Ấn Độ nhận chiếc máy bay săn ngầm P-8I thứ 6 của Mỹ
Ngày 26-11, các nguồn tin cho biết, tập đoàn Boeing của Mỹ đã bàn giao chiế c máy bay trinh sát chống ngầm tầm xa P-8I thứ 6 cho Ấn Độ.
Chiếc máy bay tuần tiễu hàng hải P-8I này đã được đưa từ Mỹ tới Căn cứ không quân của hải quân Rajali ở Ấn Độ, các nguồn tin nói và cho biết thêm rằng 2 chiếc máy bay còn lại sẽ được tập đoàn Boeing bàn giao nốt cho Ấn Độ trong năm 2015, khi đó sẽ tăng cường đáng kể khả năng tác chiến hàng hải của nước này.
“Việc bàn giao chiếc máy bay tuần tiễu hàng hải P-8I này cho Ấn Độ là một cột mốc quan trọng nữa đối với chương trình này và là đợt bàn giao cuối cùng của chúng tôi trong năm nay”, ông Dennis Swanson, phó chủ tịch bộ phận quốc phòng, vũ trụ và an ninh của Boeing tại Ấn Độ cho biết.
Máy bay trinh sát chống ngầm/tuần tiễu hàng hải P-8I của Ấn Độ
Đây là chiếc thứ 6 trong một hợp đồng mua 8 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-8I cho hải quân được ký kết vào tháng 1-2009 với tập đoàn Boeing. Sau khi được đưa về Ấn Độ, chiếc máy bay mới nhất này sẽ gia nhập phi đội hiện tại gồm 5 chiếc P-8I, đã được biên chế cho hải quân Ấn Độ.
Ông Swanson cho biết thêm rằng: “Hải quân Ấn Độ hiện đã biên chế và sử dụng 5 chiếc máy bay đầu tiên để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu hàng hải, và chiếc P-8I mới nhất sẽ bắt đầu các chuyến bay thử trong những tháng tới”.
Được phát triển dựa trên dòng máy bay thương mại Boeing 737-800ERX thế hệ tiếp theo, phiên bản hải quân Ấn Độ của máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ được tích hợp các hệ thống phụ do Ấn Độ chế tạo để đáp ứng các nhu cầu tuần tra hàng hải thiết yếu của nước này.
Máy bay P-8 Poseidon được sử dụng để tiến hành các hoạt động tác chiến chống ngầm, tác chiến chống hạm và trinh sát tín hiệu điện tử. Máy bay còn có thể mang và phóng ngư lôi, bom chìm và tên lửa, cũng như thả phao âm để phát hiện tàu ngầm.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nơi lưu giữ máy bay săn ngầm P-3 Orion chờ ngày cất cánh
Nếu Việt Nam có nhu cầu mua máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion thì những máy bay này chỉ có thể lấy ra từ... sa mạc Arizona, nơi đang lưu giữ P-3 Orion cùng hàng ngàn máy bay khác.
Video đang HOT
Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion của Hải quân Mỹ. Việt Nam được cho là đang quan tâm loại máy bay này để gia tăng khả năng giám sát an ninh hàng hải.
Bỏ cấm vận vũ khí sát thương, cơ hội mua máy bay P-3 Tuy là lưu giữ ngoài trời giữa sa mạc mênh mông, nhưng các máy bay ở đây không bị gỉ sét như ta tưởng mà lại ở trong tình trạng bảo quản tốt, do độ ẩm ở khu vực này cực thấp và hầu như không có mưa. Căn cứ không quân Davis-Monthan ở sa mạc Arizona, bang Arizona đang lưu giữ 4.400 máy bay các loại, trị giá hơn 4,3 tỉ USD, trong đó có hàng trăm chiếc P-3A / B / C của hãng Lockheed Martin (đã ngừng sản xuất từ năm 1990), theo báo Arizona Daily Star.
Những chiếc P-3 này chỉ cần đưa vào xưởng để tân trang chỉnh sửa là sẵn sàng cất cánh bay trở lại.
