia?
Ngày 2/11/2014, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã trồng một cây tếch ở Bukit Merah View, đánh dấu 51 năm của một truyền thống mà ông khởi xướng. Hơn 1.000 người dân ở khu vực cử tri Tanjong Pagar đã tham gia sự kiện này.
Ông Lý Quang Diệu trồng cây tếch trong Ngày trồng cây năm 2014
Tại sao chọn cây tếch?
Ông Lý Quang Diệu đã trồng hơn 60 cây trong những năm qua. Năm 2014, ông chọn cây tếch vì loại cây này đang ngày càng hiếm hoi. Theo trang web về tự nhiên Wildsingapore, loài cây này chủ yếu được tìm thấy ở các bãi cát ven biển.
Tại sao phải trồng cây?
Ông đã bắt đầu chiến dịch xanh rất thành công ở Singapore vào tháng 6/1963
Nhà sáng lập ra Singapore tin rằng, một đảo quốc xanh và sạch có thể là lợi thế cạnh tranh. Ông bắt đầu chiến dịch bằng việc trồng cây thành ngạnh (tên tiếng Anh là Mempat) tại Farrer Circus và bắt đầu chiến dịch xanh rất thành công ở Singapore vào tháng 6/1963. Cứ mỗi năm, vị Thủ tướng lại duy trì truyền thống đó.
"Sau độc lập, tôi tìm kiếm con đường ấn tượng để phân biệt chúng tôi với các nước thế giới thứ ba khác. Và đó là một Singapore xanh và sạch", ông viết trong cuốn hồi ký năm 2000.
Tại sao là tháng 11?
Con trai ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong Ngày trồng cây tháng 11/2014
Ngày trồng cây ở Singapore lần đầu tiên diễn ra vào ngày 7/11/1971. Trong cuốn sách của mình, ông Lý Quang Diệu nói rằng, ngày này bắt đầu vào mùa mưa trong tháng 11 để giảm thiểu nước tưới.
Ai trồng cây?
Mỗi hội đồng thị trấn tổ chức các hoạt động ngày trồng cây với các thành viên quốc hội trong khu vực bầu cử của mình. Singapore còn có các công viên, nơi khách VIP nước ngoài tới trồng cây. Mỗi gia đình thậm chí còn dùng cây xanh làm quà cưới cho con cái. Lãnh đạo Singapore còn trồng cây ở nước ngoài mỗi khi có dịp công du như Tổng thống Tony Tan Keng Yam và phu nhân đã trồng cây ở Australia tháng 6/2014.
Singapore ngày nay là một đảo quốc xanh sạch đẹp
Ai cũng có thể trồng cây
Năm 2007, một chương trình trồng cây đã được Hội đồng Môi trường Singapore (SEC) và Quỹ Garden City khởi xướng. Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web Hội đồng các công viên quốc gia, chương trình bắt đầu do nhu cầu trồng cây của người dân. Theo đó, các cá nhân được trồng một hay nhiều cây tại các khu bảo tồn vào chủ nhật cuối tháng hay vào những ngày đặc biệt như Ngày môi trường thế giới hay Ngày Trái đất.
Singapore có những khu bảo tồn cây với quy định không được đốn hạ bất kỳ cây nào có đường kính vượt quá 1m đang sinh trưởng trên bất kỳ vùng đất nào bên trong một khu vực được quy hoạch bảo tồn cây xanh hoặc ở vùng đất trống, trừ phi được Hội đồng các công viên quốc gia (NParks) cho phép. Đảo quốc này còn quy định với các cây di sản - cây trưởng thành trong và ngoài các khu vực bảo tồn được pháp luật bảo vệ. Những cây này được ghi nhận có giá trị lịch sử và đóng góp cho cảnh quan của Singapore.
Ngày nay, Singapore là một quốc đảo xanh sạch đẹp. Với diện tích đất nhỏ hẹp, chính phủ Singapore đang có ý định phủ xanh toàn bộ đất nước thông qua mô hình phát triển "thành phố trong khu vườn". Năm năm gần đây, kế hoạch trồng cây xanh ở Singapore bước vào giai đoạn mới - hướng tới bảo tồn sinh học đa dạng. Nếu trước kia, quốc gia này phát triển theo mô hình "khu vườn trong thành phố", giờ họ lại đang phấn đấu trở thành "thành phố trong khu vườn" vào năm 2016.
Theo Thái An (theo straitstimes)
Vietnamnet
Những phát ngôn bất hủ của nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu Ông Lý Quang Diệu, người sáng lập đất nước Singapore hiện đại, nổi tiếng với tài hùng biện, diễn thuyết đi vào lòng người, để lại nhiều phát ngôn ấn tượng. Ông Lý Quang Diệu nổi tiếng là người giỏi hùng biện và cứng rắn trong lãnh đạo (Ảnh: AP) Về nghệ thuật quản trị "Sự đàn áp chỉ có thể tới một...