Ấn Độ sắm thêm máy bay và xe tăng chiến đấu
Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa thông qua hai kế hoạch lớn tậu thêm máy bay vận tải C-130J và chế tạo thêm xe tăng chiến đấu T90, với tổng chi phí hơn 100 tỷ rupee (khoảng 1,58 tỷ USD).
Máy bay vận tải C-130J do công ty Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
Báo The Indian Express đưa tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông qua hai kế hoạch trên vào chiều qua (13/9). Theo đó, Ấn Độ sẽ mua mới 6 máy bay vận tải C-130J để bổ sung vào phi đội 6 máy bay sẵn có của lực lượng không quân và chế tạo thêm 235 xe tăng T90 cho lục quân.
Hiện cả hai kế hoạch này còn phải chờ được Ủy ban An ninh Nội các Ấn Độ thông qua lần cuối trước khi ký hợp đồng chính thức với công ty chế tạo vũ khí Lockheed Martin nổi tiếng của Mỹ. 6 chiếc máy bay C-130J đầu tiên của không quân Ấn Độ cũng được mua của Lockheed Martin năm 2008 với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD.
Trong khi đó, các xe tăng T90 do nhà máy sản xuất xe cơ giới hạng nặng Avadi của Ấn Độ sản xuất theo giấy phép bản quyền của Nga. Phần lớn trong số hơn 1.000 xe tăng hiện có tại Ấn Độ là nhập khẩu từ Nga.
Vũ Anh
Theo Indian Express
Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh chống vũ khí sinh học của Mỹ ở Kazakhstan
Dự án mang tên Trung tâm thí nghiệm nghiên cứu (CRL) - cấu trúc bê tông cao 4 tầng trị giá 102 triệu USD đang xây dựng ở thành phố Almaty, thủ đô cũ của Kazakhstan - phục vụ mục đích nghiên cứu những tác nhân sinh học có thể được sử dụng làm vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại nhân loại. Được tài trợ từ Cơ quan quốc phòng giảm thiểu đe dọa (DTRA) của Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD), CRL phục vụ cùng lúc 2 mục đích: nghiên cứu bệnh than và những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, đồng thời giữ cho các mầm bệnh luôn ở trong giới hạn an toàn.
Dự kiến CRL sẽ mở cửa hoạt động vào tháng 9/2015 và người trung gian giữa Mỹ và Kazakhstan trong kế hoạch xây dựng trung tâm là Charles Carlton - trung tá quân đội Mỹ làm việc trong Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Astana ngày nay của Kazakhstan.
Video đang HOT
Một chuyến bay quan trọng
Năm 1992, tiến sĩ sinh học Liên Xô Kanatjan Alibekov lên chuyến bay từ Almaty - lúc đó là thủ đô của Kazakhstan - đến thành phố New York nước Mỹ. Khi Alibekov - cũng được gọi là Ken Alibek - ngồi trong trụ sở Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) ở Langley, bang Virginia, ông tiết lộ một bí mật: chương trình vũ khí sinh học của Liên Xô chưa hoàn toàn ngưng hẳn sau thập niên 80. Alibek biết sự thật đó bởi vì ông là người lãnh đạo các chương trình phát triển bệnh than (anthrax) thành vũ khí sinh học của Moskva.
Trên thực tế, từ năm 1989, Liên Xô bắt đầu có động thái chấm dứt chương trình vũ khí sinh học bí mật gọi là "Biopreparat" của nước này dưới sức ép của các lãnh đạo phương Tây. Nhưng, lãnh đạo Liên Xô chưa thật sự muốn dừng hẳn chương trình nghiên cứu vì họ không loại trừ khả năng quân đội Mỹ vẫn tiếp tục phát triển một số vũ khí sinh học tương tự trong bí mật. Theo tiết lộ của Alibek, ngoài vấn đề đáng quan ngại như là những kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô đã trở thành rác thải còn có một số lượng lớn các mầm bệnh cần thiết để chế tạo vũ khí sinh học - bệnh than, bệnh đậu mùa, dịch tả, sốt xuất huyết v.v... - có thể vẫn còn nằm yên ở đâu đó chờ bán cho "đối tác" nào trả giá cao nhất!
