Ấn Độ: Sát hại vợ bằng rắn cực độc, người chồng 28 tuổi lĩnh hai án chung thân
Một người đàn ông 28 tuổi đã bị kết án tù chung thân hai lần vì có hành vi sử dụng rắn hổ mang và rắn lục sát hại người vợ.
Cảnh sát áp giải Sooraj Kumar (áo kẻ) rời khỏi phiên tòa. Ảnh: AFP
Theo các công tố viên ở bang Kerala, Sooraj Kumar, 28 tuổi, đã thả một rắn lục Russell và để con rắn cực độc này cắn người vợ Uthra. Cô vợ phải điều trị trong bệnh viện hai tuần. Uthra sau đó về nhà bố mẹ đẻ để hồi phục. Kumar một lần nữa ra tay tàn độc. Người này mua sẵn một con rắn hổ mang và thả rắn vào gần Uthra khi cô đang ngủ.
Rắn độc cắn chết người vợ 25 tuổi hồi tháng 5/2020.
Kumar bị bắt tại nhà vào năm ngoái, sau khi cha mẹ Uthra phát hiện ra nghi vấn, cáo buộc rằng con họ bị chồng liên tục dọa nạt để đòi thêm của hồi môn. Theo bố mẹ Uthra, Kumar cố tìm cách sở hữu tài sản của Uthra sau khi cô mất.
Ngày 11/10, tòa án quận Kollam ở bang Kerala kết luận Kumar phạm tội giết người và đầu độc vợ, với tình tiết tăng nặng trước đó là âm mưu sử dụng rắn lục để hãm hại Uthra. Thẩm phán M.Manoj ngày 13/10 tuyên hai án chung thân liên tiếp đối với Kumar, nhưng không chấp nhận yêu cầu của công tố viên đòi tử hình Kumar. Công tố viên cho rằng đây là vụ việc “hiếm gặp nhất trừ trước đến nay”.
Uthra sinh ra trong một gia đình khá giả. Nhưng Kumar, một nhân viên ngân hàng, lại không thuộc diện giàu có. Hai người nhận được khoản hồi môi lớn sau đám cưới, khi bố mẹ cô dâu tặng đôi vợ chồng trẻ một chiếc ô tô mới cùng với 500.000 rupee (6.640 USD).
Video đang HOT
Truyền thông địa phương đưa tin gia đình Kumar cũng bị cáo buộc tòng phạm, khi cảnh sát phát hiện ra số vàng của Uthra được chôn gần nhà Kumar vài ngày sau khi cô qua đời.
Sinh viên y khoa kiệt quệ vì thảm kịch Covid-19
Siddharth Tara, sinh viên y khoa viện Hindu Rao, bị sốt và đau đầu dai dẳng song vẫn phải làm việc tới khi có kết quả xét nghiệm Covid-19.
Do hệ thống y tế Ấn Độ bị quá tải, kết quả chắc chắn sẽ chậm trễ.
"Tôi không thở nổi. Triệu chứng của tôi còn rõ hơn bệnh nhân thì làm sao tôi đi làm được", Tara giãi bày.
Khi số ca Covid-19 tại Ấn Độ tăng kỷ lục, thách thức đặt lên hệ thống y tế và các y bác sĩ là rất lớn. Hôm 27/4, Ấn Độ ghi nhận 323.144 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 17,6 triệu, và 2.771 người chết trong ngày, đẩy tổng số ca tử vong lên hơn 198.000.
Ấn Độ có hơn 541 trường y với 36.000 sinh viên sau đại học. Họ chiếm số lượng đông đảo ở các bệnh viện và có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19. Tuy nhiên, suốt năm qua, họ phải đối mặt với lượng công việc khổng lồ và nguy cơ nhiễm virus, nhưng đồng lương thì hạn chế và việc học hành bị xao nhãng. Tại 5 bang đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sinh viên từng biểu tình phản đối chính quyền vì đã phớt lờ những lời kêu gọi đề phòng dịch bệnh.
Nhân viên y tế trong một trung tâm y tế dã chiến tại New Delhi hôm 27/4. Ảnh: AFP .
Jignesh Gengadiya, 26 tuổi, sinh viên y khoa sau đại học, biết rõ anh sẽ phải làm việc 24/7 khi đăng ký nội trú tại Trường Cao đẳng Y của chính phủ ở thành phố Surat, bang Gujarat. Điều duy nhất anh không ngờ tới là phải một mình chăm sóc 60 bệnh nhân Covid-19 thường và 20 bệnh nhân trong phòng điều trị tích cực (ICU).
"Bệnh nhân ICU cần được theo dõi liên tục. Nếu nhiều người trở nặng cùng một lúc, tôi sẽ chữa cho ai?" Gengadiya tự hỏi.
