Ấn Độ phóng thành công module cho kế hoạch đưa người lên không gian
Hôm 21.10, Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) thông báo đã thực hiện thành công đợt thử nghiệm then chốt đầu tiên cho kế hoạch đưa phi hành gia nước này lên không gian năm 2025.
Tên lửa đẩy đưa module Ấn Độ lên không gian từ bãi phóng trên đảo Sriharikota. Ảnh ISRO
Theo PTI, sau khi vượt qua vài trục trặc ban đầu, sứ mệnh Gaganyaan, nỗ lực đầu tiên của Ấn Độ nhằm đưa người lên không gian, đã ghi nhận tiến độ tích cực với việc phóng thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên từ đảo Sriharikota trên vịnh Bengal.
Thông qua thành công này, ISRO đạt được mục tiêu của giai đoạn module phi hành đoàn và tách rời module cứu hộ.
Vụ thử hôm 21.10 trên đảo Sriharikota, nơi đặt Trung tâm Không gian Satish Dhawan và cũng là một trong hai bãi phóng vệ tinh của Ấn Độ, bao gồm công đoạn phóng module vào không gian và mang về trái đất để thử nghiệm hệ thống cứu hộ cho phi hành đoàn.
Video đang HOT
Chủ tịch ISRO S. Somanath cho biết module đã được thu hồi sau khi rơi xuống vịnh Bengal.
Ông Somanath cho hay ban đầu vụ phóng bị hoãn 45 phút so với giờ dự kiến vào sáng 21.10 vì lý do thời tiết. Sau đó, nỗ lực này một lần nữa bị trì hoãn thêm hơn một giờ do vấn đề ở động cơ.
Sau khi được giải quyết, module được phóng thành công vào không gian, mà theo ông Somanath đã mở đường cho các sứ mệnh không người lái khác, bao gồm sứ mệnh đưa robot vào không gian trong năm 2024.
Tháng 9, Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh không gian đầu tiên nghiên cứu mặt trời, không đầy 2 tuần sau khi đưa tàu đổ bộ đáp xuống khu vực gần cực nam mặt trăng.
Trong tuần, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố mục tiêu thành lập trạm không gian của Ấn Độ vào năm 2035 và đưa phi hành gia Ấn Độ lên mặt trăng năm 2040.
Hoạt động tích cực từ thập niên 1960, Ấn Độ đã tự phóng vệ tinh cho nước này và cho các nước khác. Năm 2014, ISRO đưa một vệ tinh vào quỹ đạo xung quanh sao Hỏa.
New Delhi đang lên kế hoạch triển khai sứ mệnh đầu tiên của Ấn Độ lên Trạm Không gian Quốc tế vào năm sau, theo chương trình hợp tác với Mỹ.
Ấn Độ công bố kế hoạch 1.200 tỷ USD với tham vọng thành 'công xưởng thế giới'
Siêu sáng kiến trị giá 1.200 tỷ USD được hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cơ sở hạ tầng, từ đó mang lại lợi thế cho Ấn Độ trong việc thu hút các nhà đầu tư thế giới.
Nhân công Ấn Độ vừa rẻ vừa biết nói tiếng Anh. Ảnh: livemint
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), sáng kiến này - có tên gọi là PM Gati Shakti, trong tiếng Hindi có nghĩa là "Sức mạnh của tốc độ" - tạo ra một nền tảng kỹ thuật số bao gồm sự tham gia của 16 bộ ngành. Cổng thống tin này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và công ty giải pháp một cửa, với nhiệm vụ thiết kế các dự án, đồng bộ quy trình phê duyệt và đưa ra ước tính chi phí dễ dàng hơn.
Tại Ấn Độ, một nửa dự án cơ sở hạ tầng đang bị trì hoãn. 1/4 công trình đã vượt quá ngân sách dự toán. Thủ tướng Narendra Modi bày tỏ công nghệ mới sẽ là giải pháp để tháo gỡ những nút thắt cổ chai này.
