Ấn Độ sắp tự đóng tàu ngầm Kilo: Cách chơi với Nga
Ấn Độ đang tỏ ra khôn ngoan trong các vụ thương lượng để Nga chuyển giao công nghệ, vũ khí hiện đại cho nước này.
Ấn Độ muốn Nga chuyển giao công nghệ đóng tàu Kilo
Báo Kommersant của Nga ngày 15/6 cho biết, Ấn Độ đang đàm phán với nước này về việc chuyển giao công nghệ để New Delhi tự đóng tàu ngầm lớp Kilo 636.
Đối với Ấn Độ, vấn đề hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đang trở nên cực kỳ bức thiết vì trong 15 năm qua, Hải quân Ấn Độ không hề nhận được chiếc tàu ngầm điện-diesel mới nào. Trong khi đó, đối thủ địa-chiến lược chính của Ấn Độ là Pakistan đã đặt mua của Trung Quốc 8 tàu ngầm thông thường tối tân.
Ấn Độ muốn tự đóng tàu ngầm Kilo 636 theo công nghệ chuyển giao từ Nga – Ảnh: Kommersant.
Về phía mình, Nga cũng tuyên bố sẵn sàng chuyển giao công nghệ để Ấn Độ đóng tàu ngầm Kilo 636.
Ông Chemezov, Tổng giám đốc tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga khẳng định, 2 nước đã đồng ý rằng trong giai đoạn đầu Moskva sẽ tiến hành sửa chữa nâng cấp các tàu ngầm Kilo của Ấn Độ đã mua từ trước. Sau đó Tập đoàn đóng tàu Thống nhất (USC) cùng tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và hãng đóng tàu Ấn Độ sẽ bắt tay vào việc đóng tàu ngầm Kilo tại Ấn Độ.
Dự kiến ban đầu New Delhi sẽ là lắp ráp linh kiện từ Nga và mục tiêu cuối cùng là nội địa hoá tàu ngầm Kilo tại Ấn Độ.
“Vấn đề nằm ở việc lựa chọn đối tác Ấn Độ nào có khả năng đóng tàu ngầm Kilo”, nguồn tin cho hay.
Video đang HOT
Một nguồn tin nói rằng, để xây dựng khả năng như vậy ở Ấn Độ sẽ đòi hỏi “khá nhiều thời gian” và “họ muốn nhận được các tàu ngầm mới càng nhanh càng tốt”.
Theo Kommersant, hai ứng viên của Ấn Độ có thể nhận được chuyển giao công nghệ đóng tàu ngầm Kilo là xưởng đóng tàu tư nhân Pipavav của tập đoàn Reliance Defence và Larsen&Toubro.
Các nguồn tin có liên hệ với cuộc đàm phán cho rằng, ông chủ của Pipavav là nhà công nghiệp Anil Ambani có khả năng lobby rất mạnh trong chính phủ Ấn Độ và có thể tiếp cận trực tiếp Thủ tướng Narendra Modi. Trong khi đó phía Nga ưng khả năng kỹ thuật của Larsen&Toubro. Tuy nhiên quân đội và các quan chức chính phủ Ấn Độ là người đưa ra đề xuất cuối cùng.
“Chúng tôi dĩ nhiên sẽ có lợi hơn khi bán tàu ngầm mà không phải chuyển giao công nghệ. Nhưng cơ chế đã thay đổi: tất cả đều muốn tiếp cận khả năng tự sản xuất sản phẩm chứ không mua từng lần nữa. Nên chúng tôi phải chấp nhận sự tiếp cận này, nếu không chúng tôi sẽ mất thị trường”, một quan chức cấp cao liên quan đến hợp tác kỹ thuật quân sự nói.
Cách Ấn Độ thương lượng với Nga: Hợp đồng lớn, chơi cả với Mỹ
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ tiến hành các bản hợp đồng mua bán, chuyển giao vũ khí với Nga.
Trong chuyến thăm chính thức Nga từ ngày 23 đến 25/12/2015 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Moskva và New Delhi đã ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí trị giá tới 700 tỷ Rupee (khoảng 10 tỷ USD). Hợp đồng mua bán vũ khí có giá trị kỷ lục này giúp Nga duy trì vị trí là đối tác cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ, cường quốc đang trỗi dậy và có nhu cầu mua sắm vũ khí tới hàng trăm tỷ USD.