Bệnh viện Hindu Rao, nơi Tara làm việc, đã bố trí thêm giường bệnh, nhưng không điều động thêm bác sĩ, khiến lượng công việc tăng gấp bốn lần. Vấn đề càng tồi tệ hơn khi các bác sĩ lớn tuổi từ chối điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
"Tôi hiểu rằng họ nhiều tuổi hơn và đứng trước nhiều rủi ro. Song, như ta đã thấy, Covid-19 ảnh hưởng tới người già và trẻ như nhau", Tara cho hay. Dù bị hen suyễn, anh vẫn phải đi làm hàng ngày.
Nhân lực của viện cũng giảm do số sinh viên nhiễm virus đang ở mức báo động. Vào tháng 3, gần 75% sinh viên tại khoa phẫu thuật mắc Covid-19. Họ còn bị chậm lương hai tháng, theo lời kể của Tara. Năm 2020, sinh viên phải tuyệt thực để gây sức ép mới có thể đòi được tiền lương trong bốn tháng.
Rakesh Dogra, bác sĩ cấp cao tại Hindu Rao, cho biết các sinh viên sau đại học phải chịu áp lực lớn, nhưng ai cũng có việc của mình. Các sinh viên điều trị cho bệnh nhân, còn các bác sĩ cấp cao đảm nhiệm việc giám sát. Mặc dù Hindu Rao không thuê thêm bác sĩ trong đợt bùng phát thứ hai, theo bác sĩ Dogra, viện vẫn đón nhân viên y tế từ các cơ sở y tế lân cận đến giúp việc tạm thời.
Ấn Độ chỉ dành 1,3% GDP cho lĩnh vực y tế, ít nhất trong các nền kinh tế lớn. Trong đợt dịch đầu tiên, nước này từng có những thành tựu trong công tác chống dịch. Tuy nhiên, vào những tháng tiếp theo, Ấn Độ không chuẩn bị nhiều.
Bác sĩ Subarna Sarkar cảm thấy bị phản bội vì bệnh viện Sassoon ở thành phố Pune, nơi cô làm việc, hoàn toàn mất cảnh giác.
"Tại sao không thuê thêm bác sĩ? Tại sao không nâng cấp cơ sở hạ tầng? Chúng ta chẳng học được gì từ làn sóng dịch đầu tiên", cô nói trong thất vọng.
Ngày 21/4, bệnh viện cho biết họ sẽ tuyển 66 bác sĩ và tăng số giường từ 525 lên 700. Tuy nhiên, mới chỉ có 11 bác sĩ được nhận và việc tìm kiếm y tá, kỹ thuật viên cũng gặp khó khăn, theo viện phó Murlidhar Tambe. Để đối phó với đợt bùng phát năm 2020, Sassoon phải tuyển 200 y tá, nhưng đã sa thải họ vào tháng 10, sau khi số ca Covid-19 giảm.
Số ca nhiễm ở thành phố Pune tăng gần gấp đôi trong tháng 3, từ 5.741 lên 10.193. Trước sự gia tăng này, các nhà chức trách hứa sẽ cung cấp thêm giường. Sarkar cho rằng như vậy là chưa đủ. "Nhiều giường nhưng không có nhân lực thì cũng chẳng để làm gì", cô nói.
Một khu hỏa táng bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Allahabad, Ấn Độ, hôm 27/4. Ảnh: AFP .
Sinh viên ở Sassoon cho biết các nhà lãnh đạo đã nới lỏng quy định từng đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Ví dụ, sinh viên phải điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong một tuần, sau đó chuyển đến khu bệnh xá chung.
Theo tiến sĩ T. Sundararaman thuộc Trung tâm Tài nguyên Hệ thống Y tế Quốc gia của Đại học Pennsylvania, sai lầm này sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Sinh viên yêu cầu bệnh viện đưa ra quy định cách ly giữa những đợt luân chuyển công việc. Trong tháng qua, 80 trên 450 sinh viên tại bệnh viện mắc Covid-19, nhưng họ chỉ được nghỉ dưỡng sức tối đa 7 ngày.
Việc điều động sinh viên sau đại học đi chăm sóc bệnh nhân Covid-19 còn ảnh hưởng đến việc học. Tại một trường cao đẳng y của chính phủ ở thành phố Surat, các sinh viên cho biết họ chưa được nghe giảng lần nào vì phải dành toàn bộ thời gian để chăm lo cho bệnh nhân. Công việc xoay quanh Covid-19 khiến nhiều sinh viên không được trau dồi chuyên môn và lo lắng về sự nghiệp tương lai.
Anh đưa 195 máy thở, máy tạo oxy tới Ấn, máy của EU cũng sắp đến Lô vật tư y tế quốc tế đầu tiên được đưa tới Ấn Độ là của Anh, với 100 máy thở và 95 máy tạo oxy. Hàng trăm máy thở và máy tạo oxy từ Anh và các nước trong Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ tiếp tục được đưa tới Ấn Độ. Lô vật tư y tế đầu tiên gồm...