Ấn Độ nói lòng tin với Trung Quốc bị xáo trộn
Ngoại trưởng Ấn Độ nói lòng tin với Trung Quốc giảm sâu sắc sau cuộc đụng độ biên giới dẫn đến thiệt hại nhân mạng đầu tiên trong 45 năm.
“Sau 45 năm, thực sự đã có đổ máu ở biên giới. Điều đó tác động rất lớn đến dư luận và về mặt chính trị, thực sự tác động đến lòng tin và niềm tin ở Ấn Độ, nơi mối quan hệ với Trung Quốc rất được quan tâm. Điều đó đã bị xáo trộn sâu sắc”, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói tại một hội nghị trực tuyến hôm nay.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar phát biểu với truyền thông sau khi tham dự Đối thoai Bộ trưởng Mỹ – Trung 2 2 ở Washington tháng 12/2019. Ảnh: Reuters .
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài 7 thập kỷ. Hai bên từng nổ ra giao tranh ngắn năm 1962.
Video đang HOT
Sau căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017, tình hình ở vùng tranh chấp Ấn -Trung lắng dịu. Tuy nhiên, căng thẳng bất ngờ leo thang thành đụng độ giữa binh sĩ hai nước hồi đầu tháng 5/2020, với đỉnh điểm là vụ ẩu đả giữa tháng 6/2020 ở thung lũng Galwan khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và nhiều binh sĩ Trung Quốc thương vong. Một số vụ ẩu đả sau đó tiếp tục diễn ra bất chấp Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc đàm phán để hạ nhiệt tình hình.
Ấn Độ và Trung Quốc cuối năm ngoái triển khai chiến dịch hậu cần quy mô lớn nhằm chuyển lương thực, trang bị cùng nhu yếu phẩm cho các binh sĩ đóng quân trên dãy Himalaya trong mùa đông với nhiệt độ xuống tới -30C tại vùng núi cao hiểm trở, ít oxy và bị cô lập. Quân đội hai nước xây dựng nhiều cơ sở trú ẩn để binh sĩ chống chịu giá rét tại khu vực biên giới cao hàng nghìn mét.
Tướng Manoj Mukund Naravane, Tư lệnh quân đội Ấn Độ, hôm nay cho biết ông kỳ vọng các cuộc đàm phán với Trung Quốc sẽ dẫn đến một giải pháp thân thiện cho cuộc khủng hoảng biên giới ở Himalaya. “Nếu đàm phán kéo dài thì cũng đành chịu vậy. Chúng tôi đã chuẩn bị để giữ vững lập trường nhằm đạt các mục tiêu và lợi ích quốc gia của chúng tôi”, ông nói.
Các cuộc đàm phán Ấn – Trung cho đến nay đạt rất ít tiến triển trong giảm căng thẳng ở biên giới. Naravane nói ông mong đợi một vòng đàm phán khác sẽ sớm diễn ra.
Nước dâng cao ở vùng tranh chấp biên giới Ấn Độ, binh sĩ Trung Quốc gặp nguy
Binh sĩ Trung Quốc tập trung với số lượng lớn ở phạm vi 5km từ vùng tranh chấp tại thung lũng Galwan đang gặp nguy hiểm khi nước dâng cao ở bờ sông Galwan gây ngập lụt, nguồn tin quân đội Ấn Độ cho biết trên tờ Hindustan Times.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã nhiều lần ẩu đả ở vùng tranh chấp.
Một chỉ huy cấp cao của quân đội Ấn Độ nói dòng sông Galwan có nguồn gốc từ cao nguyên Aksai Chin, vốn rất lạnh, luôn tiệm cận mức đóng băng. Nhưng nhiệt độ tăng cao trong những ngày vừa qua khiến mực nước lên cao nhanh chóng.
"Tuyết đang tan rất nhanh, bất kì vị trí nào ở gần bờ sông cũng rất nguy hiểm", sỹ quan Ấn Độ cho biết, ám chỉ các bức ảnh vệ tinh cho thấy binh sĩ Trung Quốc hạ trại ngay bờ sông.
Sỹ quan Ấn Độ cho biết thêm, ngay cả những khu vực khác do Trung Quốc kiểm soát ở vùng tranh chấp như hồ Pangong Tso, Gogra, Hot Springs đều không thể đồn trú được trong thời gian dài, ám chỉ nếu căng thẳng kéo dài đến mùa đông.
Thông thường, căng thẳng biên giới Trung-Ấn sẽ leo thang đến đỉnh điểm trong những tháng mùa hè. Vào mùa đông, hai bên đều tự động rút quân vì khí hậu khắc nghiệt ở vùng cao.
Theo Hindustan Times, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gần đây đã có chuyến thăm đến vùng tranh chấp ở Ladakh, khẳng định Ấn Độ quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cục diện tranh chấp sẽ ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Ở thời điểm hiện tại, chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sớm hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới. Có thông tin nói rằng quân đội Trung Quốc kéo cáp quang đến một địa điểm ở thung lũng Galwan. Binh sĩ Trung Quốc cũng bị tố xây đường hầm ở khu vực hồ Pangong.
Quân đội Ấn Độ dự đoán căng thẳng biên giới Trung-Ấn năm nay sẽ kéo dài, dài hơn cả quãng thời gian 73 ngày trong cuộc đụng độ biên giới năm 2017 ở cao nguyên Doklam.
Pháo tự hành M-777 và xe tăng chủ lực T-90 đang là hai vũ khí quan trọng của Ấn Độ hiện diện ở vùng tranh chấp, cùng các vũ khí chống tăng. Tất cả các trang thiết bị vũ khí đều được Ấn Độ vận chuyển đến vùng tranh chấp bằng máy bay vận tải quân sự C-17.
'Chơi rắn' với Ấn Độ, Trung Quốc có thể nếm trái đắng Bất chấp một loạt thách thức bủa vây, Trung Quốc vẫn mạnh tay với Ấn Độ ở biên giới, nhưng họ dường như đang đánh giá thấp hậu quả. Tại khu vực tranh chấp nơi biên giới trên vùng núi cao Himalaya, Trung Quốc và Ấn Độ từng thống nhất không đụng độ bằng súng đạn, theo các thỏa thuận ký năm 1996...