Ấn Độ, Nhật Bản lập nhóm nghiên cứu hợp tác về thủy phi cơ
Ấn Độ và Nhật Bản đã thiết lập một nhóm công tác chung để nghiên cứu phương thức hợp tác về thuỷ phi cơ US-2 do tập đoàn ShinMaywa của Nhật chế tạo.
Thuỷ phi cơ US-2 tập đoàn ShinMaywa của Nhật chế tạo.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí về kế hoạch trên trong cuộc hội đàm ở Tokyo hôm 29/5.
Một quan chức của ShinMaywa cho biết nhóm nghiên cứu chung sẽ quyết định các lĩnh vực hợp tác, nhưng tiết lộ kế hoạch có thể bao gồm việc sản xuất chung, hoạt động và huấn luyện thủy phi cơ US-2.
“Sự hợp tác về thủy phi cơ tầm xa US-2 giữa Ấn Độ và Nhật Bản là một dấu hiệu về sự hợp tác chiến lược hơn là sự hợp tác quốc phòng”, Nitin Mehta, một nhà phân tích quân sự tại New Delhi, nhận định.
Thủy phi cơ US-2 có tầm bay khoảng 4.500km, và có thể được sử dụng cho các lợi ích chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương, ông Mehta nói.
Video đang HOT
Trước đó, hải quân và không quân Ấn Độ đã ra một đề nghị được cung cấp thêm thông tin nhằm phục vụ việc mua thuỷ phi cơ. Tập đoàn Bombardier của Canada, hãng ShinMaywa của Nhật và Beriev của Nga đã chào bán các thuỷ phi cơ phù hợp với các yêu cầu của Ấn Độ.
Các nguồn tin quốc phòng cho hay sự hợp tác với Nhật Bản về dự án US-2 có thể loại trừ nhu cầu về một nhà thầu khác.
Thuỷ phi cơ có thể được triển khai tại quần đảo Quần đảo Andaman và Nicobar ở Ấn Độ Dương. Máy bay này có khả năng dẫn đầu bất kỳ hoạt động tác chiến ven biển nào ở Ấn Độ Dương.
Máy bay có thể được sử dụng để tuần tra hàng hải, tác chiến chống hạm, tình báo điện tử và các sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ.
Hải quân Ấn Độ đòi hỏi thủy phi cơ phải có khả năng bao quát 360 độ để có thể dò tìm và phát hiện các tàu chiến, kính viễn vọng tàu ngầm, các tên lửa và máy bay bay thấp.
Một quan chức hải quân cho hay họ đã đánh giá US-2 và cho biết máy bay này phù hợp với các yêu cầu của họ, vì nó có thể cất cánh trên đường băng chỉ 250m và có khả năng hoạt động trên các vùng biển động.
Theo Dantri
Nhật Bản sẽ bán lô thủy phi cơ cho Ấn Độ
Nhật Bản sắp ký kết một thoả thuận nhằm cung cấp các thuỷ phi cơ cho Ấn Độ và đây có thể là hợp đồng thiết bị quân sự đầu tiên kể từ khi một lệnh cấm xuất khẩu vũ khí được ban hành năm 1967.
Một thủy phi cơ US-2 do Nhật Bản chế tạo.
Trong chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, bắt đầu hôm 27/5, hai nước dự kiến sẽ quyết định các kế hoạch cho phép New Delhi mua lô thuỷ phi cơ US-2, loại máy bay do quân đội Nhật Bản tự phát triển.
Thoả thuận trên, được nhật báo kinh doanh Nikkei đăng tải, sẽ là hợp đồng xuất khẩu sản phẩm hoàn thiện đầu tiên do ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản chế tạo kể từ khi nước này tự đưa ra lệnh cấm xuất khẩu vũ khí năm 1967.
Các chuyên gia nói rằng máy bay US-2 phải được dùng cho mục đích dân sự để tuân thủ các quy định của Nhật bản, vốn là một phần của chính sách chống chủ nghĩa quân phiệt hậu Thế chiến II.
US-2, được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp ShinMaywa và đã được bán cho hải quân Nhật Bản với giá 99 triệu USD, có tầm bay 4.700km và có thể hạ cánh trên biển với độ cao sóng lên tới 3m.
"Nếu US-2 được xuất khẩu sang Ấn Độ phục vụ mục đích dân sự, đó sẽ là hợp đồng xuất khẩu vũ khí đầu tiên do Nhật Bản chế tạo được bộ quốc phòng sử dụng cho mục đích dân sự", một quan chức bộ thương mại Nhật phụ trách việc buôn bán vũ khí cho hay.
Công ty ShinMayw đã mở một văn phòng đại diện tại New Delhi hồi năm ngoái và đã quảng bá US-2 tại đó, một phát ngôn viên của công ty cho biết.
"Chúng tôi biết có nhu cầu từ chính phủ Ấn Độ nhưng chúng tôi không bình luận thêm cho tới khi hợp đồng được ký kết", quan chức trên nói thêm.
Theo nhật báo Nikkei, Ấn Độ muốn mua ít nhất 15 chiếc US-2.
Nhật Bản đã tìm cách mở rộng thị trường cho ngành công nghiệp quốc phòng. Nước này trước đó đã xuất khẩu công nghệ và các thiết bị thiết bị quân sự nhưng không phải là các sản phẩm hoàn thiện.
Hồi năm 2011, Tokyo đã nới lỏng lệnh cấm vấn xuất khẩu vũ khí, mở đường cho các công Nhật tham gia vào các dự án đa quốc gia.
Theo Dantri
Su-35 lần đầu xuất tướng, F-35 "lặn mất tăm" Website của Tạp chí "Flight International" cho biết, sắp tới người hâm mộ quân sự toàn cầu sẽ được thưởng thức hàng trăm loại máy bay tại triển lãm hàng không Paris 2013 (Paris Air Show 2013). Cuộc triển lãm này sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 23-06 năm nay. Điều đáng tiếc là triển lãm lần này vắng mặt...