Tiết lộ của tiến sĩ Alibek đã thúc đẩy Lầu Năm Góc bơm hàng trăm triệu USD vào chương trình bảo đảm an ninh cho những nguyên liệu hạt nhân và sinh-hóa học để từ đó ra đời CRL ở Kazakhstan. Nằm sau những hàng cây, tường bê tông và hàng rào dây thép gai, CRL mới sẽ thay thế những tòa nhà cũ gần đó, nơi mà ngày trước được dùng để dự trữ một số vũ khí sinh học. Sau khi được mở cửa vào năm 2015, trung tâm thí nghiệm trị giá 102 triệu USD này sẽ là một trạm phụ ở khu vực Trung Á phục vụ cho cuộc chiến toàn cầu chống dịch bệnh nguy hiểm của chính quyền Mỹ.
Trung tá Charles Carlton, Giám đốc văn phòng DTRA ở Kazakhstan, cũng bày tỏ "mối lo ngại nghiêm trọng" về tình trạng thất nghiệp của các chuyên gia sinh học Xôviết hàng đầu sau khi Liên Xô tan rã có thể khiến họ hợp tác với những thế lực đen tối. Ông nói: "Chúng tôi đang cố gắng hết sức để thuê dụng những nhà khoa học tài năng này. Hy vọng của chúng tôi là nhờ công việc với thu nhập cao sẽ giúp họ không bị lôi kéo vào những con đường tối tăm khác".
Trung tá Charles Carlton, lãnh đạo các nỗ lực của DTRA tại Kazakhstan.
Mặc dù không có bằng chứng cụ thể về việc các vũ khí sinh học bị rò rỉ để bán ra thị trường đen trong thập niên 90, song tiến sĩ Alibek cho biết "có nhiều nhà kho dự trữ virus bệnh đậu mùa" - loại virus chính thức bị xóa sổ vào năm 80. Trước khi tấn công Iraq, Mỹ cũng lo sợ Saddam Hussein sở hữu virus bệnh đậu mùa từ các nhà kho bí ẩn này nhưng không tìm thấy bằng chứng.
Bakyt B. Atshabar - lãnh đạo Trung tâm Khoa học Kazakh Cách ly và Kiểm soát dịch bệnh (KSCQZD), cơ quan sẽ chịu trách nhiệm quản lý CRL - nhận thức rất rõ về mối nguy hiểm của sự phát triển WMD bởi vì cha của ông là người giúp chẩn đoán hậu quả của những cuộc thử nghiệm vũ khí đối với hàng ngàn người dân sống gần Semipalatnsk khu vực thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngày xưa ở miền Bắc Kazakhstan.
Hiện nay, KSCQZD (bắt đầu hoạt động từ năm 1949 với tên gọi ban đầu là Viện Trung Á Nghiên cứu Khoa học chống dịch bệnh) tập trung nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm chết người như là bệnh dịch hạch. Atshabar cũng nêu trường hợp xảy ra vào tháng 7/2013, khi đó một người Kazakh trở về nước sau chuyến du lịch đến khu vực Đông Nam Á bị bệnh sốt xuất huyết dengue. Giao lưu thương mại gia tăng với nước láng giềng Trung Quốc cũng làm tăng nguy cơ lan truyền dịch bệnh cho Kazakhstan.
Tuy nhiên, người ta cũng lo ngại CRL gây nguy hiểm cho người dân thành phố Almaty bởi vì thành phố này nằm trong vùng thường xảy ra động đất mạnh, trong khi phòng thí nghiệm mới lại nằm không xa khu vực dân cư. Nhưng giới quan chức trấn an rằng tòa nhà CRL được thiết kế đặc biệt có khả năng chống những trận địa chấn mạnh nhất. Dan Erbach, kỹ sư của AECOM (nhà thầu dự án CRL) cũng bảo đảm sự chắc chắn của tòa nhà.