Nặng ký nhất trong các hợp đồng mua bán vũ khí này là hợp đồng Ấn Độ mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện đại nhất của Nga với tổng giá trị khoảng 4,5 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa phòng không S-400 với khả năng tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu như máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình từ khoảng cách xa 400 km được phía Nga cho “xuất ngoại”, bán cho đối tác nước ngoài.
Phi đội máy bay Su-30MKI của Nga và Mirage-2000 của Pháp trong biên chế không quân Ấn Độ
Với việc sẵn sàng chịu chi những khoản tiền lớn cho các giao dịch mua sắm, thương thảo vũ khí, Ấn Độ đã nghiêm nhiên sở hữu được nhiều vũ khí cũng như công nghệ hiện đại của Nga.
Tuy nhiên, một vấn đề khác được giới phân tích chỉ ra là New Delhi đang tỏ ra khôn ngoan khi biết cách chơi cả với Mỹ và phương Tây để thông qua đó tìm kiếm thêm những vũ khí hiện đại mới ngoài thị trường Nga cũng như gây thêm sức ép buộc điện Kremlin trong việc chuyển giao công nghệ.
Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua triển lãm hàng không quốc tế lần thứ 10 “Aero-India 2015″ được khai mạc tại căn cư không quân Yelahanka thuôc thành phố Bangalore, bang Kanartaka, tây nam Ấn Độ hồi tháng 2 năm ngoái.
Theo_Báo Đất Việt
Nga lắp tàu kilo mạnh hơn loại của Việt Nam ở Ấn
Nga và Ấn Độ còn đang tiếp tục đàm phán thêm việc hiện đại hóa toàn bộ tàu ngầm dieselđiện trong dự án 636 Warszawianka.
Tàu ngầm diesel - điện lớp kilo "Warszawianka".
Nga và Ấn Độ đang thảo luận , lựa chọn nhà máy nào trong hai nhà máy đóng tàu của Ấn Độ (Pipavav hoặc Larsen & Toubro) và sẽ bắt đầu được cấp giấy phép lắp ráp loại tàu ngầm diesel-điện trong dự án 636 "Warszawianka" ( được nâng cấp mạnh và nhiều ưu điểm hơn tàu ngầm kilo bán cho Việt Nam) - báo Nga đưa tin.
Theo nguồn tin của tờ báo Kommersant khẳng định rằng, cho đến thời điểm thảo luận trên thì Nga đã bàn giao đến Ấn Độ hai tàu ngầm của dự án 636.
Tàu ngầm lóp kilo185 của Việt Nam
Một người tham gia trong cuộc thảo luận cho rằng, vấn đề mua lại tàu ngầm đã được đề cập đến trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikara tại nhà máy đóng tàu lâu đời nhất "Admiralty Shipyards" ở thành phố St Petersburg vào tháng 11 năm 2015.
Nhưng cuối cùng quân đội Ấn Độ đã quyết định không mua tàu ngầm đã hoàn thiện sẵn mà triển khai sẽ cấp giấy phép xây dựng nhà máy lắp ráp tại quốc gia mình.
Sau một thời gian tham dự vào của cơ quan xuất khẩu vũ khí, tổ chức này đã nhận được yêu cầu từ phía Ấn Độ cho khả năng chuyển giao công nghệ, nội địa hóa sản xuất tại Ấn Độ.
Theo một nhà quản lý hàng đầu của ngành công nghiệp đóng tàu Nga, ở các cuộc đàm phán trực tiếp giữa chính phủ Nga và Ấn Độ luôn nhấn mạnh " giữa Moscow và New Delhi có mối quan hệ đặc biệt."
Trong tháng ba vừa Nga và Ấn Độ tiếp tục đàm phán thêm việc hiện đại hóa toàn bộ tàu ngầm diesel-điện trong dự án 636 "Warszawianka".
Quốc Thuận
Theo_Báo Đất Việt
Nga khởi đóng tàu phá băng xuyên Bắc Cực Chiếc tàu tuần tra phá băng đầu tiên sắp tới được triển khai tới Bắc Cực sẽ được khởi đóng trong năm nay, dự kiến được đưa vào biên chế muộn nhất trong năm 2019. Đó là thông tin vừa được Đại úy Andrei Vernigora đưa ra hồi tuần trước. "Trong mùa thu này, những chiếc tàu tuần tra phá băng lớp Ice...