Theo tạp chí quốc phòng Jane's, hồi đầu năm 2013, tại triển lãm an ninh quốc phòng LAAD ở Rio de Janeiro, Brazil, ông Clay Fearnow, giám đốc chương trình tuần tra biển của tập đoàn Lockheed Martin cho biết Hải quân Việt Nam quan tâm muốn mua 6 chiếc máy bay tuần tra biển và săn ngầm P-3 Orion để giám sát hơn 3.500 km bờ biển cùng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng gần 1,4 triệu km2. Tuy nhiên do lúc đó Mỹ chưa bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nên thương vụ này mới chỉ ở mức độ thăm dò.
Ngày 10.11.2014 qua, Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành văn bản chính thức về việc bãi bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương sang Việt Nam, hiệu lực từ ngày này. Như vậy Việt Nam đã có thể mua được loại máy bay săn ngầm tuy cũ nhưng vẫn còn rất lợi hại này, theo trang tin army-technology.com ngày 10.11.
Tuy vậy số máy bay P-3 Orion này trong giai đoạn hiện tại nếu có bán cho Việt Nam sẽ không được trang bị kèm các vũ khí chống tàu nổi cũng như tàu ngầm, mà chỉ gắn các thiết bị điện tử cho phép giám sát mặt biển và dò tìm tàu ngầm trong lòng biển.
Ông Richard Aboulafia, phó chủ tịch hãng phân tích Teal Group nhận định rằng logic nhất là Việt Nam có thể mua được máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion đã qua sử dụng của Hải quân Mỹ và hãng Lockheed Martin, còn loại hiện đại hơn như P-8 Poseidon chắc chắn là chưa thể.
Nếu có loại máy bay này, Việt Nam sẽ là một trong những nước và lãnh thổ hiếm hoi ở châu Á trang bị P-3, sau Úc, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan (lãnh thổ này vừa trang bị P-3 từ tháng 9.2013).
Một loại máy bay khác Việt Nam có thể quan tâm là máy bay vận tải đa năng C-130, theo ông Aboulafia. Loại C-130 Hercules có thể dùng chở hàng, làm máy bay tuần biển, cứu hộ, tiếp tế.
Nơi lưu giữ P-3 Orion lớn nhất thế giới
Nằm ở phía đông nam thành phố Tucson, trên sa mạc Arizona, căn cứ không quân Davis-Monthan lưu giữ hơn 4.400 chiếc máy bay đã qua sử dụng đủ loại của hải quân, không quân, thủy quân lục chiến Mỹ. Đây là "nghĩa địa" máy bay lớn nhất nước Mỹ, nhưng hầu hết máy bay đều được bảo quản tốt, sẵn sàng cất cánh trở lại khi có nhu cầu. Đó là do ở đây có lượng mưa thấp, độ ẩm thấp và đất có độ kiềm cao kiềm đất, độ ăn mòn được giữ ở mức tối thiểu.
Máy bay P-3 Orion ở sa mạc Arizona, chờ ngày cất cánh trở lại - Ảnh: Arizona Daily Star
Những chiếc P-3 Orion đang được bảo quản ở sa mạc Arizona - Ảnh: planesofthepast.com
Bên trong căn cứ có 25 nhân viên của bộ phận bảo trì có trách nhiệm giữ gìn các máy bay ở đây luôn trong tình trạng dự phòng, sẳn sàng bay trở lại.
"Đây là nơi duy nhất các máy bay có thể bay trở lại", ông Eddie Romero, chuyên viên bảo trì nói với báo Arizona Daily Star.
Khi một chiếc máy bay hết thời hạn phục vụ được đưa về đây, nó phải qua quá trình xử lý như gỡ bỏ súng, ghế thoát hiểm, một số thiết bị khác. Sau đó nhiên liệu của máy bay được lấy ra và người ta bơm vào một loại dầu nhẹ rồi xả ra, để còn lại một lớp màng dầu bảo vệ hệ thống nhiên liệu của máy bay.