"Nhiệm vụ của PM Gati Shakti là triển khai các dự án mà không bị quá hạn và quá ngân sách. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là các công ty toàn cầu sẽ chọn Ấn Độ làm trung tâm sản xuất của họ", Amrit Lal Meena, cố vấn đặc biệt về hậu cần của Bộ thương mại và công nghiệp Ấn Độ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại New Delhi.
Siêu sáng kiến của Ấn Độ được công bố trong bối cảnh các nhà đầu tư đang dần dần tìm những quốc gia khác ngoài Trung Quốc để mở rộng và đa dạng hóa nguồn cùng cũng như đối tác. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này không chỉ cung cấp lao động giá rẻ mà lực lượng đó còn có thể nói tiếng Anh.
Anshuman Sinha, một đối tác tại Kearney India - công ty đi đầu trong ngành vận tải và cơ sở hạ tầng - cho biết: "Cách duy nhất để cạnh tranh với Trung Quốc là phải cạnh tranh về chi phí, tiết kiệm nhất có thể. Sáng kiến Gati Shakti sẽ giúp việc lưu chuyển hàng hóa và linh kiện sản xuất đi khắp cả nước dễ dàng hơn. Nhiệm vụ chính của dự án là xác định các cụm sản xuất mới và liên kết các địa điểm đó một cách liền mạch với mạng lưới đường sắt, cảng và sân bay của quốc gia".
Việc ứng dụng công nghệ để giảm tải quy trình quan liêu là rất quan trọng để Ấn Độ tháo gỡ các dự án cơ sở hạ tầng đang bị đình trệ. Trong số 1.300 dự án mà cổng thông tin Gati Shakti hiện giám sát, gần 40% bị trì hoãn do các vấn đề liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng rừng và môi trường, dẫn đến vượt ngân sách. Cho đến nay, cổng thông tin đã giải quyết vấn đề của khoảng 200 dự án.
Trong sáng kiến Gati Shakti, chính phủ sẽ sử dụng công nghệ để đảm bảo rằng con đường mới xây dựng không bị đào lại để lắp cáp điện thoại hoặc đường ống dẫn khí đốt. Sáng kiến dự kiến mô hình hóa các dự án cơ sở hạ tầng theo những gì châu Âu đã làm sau Chiến tranh Thế giới thứ hai hoặc những gì Trung Quốc đã làm từ năm 1980 đến năm 2010 để nâng cao chỉ số cạnh tranh của quốc gia.
"Hiện nay Ấn Độ cam kết đầu tư ngày càng nhiều hơn để phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và đang thực hiện từng bước để đảm bảo các dự án không gặp trở ngại. Cơ sở hạ tầng chất lượng là chìa khóa để khởi động một số hoạt động kinh tế và tạo việc làm trên quy mô lớn. Nếu không có cơ sở hạ tầng hiện đại, sự phát triển toàn diện không thể xảy ra ở Ấn Độ", Thủ tướng Modi phát biểu tại lễ ra mắt sáng kiến năm ngoái.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014, Thủ tướng Modi đã tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để tạo việc làm mới và hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng COVID-19. Nhà lãnh đạo cũng đã đạt được một số thành tựu ban đầu.
Apple hiện bắt đầu sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ. Trước đó, năm 2018, "Ông lớn" công nghệ Hàn Quốc Samsung mở nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới tại quốc gia này. Công ty Ola Electric Mobility Pvt cam kết xây dựng nhà máy sản xuất xe điện lớn nhất thế giới tại đây.
Ngôi làng ở Ấn Độ có 1/3 dân số bỏ nghề để làm YouTuber Tulsi, ngôi làng nhỏ ở bang Chhattisgarh của Ấn Độ, được mệnh danh là "làng YouTube" vì 1/3 dân số tại đây làm nghề sản xuất video để kiếm sống. Ảnh: O.C Theo trang Oddity Central (Anh), khi các nền tảng video trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, không có gì ngạc nhiên khi hàng triệu người trên khắp thế giới...