CRL - Hệ thống cảnh báo sớm
Về mặt an ninh và an toàn, tòa nhà CRL mới - được xây dựng bên trong khuôn viên của KSCQZD - bảo đảm hơn so với những tòa nhà thí nghiệm sinh học cũ của Liên Xô trong khu vực và ngăn chặn được ý đồ đánh cắp mầm bệnh than hay dịch hạch mang ra ngoài từ một phần tử khủng bố hay nhà khoa học có dã tâm. Những sự vi phạm an ninh và năng lực quản lý là vấn đề cho các phòng thí nghiệm phòng thủ sinh học Mỹ trong suốt nhiều thập niên.
Năm 2002, một giáo sư nổi tiếng ở Đại học Công nghệ Texas được cho là đã nói dối về 30 lọ chứa mầm bệnh dịch hạch bị mất trong phòng thí nghiệm của ông. Trong 2 sự cố riêng biệt của Đại học Texas A&M vào năm 2006, giới chức trường đại học đã không báo cáo với Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) về việc các nhà nghiên cứu tác nhân sinh học bị nhiễm khuẩn brucella và Q Fever (bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn rickettsial gây ra).
Trung tâm thí nghiệm nghiên cứu (CRL) ở thành phố Almaty của Kazakhstan đang được xây dựng.
Tháng 3/2013, một mẫu virus Guanarito của Venezuela biến mất khỏi Viện Thí nghiệm Quốc gia Gavalston và sự cố đang được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) điều tra. CRL ở thành phố Almaty được trang bị đầy đủ những biện pháp an toàn như là cửa kép bảo vệ những lối vào và nắp đậy đặc biệt chống xâm nhập, tuân thủ các tiêu chuẩn của CDC như là phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 (BSL-3, mức cao nhất là BSL-4). Chỉ có một phần nhỏ của CRL dành cho các mầm bệnh chết người đáp ứng tiêu chuẩn BSL-3; còn phần lớn những khu vực khác của tòa nhà theo tiêu chuẩn BSL-2 tức dành cho những biến thể không chết người.
Thay đổi khí hậu cũng là mối bận tâm của CRL. Do điều kiện khí hậu tác động đến sự lây truyền dịch bệnh nên việc nghiên cứu mầm bệnh cũng "có thể dự báo được những thay đổi của môi trường tự nhiên", theo Atshabar. Chính quyền Mỹ coi dự án CRL liên quan đến an ninh toàn cầu và phù hợp với sự hợp tác với Kazakhstan trong nỗ lực kiểm soát các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Năm 1991, Tổng thống Nazerbayev của Kazakhstan giám sát công tác tháo dỡ và vận chuyển vũ khí hạt nhân từ nước này trở về Nga. Tuy nhiên, Kazakhstan hiện vẫn còn giữ một kho mầm bệnh cũ của quân đội Liên Xô.
Chương trình vũ khí sinh học bí mật Biopreparat của Liên Xô gây chú ý của dư luận vào năm 2001 khi một cựu quan chức Xôviết đề cập với một tờ báo ở Moskva về một cơn bùng phát bất ngờ của bệnh đậu mùa, giết chết 3 người trong một cộng đồng gần 20 người ở biển hồ Aral. Những nạn nhân này được coi là nạn nhân tình cờ của cơ sở thử nghiệm vũ khí sinh học của quân đội Xôviết nằm trên hòn đảo gần đó.
Cùng với một phòng thí nghiệm quy mô nhỏ hơn trong căn cứ quân sự Mỹ ở thành phố Otar miền Tây Kazakhstan, và một loạt dự án tương tự khác - ở Uzbekistan, Gruzia, Ukraina, Armenia và Azerbaijan - Lầu Năm Góc hy vọng DTRA có thể thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm về dịch bệnh trong khu vực.
Bức tường bê tông và hàng rào kẽm gai quây quanh công trường xây dựng CRL.
