Ấn Độ sắm hàng chục trực thăng tấn công Mỹ
Chính phủ Ấn Độ dự kiến chi 1,4 tỷ USD để sắm trực thăng tấn công AH-64D Apache và CH-47 Chinook của Mỹ. Hợp đồng quân sự được cho là lớn nhất dưới thời Chính phủ của Thủ tướng Modi.
Các nguồn tin cho biết, hợp đồng mua sắm máy trực thăng tấn công AH-64D Apache và CH-47 Chinook đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thảo luận hôm 8/8 tại New Dehli trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của người đứng đầu Lầu Năm Góc.
Các nguồn tin cho biết, Ấn Độ muốn mua thêm 39 trực thăng Apache bên cạnh 22 chiếc đã được hai bên thống nhất. Chi phí ban đầu dự kiến khoảng 1,4 tỷ USD, bao gồm một số trực thăng CH-47 Chinook.
Đáng chú ý, hợp đồng mua sắm trực thăng tấn công là hợp đồng quân sự lớn nhất được Ấn Độ triển khai dưới Thủ tướng Modi, người nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ hồi tháng 5 vừa qua.
Theo kế hoạch, các trực thăng tấn công Apache được trang bị tên lửa Hellfire và Stinger sẽ từng bước thay thế các trực thăng tấn công do Liên Xô sản xuất trong biên chế không quân nước này.
Theo tiết lộ của tờ báo Hindustan Times, Washington còn đề nghị New Dehli “cùng sản xuất và đồng phát triển” tên lửa chống tăng Javelin.
Cũng theo tờ báo này, Ấn Độ có kế hoạch mua vào 3.600 đơn vị loại tên lửa này và 900 dàn phóng. Trị giá hợp đồng khoảng 700 triệu USD.
Mỹ -Ấn đã tăng cường họp tác quân sự trong những năm gần đây cho dù đôi bên còn một số bất đồng về thương mại hay trong lĩnh vực hạt nhân dân sự.
Theo Tri Thức
10 vũ khí "độc" của quân đội Mỹ
Ngoài vũ khí laser thế hệ mới có khả năng bắn hạ máy bay của đối phương, Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch trình làng 10 loại vũ khí "siêu độc đáo" để trang bị cho quân đội nước này trong tương lai.
Robot mèo hoang
Video đang HOT
Với khả năng di chuyển giống như một thực thể sống, người ta nghĩ rằng robot mèo hoang (Wildcat Robot) là loại vũ khí chỉ có trong những bộ phim viễn tưởng. Nhưng nó đã được quân đội Mỹ hiện thực hóa ngoài đời.
Wildcat có thể chạy với tốc độ xấp xỉ 26 km/h trên bề mặt bằng phẳng và có khả năng phi nước đại. Nó được thiết kế để giúp quân đội Mỹ tác chiếc trên mặt đất, hoạt động ở mọi địa hình.
Xe bay Transformer TX
Có thiết kế khá kỳ dị, Transformer TX không những hoạt động được như một chiếc ô tô quân sự trên mặt đất mà còn có khả năng cất cánh như phi cơ. Những chiếc xe bay này có thể do con người điều khiển hoặc theo cơ chế hoàn toàn tự động. Dự kiến Transformer TX ra mắt vào năm 2015.
Nguồn: Bloomberg
Súng tiểu liên gấp bỏ túi
Loại vũ khí độc quyền của mật vụ Mỹ Magpul Folding Machine Gun-9 thoạt nhìn không khác gì một cục pin của máy tính xách tay. Tuy nhiên, khi mở ra, nó trở thành một khẩu súng tiểu liên với đầy đủ chức năng.
Được làm từ vật liệu polymer có trọng lượng nhẹ hơn kim loại, súng Magpul dễ dàng gấp gọn để bỏ vào túi quần. Hiện loại súng này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Súng lục điện tử
Đây là một hệ thống tích hợp công nghệ hiện đại bao gồm một khẩu súng lục kỹ thuật số kết nối với đồng hồ đeo tay.
Chiếc đồng hồ này có chức năng lấy dấu vân tay của binh lính, phân tích dữ liệu nội bộ và gửi tín hiệu đến trang bị đèn led gắn trên khẩu súng. Sau đó, đèn led nhấp nháy báo màu xanh lá cây, tức là khẩu súng sẵn sàng nhả đạn. Còn nếu báo màu đỏ đồng nghĩa với việc khẩu súng đang bị khóa. Đặc biệt hơn, khẩu súng sẽ bị vô hiệu hóa khi cách chiếc đồng hồ quá 35 m.
Súng phóng lựu liên hoàn M32
Ngoài khả năng bắn liên tục 18 quả lựu đạn cỡ nòng 40 mm trong vòng 1 phút, M32 còn có thể bắn đạn gắn kèm camera lên không, sau đó bay lơ lửng nhờ một chiếc dù tích hợp sẵn và quay video quang cảnh xung quanh.
Súng bắn góc Corner Shot 40 mm
Thế hệ súng phóng lựu này khác biệt với các loại vũ khí truyền thống, nó không bắn đạn theo đường thẳng mà lệch khoảng 60 độ về bên trái hoặc bên phải.
Nhờ thiết kế khung bản lề cho phép nòng súng chệch góc, cùng với máy ảnh kỹ thuật số tích hợp và màn hình video, người sử dụng có thể không trực diện đối mặt với kẻ địch nhưng vẫn tiêu diệt được mục tiêu. Súng phóng lựu Corner Shot 40 mm dùng loại đạn cỡ nòng 60 mm và hơi cay, tầm bắn trung bình 150 m.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache
Điểm nổi bật của trực thăng tấn công Apache thế hệ mới là màn hình hiển thị màu với độ phân giải cao, giúp phi công quan sát mục tiêu dễ dàng hơn chứ không phải hệ màu đen trắng như trước đây. Điều này giúp phi công Mỹ chiếm lợi thế khi các số liệu giám sát được phân tích đầy đủ và chi tiết trong vùng địch.
Kính Google Glass hải quân
Được phát triển giống cơ chế hoạt động của kính Google Glass, loại vũ khí mới của Hải quân Mỹ cho phép binh lính thu thập dữ liệu thông tin ngay trước mắt và phân tích tại chỗ để tìm phương án tác chiến phù hợp, bỏ qua sự phụ thuộc vào máy tính.
Xe tự hành dưới nước Reliant
Đây là một loại robot hoạt động dưới nước có nhiệm vụ bảo vệ tàu hải quân và các vùng biển của Mỹ, ngăn chặn các cuộc tấn công bằng thủy lôi của đối phương. Reliant có khả năng tác chiếc tự động. Nó vừa xác lập kỷ lục mới: hoạt động liên tục trong suốt hành trình 507 km.
Cảnh sát giao thông vệ tinh
Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển vệ tinh làm việc như một cảnh sát giao thông để bảo vệ máy bay và những thiết bị quân sự khác của Mỹ trên không trung.
Hiện Bộ Quốc phòng nước này đang thử nghiệm hệ thống kính thiên văn không gian (STARE) có khả năng dọn dẹp 500.000 mảnh rác không gian bay xung quanh Trái Đất.
Theo Người Lao Động
Ấn tượng màn bắn pháo, phóng tên lửa của Mi-28 Cùng xem những hình ảnh đặc biệt ấn tượng khi Mi-28 bắn đạn pháo 30mm, phóng rocket và tên lửa chống tăng trong phần thi ở Aviadarts 2014. Mi-28 (NATO định danh là Havoc - kẻ tàn phá) là trực thăng tấn công bọc thép 2 chỗ ngồi, chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm. Nó...