Ấn Độ phóng vệ tinh mới tăng cường năng lực tác chiến trung tâm mạng
Ấn Độ đã phóng vệ tinh thông tin đa phương tiện GSAT-6, cung cấp hình ảnh chiến trường theo thời gian thực cho lục, hải, không quân…
Vệ tinh Trung Quốc chiếm quỹ đạo Philippines ngăn phát tín hiệuBáo Nga: Trung Quốc phát triển thành công nhiều công nghệ vũ trụ mũi nhọnTác chiến mạng chống vệ tinh chống tàu sân bay: Trung Quốc thách thức Mỹ
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn trang mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh ngày 28 tháng 8 đăng bài viết “Ấn Độ phóng vệ tin thông tin mới nhất”.
Ấn Độ phóng vệ tinh thông tin GSAT-6
Theo bài viết, ngày 27 tháng 8, Ấn Độ đã phóng một vệ tinh thông tin đa phương tiện, nhằm nâng cao năng lực tác chiến trung tâm mạng của Quân đội Ấn Độ.
Tại Shriharikota, vịnh Bengal, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ đã sử dụng tên lửa đẩy tự sản xuất, phóng vệ tinh GSAT-6 đi vào quỹ đạo.
Quan chức tổ chức này cho biết, tên lửa đẩy đời thứ ba đã sử dụng động cơ nhiệt độ thấp nội địa, sau khi phóng lên, 17 phút đã đưa vệ tinh nặng 2.117 kg này đi vào quỹ đạo dự định ở độ cao khoảng 11 km.
Họ cho biết, tuổi thọ hoạt động của vệ tinh là 9 năm, thông qua dây anten sóng ngắn S rộng 6 m trên vệ tinh và 5 điểm chùm sóng phát ra từ máy phát sóng ngắn C để trợ giúp giọng nói, video và truyền dữ liệu giữa các điện thoại di động.
Video đang HOT
Ấn Độ phóng vệ tinh thông tin GSAT-6
Chủ tịch Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ, Kiran Kuma cho biết, đây là dây anten lớn nhất mà họ từng làm, khách hàng chủ yếu của vệ tinh là các quan chức thuộc “giới chiến lược”.
Ông Kiran Kuma nói với đài truyền hình New Delhi: “Do đó, họ sẽ nhận được cơ hội rất tốt, có thể sử dụng thiết bị thông tin ở khu vực xa xôi”.
Quan chức quân đội nói với báo chí rằng, GSAT-6 sẽ cung cấp “hình ảnh chiến trường theo thời gian thực thông suốt cho lục, hải, không quân, đồng thời đẩy nhanh rõ rệt kết nối giữa bộ cảm biến và các xạ thủ”.
Tháng 8 năm 2013, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ sử dụng tên lửa Ariane-5 của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu đã phóng vệ tinh GSAT-7A lên quỹ đạo từ French Guiana, mục đích là nâng cao năng lực nhận biết vùng biển va tác chiến trung tâm mạng của Hải quân Ấn Độ.
Ấn Độ phóng vệ tinh thông tin GSAT-6
GSAT-6 là vệ tin thông tin thứ 25 do tổ chức này tự nghiên cứu phát triển, cũng là một phần của kế hoạch lâu dài nâng cao năng lực hệ thống chỉ huy tự động hóa của Quân đội Ấn Độ.
Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ còn dự định phóng hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực của Ấn Độ để thay thể bộ phát vệ tinh lệ thuộc vào Mỹ (và Nga ở phạm vi nhất định).
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Nga công khai hệ thống tác chiến điện tử sóng cực ngắn mới đối phó Mỹ
Hệ thống gây nhiễu Krasukha-2 AWACS là một loại vũ khí sóng cực ngắn công suất lớn, đủ để phá hoại phần cứng mục tiêu, đối phó máy bay cảnh báo sớm E-3.
Nga tiết lộ những tính năng siêu việt của máy bay chiến đấu tàng hình T-50Máy bay Su-35 Nga tiên tiến hơn mọi máy bay chiến đấu Trung Quốc đang cóHải quân Nga sẽ có trực thăng mạnh nhất thế giới
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn trang mạng "Aviation Week & Space Technology" Mỹ ngày 28 đăng bài viết "Nga nâng cấp công nghệ gây nhiễu". Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Hệ thống gây nhiễu mới Krasukha-2 AWACS
Tại Triển lãm hàng không quốc tế Moscow năm 2015, Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Nga đã đưa ra một loạt hệ thống tác chiến điện tử mới.
Trong đó bao gồm một loại hệ thống gây nhiễu mới có thể lắp ở máy bay trực thăng cùng với một loạt hệ thống gây nhiễu mặt đất công suất cao, có thể dùng để gây nhiễu hệ thống kiểm soát va cảnh báo sớm trên không Boeing E-3 được sử dụng rộng rãi, cùng với hệ thống radar sử dụng sóng ngắn S khác.
Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Nga cho biết, loại hệ thống gây nhiễu Krasukha-2 AWACS là một loại vũ khí sóng cực ngắn công suất lớn. Nó đủ để phá hoại phần cứng mục tiêu. Hệ thống này do một công ty con của tập đoàn này nghiên cứu phát triển và lắp trên xe tải.
Máy phản xạ parabol đường kính 9 thước Anh (khoảng 2,7 m) của nó sẽ hội tụ năng lượng. Máy phản xạ này và máy phát tín hiệu tần số vô tuyến điện (RF) đều lắp trên một thiết bị có thể xoay tròn 360 độ.
Krasukha-2 có thể tự động vận hành, hệ thống trinh sát điện tử và RF số hóa của nó sẽ phân tích tín hiệu mục tiêu.
Máy bay cảnh báo sớm E-3 Mỹ
Theo một nhân viên quản lý của Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Nga, thông thường sẽ lấy 2 - 4 đơn vị làm một nhóm để sử dụng hệ thống gây nhiễu này, nhằm phủ sóng lên phạm vi tìm kiếm của máy bay cảnh báo sớm E-3,
đồng thời sẽ sử dụng hệ thống kiểm soát tác chiến điện tử 1L266E - một loại sản phẩm mới để kiểm soát loại hệ thống gây nhiễu này.
Một hệ thống mới khác tại triển lãm hàng không lần này là hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay trực thăng Mi-8MTPR-1, được gọi là Rychag-AV. Nó có thể gây nhiễu các tên lửa đất đối không dùng radar dẫn đường như Patriot và Hawke.
Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Nga cho biết, hệ thống này tự động hóa cao, có thể hoạt động trong tình hình không có nhân viên điều khiển, đồng thời nó sử dụng công nghệ mảng pha quét điện tử, vì vậy, từ một anten có thể bắn nhiều tới 8 chùm sóng gây nhiễu.
Máy bay trực thăng Mi-8MTPR-1 Nga
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Nga phóng thành công tên lửa đẩy Proton-M mang vệ tinh của Anh Ngày 28/8, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Proton-M mang theo vệ tinh viễn thông Inmarsat-5 F3 của Anh lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Baikonur, do Nga thuê của Kazhastan. Tên lửa đẩy Proton-M. (Nguồn: nasaspaceflight) Đây là lần phóng tên lửa đẩy Proton đầu tiên sau sự cố hồi tháng 5 vừa qua khiến vệ tinh của...