Mới đây, khi chính quyền Mỹ có phản ứng mạnh về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở khu vực ngoại ô Damascus của Syria, DTRA thông báo sẽ tăng cường tài trợ cho công cuộc nghiên cứu phát hiện WMD. Washington tuyên bố những phòng thí nghiệm như thế và cuộc nghiên cứu bí mật ở căn cứ quân đội Fort Detrick, bang Maryland tuân thủ các quy định của Hiệp định về Vũ khí chứa chất độc và Sinh học (BWC) năm 1972.
DTRA được coi là cơ quan đóng vai trò chính trong nỗ lực giám sát sự bùng nổ dịch bệnh, một chiến lược nhận được tài trợ mạnh từ sau vụ tấn công bệnh than năm 2001 ở Mỹ. Năm 2012, Nhà Trắng thông báo một chương trình gọi là "cảnh giác sinh học" nhằm củng cố các nỗ lực này. Andrew C. Weber, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các chương trình phòng thủ sinh học, hóa học và hạt nhân, cũng tuyên bố nước Mỹ coi trọng những nỗ lực giám sát và nghiên cứu dịch bệnh.
Weber - cựu Giám đốc Chương trình Nunn-Lugar Hợp tác giảm thiểu mối đe dọa (hay gọi tắt là "Nunn-Lugar") - đặc biệt chú ý đến khu vực Trung Á và ông là người có công trong kế hoạch sáng lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu dịch bệnh ở Almaty cũng như những nơi khác trong khu vực.
Giới chức chính quyền Kazakhstan cho biết, CRL sẽ hoạt động dưới sự giám sát của Bộ Y tế nước này, đồng thời những phòng thí nghiệm như thế này giúp tạo thêm nhiều sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học hơn nữa. Trung tá quân đội Mỹ Charles Carlton trả lời cho câu hỏi tại sao chính quyền Mỹ phải tốn tiền bạc cho một phòng nghiên cứu dịch bệnh ở thành phố Almaty của Kazakhstan, một góc xa xôi hẻo lánh của thế giới: "Mầm bệnh nguy hiểm là mối đe dọa cho toàn thế giới và cũng rất quan trọng đối với nước Mỹ. Do đó, bằng nỗ lực kiểm soát những mầm bệnh đặc biệt nguy hiểm đe dọa thú vật và con người, chúng ta ngăn chặn chúng lan ra môi trường tự nhiên".
Ngày xưa, Kazakhstan được coi là "miền đất thử nghiệm WMD của Xôviết", theo David E. Hoffman - tác giả cuốn sách "Bàn tay Tử thần: Câu chuyện chưa kể về Cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh và Di sản nguy hiểm của nó". Cùng với sự tan rã của Liên Xô và sau đó là lỗ hổng an ninh tại những nơi như Kazakhstan, phương Tây cố gắng gấp rút bảo đảm không cho WMD rơi vào tay kẻ xấu. Ngoài vũ khí hạt nhân, Kazakhstan cũng là nơi tiến hành chương trình vũ khí sinh học quy mô lớn của Liên Xô cũ. Do tính chất lịch sử như thế, chính quyền Kazakhstan ủng hộ không phổ biến WMD trong thập niên 1990.
Theo Hoffman, những phòng thí nghiệm như CRL đang xây dựng ở Kazakhstan cũng như một cơ sở khác đang tồn tại ở Gruzia là vô cùng quan trọng bởi vì chúng hoạt động như là "các hệ thống cảnh báo sớm" và "nhanh chóng xác định các mầm bệnh trước khi chúng lây lan ra các đại dương.
Theo ANTG
Tàu chiến Nga được trang bị tên lửa tiên tiến nhất Các tàu chiến Nga sẽ sớm được trang bị phiên bản hải quân của hệ thống phòng không tầm gần Pantsir - một trong những tên lửa tầm ngắn tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Tàu chiến Nga. Theo một trong những nhà sản xuất hệ thống tên lửa Pantsir hôm qua (11/9) cho biết, phiên bản hải quân của tên lửa...