Sau đó các chuyên viên dùng băng keo, gấy và màng plastic bao phủ tất cả các cửa hút khí của động cơ, ống xả khí và bất kỳ khoảng trống hoặc các vết nứt và kính buồng lái. Việc này mất trung bình 150 giờ cho một máy bay.
Những khe hở lớn hơn, như khoang chứa bom và lỗ thông hơi lớn được che phủ bằng lưới bằng sợi thủy tinh để tránh các loài chim, đặc biệt là chim bồ câu, vào làm tổ. "Nếu không phòng ngừa trước, chim sẽ làm hỏng máy bay", ông Adam Torres, giám đốc khâu bảo dưỡng cho biết.
Bên ngoài máy bay được bọc màng bảo vệ, vài nơi còn được phủ tới 2 lớp nhựa Spraylat vinyl để giữ nhiệt độ bên trong máy bay thấp hơn trong vòng 10 đến 15 độ so với nhiệt độ bên ngoài.
Một chiếc máy bay C-22 của quân đội Mỹ được phủ một lớp màng bọc kín mít ở căn cứ Davis-Monthan (bang Arizona) - Ảnh: planesofthepast.com
Các máy bay được bảo quản hoàn toàn thế này có thể được trở lại phục vụ quân sự, được sử dụng như máy bay chữa cháy, hoặc thậm chí được bán cho khách hàng.
Anh Sal West, ngồi trên độ cao gần 6 m ở trước buồng lái của chiếc máy bay P-3 Orion của Hải quân Mỹ, đang dán băng keo che phủ kính cửa, nói với báo Arizona Daily Star: "Một số máy bay ở đây trông như đang chết, nhưng chỉ trong vòng vài ngày chúng sẽ sẵn sàng cất cánh trở lại".
Các chiếc P-3 ở đây được lưu giữ tại các khu D-M. Cả hai loại P-3A và P-3C đều trong tình trạng sẵn sàng phục vụ nếu được điều động.
Dán băng keo và màng phủ lên trước buồng lái của máy bay P-3 Orion ở căn cứ Davis-Monthan (bang Arizona) - Ảnh: Arizona Daily Star
Thủ tục, quy trình mua P-3 Orion
Ông Clay Fearnow của Lockheed Martin cũng cho tạp chí Jane's biết nếu Việt Nam muốn mua loại P-3 Orion, mà theo ông nên là loại P-3C thuộc đời cuối và có tuổi thọ lâu dài hơn, đầu tiên chính phủ Việt Nam có thư gửi chính phủ Mỹ với yêu cầu mua, giá cả và sự có sẵn của máy bay. Khi thủ tục này được giải quyết xong, một tiến trình lựa chọn, tân trang sửa chữa sẽ được Lockheed Martin tiến hành rất nhanh.
Đầu tiên hãng sẽ chọn máy bay, có thể là từ sa mạc Arizona, sau đó đưa đến xưởng của hãng ở Greenville, bang South Carolina để sửa chữa tân trang. Tại đây người ta sẽ gắn cánh mới và cánh đuôi mới, là những bộ phận do chi nhánh Marietta ở bang Georgia cung cấp.
Sau đó thời hạn phục vụ của máy bay sẽ được cài đặt lại về ban đầu, để thêm vào 15.000 giờ phục vụ nữa (tương đương 20 năm nếu sử dụng thông thường). Và máy bay P-3 Orion lại cất cánh bay tuần tra biển.
Theo Tin Nóng
Nhật Bản chế tạo máy bay săn ngầm đối phó Trung Quốc Tờ Nikkei của Nhật Bản hôm 4/10 đăng bài viết với tiêu đề "Nhật Bản đang nâng cấp năng lực tác chiến tàu ngầm để đối phó với tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc". Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ nâng cấp hệ thống sóng âm của tàu ngầm, đồng thời chia sẻ dữ liệu với các máy bay cùng...