Ấn Độ phát hiện ca nhiễm biến thể mới XE đầu tiên
Ca nhiễm biến thể mới mang tên XE của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đầu tiên ở Ấn Độ được phát hiện tại Mumbai, thành phố đông dân nhất của quốc gia này.
Giới chức địa phương cho biết bệnh nhân mắc biến thể XE là một phụ 50 tuổi đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Bà vừa từ Nam Phi về nước ngày 10/2. Khi đến Mumbai, người phụ nữ này không có triệu chứng của bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, hôm 2/3 sau khi được xét nghiệm định kỳ, bà lại có kết quả dương tính và được cách ly tại một khách sạn. Qua quá trình giải mã gien, các nhà khoa học xác định người phụ nữ đã nhiễm biến thể XE. Tình trạng của bệnh nhân hiện nay vẫn ổn định.
Ấn Độ là quốc gia có số người chết vì COVID-19 cao thứ hai thế giới sau Mỹ, với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.500 ca tử vong.
Video đang HOT
Biến thể XE lần đầu tiên được ghi nhận là tại Anh vào giữa tháng 1 vừa qua. Những ước tính từ những ngày đầu cho thấy XE có tốc độ tăng trưởng lây nhiễm trong cộng đồng cao hơn BA.2 khoảng 10%. Tuy nhiên, điều này cần thêm thời gian và nghiên cứu để khẳng định.
Hiện XE vẫn chiếm phần rất nhỏ trong tổng số ca mắc bệnh trên toàn thế giới nhưng nếu thực sự tốc độ tăng trưởng số ca mắc do nhiễm biến thể này cao hơn 10% so với BA.2 thì khả năng lây lan của XE sẽ cao hơn tới 43% so với Omicron, biến thể hoành hành trên toàn thế giới trong những tháng vừa qua.
Sự đột biến của các chủng SARS-CoV-2 khác nhau đã hình thành ba dòng virus riêng biệt là XD, XE, XF. Dòng XD và XF là sự kết hợp của biến thể Delta và biến thể phục BA.1. Trrong khi đó, dòng XE là “con lai” giữa các biến thể Omicron BA.1 và BA.2, trong đó phần lớn bộ gien thuộc về Omicron BA.2, hay còn được gọi là Omicron tàng hình.
Iran 'hướng Đông' với bước đi gia nhập tổ chức SCO
Iran đã chính thức trở thành thành viên mới của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào ngày 17/9 tại hội nghị tổ chức ở Dushanbe, Tajikistan.
Một người đàn ông Iran đọc tờ nhật báo Etalaat với dòng tít "Iran là thành viên mới của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải" tại Tehran ngày 18/9. Ảnh: AFP
Ngày hôm sau, khi trở về Iran, Tổng thống nước này Ebrahim Raisi tuyên bố: "Đây là một thành công mang tính ngoại giao và chiến lược". Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết quyết định của SCO kết nạp Iran diễn ra ở thời điểm đặc biệt, khi các cuộc đàm phán để Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vẫn đóng băng.
Vào năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump đã rút nước này khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Tehran. Tiếp đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden khẳng định rằng cần có điều kiện tiên quyết là Iran đảm bảo tuân thủ các cam kết thì Mỹ mới cân nhắc về việc tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân.
Năm 2001, SCO được thành lập với 6 thành viên sáng lập gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Nga, Uzbekistan và Tajikistan. Hiện nay, SCO có 8 quốc gia thành viên khi vào năm 2017, Ấn Độ và Pakistan đã góp mặt. Như vậy, Iran là thành viên thứ 9 của SCO.
Iran là một trong 4 thành viên quan sát của SCO và đã đăng ký trở thành thành viên chính thức trong năm 2008. Tuy nhiên, một số thành viên SCO không muốn quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt của quốc tế được gia nhập. Năm 2020, một lần nữa Iran thất bại trong việc cố gắng trở thành thành viên của SCO bởi Tajikistan từ chối. Nhưng đến năm 2021, câu chuyện đã khác.
Sau thông tin Iran trở thành thành viên mới của SCO, tờ Javan (Iran) đăng tải bài viết có dòng tít "Iran hội nhập vào thị trường lớn nhất của phương Đông". Một tờ báo khác của Iran là Kayhan lại đăng bài viết có dòng tít: "Chệch hướng các lệnh trừng phạt của phương Tây". Theo quan điểm của tờ Kayhan, "từ bây giờ Iran có thể thực hiện chính sách đa phương hóa của mình, dần dần từ bỏ tầm nhìn chỉ xoay quanh phương Tây và giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của phương Tây".
Tờ Etemad đánh giá việc trở thành thành viên của SCO tạo điều kiện để Iran "kết nối với các thị trường" đại diện cho phần lớn dân số thế giới.
Chuyên gia quan hệ quốc tế người Iran Fayaz Zahed nhận xét rằng việc Nga và Trung Quốc bảo trợ Iran trở thành thành viên SCO là bởi họ kỳ vọng vấn đề hạt nhân sẽ được giải quyết. Ông Zahed nhận định với AFP: "Các nước SCO đang nghĩ rằng Iran sẽ tuân thủ các hiệp định quốc tế bởi trước đây các lệnh trừng phạt là trở ngại chính đối với tư cách thành viên của nước này".
Theo ông Zahed, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều chờ đợi việc nới lỏng các lệnh trừng phạt để họ có thể đầu tư vào Iran. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tư cách thành viên của Iran đã được nhất trí chấp nhận.
Theo Tehran, trong năm tính đến cuối tháng 3/2021, thương mại hai chiều giữa Iran và các thành viên SCO đạt giá trị 28 tỷ USD. Trong đó, riêng Trung Quốc nắm 18,9 tỷ USD.
Ngoài lợi ích kinh tế, Iran cũng nhận thấy cả lợi ích chính trị khi là thành viên của SCO. Tổng thống Raisi nhấn mạnh: "Thế giới đã bước sang một kỷ nguyên mới. Chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa đơn phương đã thất bại. Cán cân quốc tế từ nay nghiêng về chủ nghĩa đa phương và sự phân chia lại quyền lực hướng đến các quốc gia độc lập".
Nhật Bản hối thúc châu Âu phản đối Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật kêu gọi châu Âu lên án hành động hung hăng của Trung Quốc và lo ngại tốc độ phát triển quân sự của Bắc Kinh. "Trung Quốc ngày càng mạnh về chính trị, kinh tế và quân sự. Họ đang tìm cách dùng sức mạnh để đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển...