Ấn Độ oằn mình trước ‘bão’ châu chấu: Loài côn trùng nhỏ bé nhưng sức phá hoại vô cùng khủng khiếp!
Hàng triệu con châu chấu đã tấn công 7 tiểu bang ở vùng trung tâm của Ấn Độ, phá hoại nhiều ruộng rau củ của người nông dân nước này.
Từ thiết bị bay không người lái, xe cứu hỏa tới những biện pháp “kì lạ” hơn như gõ, đập các đồ dùng và bật nhạc âm lượng lớn, Ấn Độ đang thử đủ mọi cách có thể để đối phó với cuộc tấn công của hàng triệu con châu chấu sa mạc khiến những người nông dân của nước này khốn đốn, theo Reuters.
“Từ trước đến nay, chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì tương tự như những gì đã và đang xảy ra trong vòng 6 tháng qua ở Ấn Độ…”, ông Bhagirath Choudhary, Giám đốc trung tâm Công nghệ Sinh học Nam Á tại New Delhi, cho biết.
Khi những người nông dân Ấn Độ chỉ vừa mới thoát được dịch châu chấu bùng phát cuối năm ngoái, thì họ lại phải hứng chịu một đợt tấn công mới, dữ dội hơn, xảy ra vào cùng thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành và nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề do những lệnh hạn chế để chống dịch.
Lệnh phong tỏa được chính phủ Ấn Độ ban bố hồi cuối tháng 3 vừa qua đã đẩy hàng triệu người dân lâm vào cảnh đói nghèo, khi họ mất đi việc làm và nguồn thu nhập. Những người nông dân cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề khi họ không thể thu hoạch, xử lý, đóng gói và vận chuyển các mặt hàng nông sản của mình do thiếu lao động và những khó khăn về hậu cần.
Dịch châu chấu mới đây nhất tại Ấn Độ được đánh giá là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, khi có đến 7 tiểu bang phải hứng chịu các cuộc tấn công khủng khiếp của loài côn trùng này.
Lần gần đây nhất quốc gia này bị châu chấu tấn công trên diện rộng là năm 1993, khi những cơn mưa lớn tạo ra môi trường thuận lợi để loài côn trùng này sinh sản tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.
Thông thường, châu chấu thường tấn công vào những khu vực quanh biên giới hai nước Ấn Độ và Pakistan, và rất hiếm khi di chuyển sâu hơn vào vùng trung tâm hay những khu vực ít khô hạn hơn của Ấn Độ.
Chính vì vậy, dịch châu chấu trên diện rộng năm nay đã khiến nhiều người dân Ấn Độ, đặc biệt là những người nông dân, hết sức bối rối. Họ đã phải thử đủ mọi cách để xua đuổi châu chấu, từ chuyện tự chế máy kéo phun thuốc diệt côn trùng, gõ xoong nồi để tạo tiếng động mạnh, tới đốt pháo hoa hay mở nhạc âm lượng lớn ở giữa những cánh đồng của họ.
Đàn châu chấu ở Rajasthan
Video đang HOT
Sức phá hoại khủng khiếp
Các đàn châu chấu có thể bay đến 150km mỗi ngày, và châu chấu trưởng thành có thể ăn một khối lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể của chính nó trong một ngày.
Theo Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO), một đàn châu chấu nhỏ có thể ăn hết số thực phẩm đủ để nuôi 35.000 miệng ăn chỉ trong vòng một ngày.
“Những người nông dân đang than khóc, họ không biết phải làm gì… Đây thực sự là một thiên tai”, ông Choudhary nói với Reuters.
Tuần trước, thành phố Delhi và các quận lân cận đã nhận được cảnh báo cấp độ cao về nguy cơ châu chấu tấn công, và chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân đóng chặt các cửa ra vào và cửa sổ.
Không chỉ Ấn Độ, mà nhiều quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Kenya, Eritrea và Djibouti cũng hứng chịu sự tấn công khủng khiếp của dịch châu chấu và khiến mùa màng bị thiệt hại nặng nề và đe dọa an ninh lương thực tại các quốc gia này.
Pakistan, nước láng giềng của Ấn Độ cũng chịu chung số phận, khiến giới chức nước này phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Vấn đề an ninh lương thực
Mặc dù bị các đàn châu chấu lớn tấn công trên diện rộng, chính phủ Ấn Độ và các chuyên gia nông nghiệp của nước này vẫn tin rằng những thiệt hại sẽ không quá nặng nề, bởi hiện tại đang là thời điểm chuyển giao giữa hai vụ mùa canh tác tại nước này.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cảnh báo rằng chính phủ và chính quyền các tiểu bang của nước này cần nhanh chóng tiêu diệt các đàn châu chấu trong vòng vài tuần tới, để đảm bảo chúng không kịp đẻ trứng và tạo thành những đàn châu chấu mới có khả năng phá hoại vụ mùa hè.
Theo dự đoán của các chuyên gia, nếu loài côn trùng này tiếp tục sinh sôi, thì Ấn Độ sẽ chịu những thiệt hại khủng khiếp trong tháng 6 và tháng 7, giai đoạn phát triển của các loại cây lương thực như lúa, đậu tương, ngô hay những cây nông nghiệp khác như cây mía và cây bông.
“Làn sóng dịch châu chấu mới có thể khiến tình hình bất ổn an ninh lương thực thêm trầm trọng và khiến thêm nhiều người rơi vào tình trạng đói ăn do thiếu lương thực”, ông Andre Laperriere, Giám đốc Điều hành của công ty Global Open Data for Agriculture and Nutrition (GODAN) .
Trong khi đó, ông Keith Cressman, một nhân viên cấp cao của FAO phụ trách việc dự báo về tình hình dịch châu chấu, cho rằng Ấn Độ có thể sẽ hứng chịu thêm những làn sóng dịch châu chấu từ nay đến đầu tháng 7.
“Tình hình hiện nay vẫn chưa được coi là dịch họa, nhưng nó hoàn toàn có thể trở nên tồi tệ hơn”, ông Cressman cho biết.
Chính quyền Ấn Độ và giới chức địa phương đã nỗ lực sử dụng nhiều phương tiện để phun hóa chất diệt châu chấu, từ máy kéo, xe cứu hỏa tới các thiết bị bay không người lái, theo một thông cáo được bộ nông nghiệp của nước này phát đi tuần trước.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng có kế hoạch sử dụng máy bay trực thăng để phun thuốc diệt châu chấu từ trên cao và nhập thêm các bình phun thuốc từ Anh.
Một số chuyên gia cho biết những biện pháp “thủ công” như tạo ra tiếng động lớn để đuổi châu chấu không có tác dụng về lâu dài và thậm chí còn gây trở ngại tới việc tập trung kiểm soát mục tiêu của chính quyền.
“Những biện pháp đó không giết được châu chấu mà chỉ có thể đuổi chúng đi chỗ khác”, theo ông Cressman.
Chuyên gia của WHO cho biết, hiện tại, thuốc diệt côn trùng vẫn là biện pháp ít tốn kém và hữu hiệu nhất để xử lý những đàn châu chấu lớn.
Ngoài ra, người nông dân cũng có thể đào mương xung quanh những cánh đồng của họ để bắt và tiêu diệt châu chấu từ khi chúng còn chưa trưởng thành.
Ông Cressman cũng nhắc nhở rằng việc tiêu diệt châu châu cần được giao cho những công ty chuyên nghiệp của chính phủ – những người có kiến thức, biết cách sử dụng bình phun thuốc diệt côn trùng và được trang bị đồ bảo hộ.
Lo sợ hàng triệu châu chấu tấn công, Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng
Trước dịch châu chấu sa mạc đang bùng phát ở một số quốc gia Trung Đông, châu Phi, Nam Á.... Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác chuẩn bị sẵn sàng chống dịch ở Việt Nam.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ NN-PTNT dẫn thông tin mới cập nhật từ FAO, đàn châu chấu sa mạc trưởng thành đã di chuyển đến phía Bắc Ấn.
FAO cũng cho biết, đàn châu chấu sa mạc tại Đông Phi với số lượng ước tính hàng trăm triệu con (gồm nhiều đàn với số lượng khoảng 150 triệu con/đàn) bao phủ khoảng 2.400 km2, di chuyển giữa quốc gia Đông Phi với tốc độ khoảng 13 km/h, tàn phá cây trồng và các nguồn thực phẩm khác tại mỗi nơi chúng dừng chân cũng như đe dọa nghiêm trọng tới an ninh hàng không; nếu không được kiểm soát, sẽ có tới 60 quốc gia bị ảnh hưởng, 1/5 diện tích đồng cỏ, hoa màu trên thế giới bị tàn phá, đe dọa an ninh lương thực cho hàng trăm triệu người.
Theo bản tin 27/5 về tình hình gây hại và dự báo về hướng di chuyển của châu chấu sa mạc từ Phòng thông tin về châu chấu sa mạc của FAO (DLIS, FAO), tại khu vực Đông Phi và bán đảo Ả Rập châu chấu sa mạc vẫn đang tiếp tục sinh sản và nhân đàn; tại khu vực Tây Nam Á châu chấu đang hình thành các đàn nhỏ tại khu vực đẻ trứng hàng năm, cá biệt tại Ấn Độ do chịu ảnh hưởng của những đợt gió mạnh bởi siêu bão Andama trong tháng 5/2020 nên một số đàn châu chấu đã di chuyển từ khu vực sinh sản tại khu vực giáp biên giới Pakistan tới phía Bắc và miền Trung Ấn Độ.
FAO nhận định sẽ có 1/5 diện tích đồng cỏ, hoa màu trên thế giới bị tàn phá vì con châu chấu sa mạc (ảnh: BBC)
Châu chấu sa mạc tiếp tục sinh sản, lây lan và gây hại ở khu vực Đông Phi, một số quốc gia ven biển đỏ (Yemen, Ả rập Xê út) và phía Nam Iran, có khả năng tiếp tục di cư sang các nước khu vực Nam Á (Pakistan, Ấn Độ,... ) trong tháng 6-7/2020 theo hướng gió mùa Tây Nam và gió Tây, từ đó có thể xâm nhập vào nước ta.
Sau khi báo cáo Thủ tướng, Bộ NN-PTNT cho biết, Bộ này đã chỉ đạo Cục BVTV đưa châu chấu sa mạc vào đối tượng giám sát đặc biệt, hàng ngày bố trí cán bộ nắm thông tin châu chấu sa mạc lây lan, gây hại trên thế giới thông qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên trang tin điện tử chính thức của FAO cập nhật diễn biến các đàn châu chấu ở Trung Đông, châu Phi, Nam Á.
Đồng thời rà soát các thuốc dự trữ quốc gia để đề xuất bổ sung thuốc dự trữ dập dịch châu chấu sa mạc (bao gồm cả châu chấu tre lưng vàng) nếu xảy ra dịch trên diện rộng.
Đáng chú ý, trong kế hoạch ứng phó, Bộ NN-PTNT tiếp tục theo dõi sát tình hình các đàn châu chấu di cư; các cảnh báo về hướng di chuyển và gây hại của châu chấu sa mạc từ FAO và các nước có liên quan trong khu vực để chủ động các phương án phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả (kế hoạch đính kèm).
Làm việc với Bộ Quốc phòng về thiết bị phun thuốc và khả năng phát hiện châu chấu ở độ cao 2.000m hoặc hơn; làm việc với Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương về nội dung này để sử dụng radar dân sự sẽ thuận lợi hơn.
Còn về châu chấu tre lưng vàng tại Việt Nam, từ cuối tháng 3 đến nay, loài châu chấu này đã phát sinh và gây hại diện hẹp trên tre, luồng, vầu,... tại 4 tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Ninh với tổng diện tích nhiễm là 69ha.
Từ tháng 6-7/2020, có khả năng châu chấu trưởng thành từ Lào di trú sang Việt Nam gây hại. Theo đó, Cục BVTV phải phối hợp các địa phương vùng 4 miền núi phía Bắc giám sát châu chấu di cư qua biên giới để phòng trừ sớm ngay khi châu chấu xâm nhập xuống cây trồng nông nghiệp. Bên cạnh đó, triển khai các nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học và nhân nuôi các loài bắt mồi ăn thịt (gà, vịt, chim,... ) để quản lý châu chấu tre lưng vàng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Các loại "vũ khí côn trùng" khủng khiếp nhất trong mọi cuộc chiến Chiến tranh côn trùng cũng được là một loại vũ khí sinh học được sử dụng để tấn công đối phương, lần đầu tiên chúng được tham chiến là từ thời cổ đại. Đến đầu thế kỷ XX vũ khí sinh học mới phát triển trên quy mô lớn và sau đó loại vũ khí này dần dần bị đi vào quên lãng....