Ấn Độ ngỏ ý giúp Việt Nam hiện đại hóa quân đội
Báo The Hindu (Ấn Độ) thông tin rằng, nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước, Ấn Độ sẽ hỗ trợ 500 triệu USD cho Việt Nam để hiện đại hóa quân đội và đồng ý giúp huấn luyện phi công lái Su-30.
Máy bay Su-30 của quân đội Ấn Độ
Ấn Độ và Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sự quyết đoán của mình trong khu vực, tờ The Hindu cho biết.
Quan hệ giữa hai nước đã gia tăng nhanh chóng kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến thăm Việt Nam hồi tháng 9.2016.
Theo The Hindu, sắp tới Ấn Độ sẽ ký cấp cho Việt Nam một hạn mức tín dụng lên tới 500 triệu USD để hiện đại hóa quân đội. “Các điều khoản và điều kiện của hạn mức tín dụng đã được thỏa thuận. Việt Nam đã tìm một số nhượng bộ mà chúng tôi đã đồng ý. Một phần số tiền sẽ được dùng để hiện đại hóa trang bị hiện có của họ và phần còn lại dành để mua vũ khí mới”, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.
Nguồn tin này cho biết thêm là thỏa thuận tín dụng sẽ sớm được ký kết với một ngân hàng Việt Nam, sau đó các hạng mục cấp tiền sẽ được quyết định sau.
Trong khi đó, thỏa thuận hợp tác giữa không quân hai nước đã được ký kết trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại New Delhi hôm qua 5.12.
Chi tiết cụ thể của thỏa thuận hợp tác không quân giữa hai nước không được tiết lộ nhưng Ấn Độ sẽ đào tạo phi công Su-30 của Việt Nam trong thời gian tới.
“Việt Nam quan tâm tới kinh nghiệm của chúng ta trong việc sửa chữa và bảo trì”, một quan chức Ấn Độ cho biết về thỏa thuận hợp tác không quân mới giữa hai nước.
Trước đó, Ấn Độ đã giúp huấn luyện các thủy thủ của hải quân Việt Nam vận hành tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga.
Hồi tháng 6, khi sang thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã đem theo một phái đoàn lên tới 30 thành viên. Đây là phái đoàn công du nước ngoài lớn nhất của ông Parrikar, cho thấy tầm quan trọng của chuyến làm việc.
(Theo Một Thế Giới)
Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí của Nga trong năm 2016?
Một trong những hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất trong năm nay, theo chuyên gia Frolov, đó là bàn giao các máy bay Su-30 cho Algeria và Việt Nam,...
Video đang HOT
Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí của Nga trong năm 2016?
Tăng tốc xuất khẩu vũ khí
Trong 8 tháng đầu năm 2016, Nga đã bán được 8 tỷ USD vũ khí và khí tài quân sự, đến cuối năm nay "Rosoboronexport" dự kiến sẽ bán thêm 5 tỷ USD.
Nguồn doanh thu chủ yếu mang lại cho Nga đến từ các máy bay và trực thăng chiến đấu, cũng như các tổ hợp phòng không, xe thiết giáp và sản phẩm trong lĩnh vực hải quân. Trong bối cảnh tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga giảm mạnh, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu vũ khí vẫn tiếp tục tăng.
Theo tuyên bố của phó giám đốc Cơ quan quốc gia về hợp tác kỹ thuật - quân sự, ông Anatoly Punchuk, tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Africa Aerospace and Defense, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga giai đoạn từ tháng 1 đến hết tháng 8/2016 đạt gần 8 tỷ USD.
"Tổng kim ngạch trong 8 tháng đạt khoảng 8 tỷ. Về nguyên tắc, dòng doanh thu hàng năm khá giống nhau: Vào đầu năm doanh thu ít, sau đó tăng tốc, và đến cuối năm chúng tôi đạt được doanh thu theo kế hoạch đề ra", hãng thông tấn RIA Novosti trích dẫn lời ông Punchuk.
Xe tăng T-90 của Nga.
Vào năm 2015, Nga đã bán được vũ khí với tổng trị giá lên tới 14,5 tỷ USD, bên cạnh đó, tổng giá trị các đơn đặt hàng cho những năm tới lên tới gần 50 tỷ USD.
Con số này được tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra vào hồi đầu năm trong phiên họp Tiểu ban về hợp tác kỹ thuật - quân sự với nước ngoài.
Ông nhấn mạnh rằng, kim ngạch xuất khẩu vũ khí còn nhiều hơn kỳ vọng đặt ra, còn trong bối cảnh "diễn biến tình quốc tế khó lường" và tình hình kinh tế khó khăn, các nhà sản xuất vũ khí Nga "cần phải giữ được nhịp độ".
Nhà lãnh đạo Nga kêu gọi "rỡ bỏ những rào cản hành chính" đối với các doanh nghiệp quốc phòng trong nước. Trong năm 2015, đã đơn giản hoá thủ tục xuất cảnh đối với sản phẩm quân sự tham gia vào các triển lãm quốc tế, cũng như quy trình đào tạo các sĩ quan quân đội và nhân viên kỹ thuật quân sự nước ngoài.
Từ ngày 1/6/2016, các công ty điều hành những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng có thể tự triển khai hoạt động ngoại thương của mình.
"Chúng tôi tập trung tối đa nỗ lực để thực hiện kế hoạch mà tổng thống giao phó. Chúng tôi còn nhiều hợp đồng xuất khẩu từ nay đến cuối năm", ông Punchuk chia sẻ hôm thứ Năm, ngày 15/9/2016.
Năm 2016, "Rosoboronoexport" dự kiến sẽ bàn giao cho các đối tác nước ngoài vũ khí và khí tài quân sự với tổng trị giá lên tới 13 tỷ USD. Đây là con số do tổng biên tập tạp chí "Xuất khẩu vũ khí", ông Andrei Frolov đính chính.
Theo lời của ông, năm tới Nga cũng xuất khẩu vũ khí với giá trị tương tự. Hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu là máy bay và trực thăng, xếp thứ hai là các hệ thống phòng không, đứng kế sau là xe thiết giáp hoặc sản phẩm trong lĩnh vực hải quân.
Tên lửa S-300 đang được nhiều quốc gia quan tâm.
Việt Nam đóng góp không nhỏ
Một trong những hợp đồng lớn nhất trong năm nay, theo chuyên gia Frolov, đó là bàn giao các máy bay Su-30 cho Algeria và Việt Nam, chuyển các máy bay Su-35 cho Trung Quốc, Su-25 cho Iraq, Su-30SM cho Kazakhstan, Yak-130 cho Bangladesh và Belorusia, các tiêm kích MiG-29 cho Ai Cập.
Trong năm nay, doanh thu bán máy bay trực thăng có vẻ chậm lại so với những năm trước, tuy nhiên số lượng vẫn không dưới vài chục chiếc và doanh thu từ sản phẩm này đã mang lại cho tập đoàn "Helicopter Russia" không dưới 1 tỷ USD.
Chuyên gia này giải thích rằng, không thể đưa ra những đánh giá chính xác hơn. "Nếu giá thành của các máy bay Mi-8 được công bố ở mức độ nào đó, thì không có thông tin tương tự liên quan tới Mi-28, ông Frolov nói.
Sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong số các hệ thống tên lửa phòng không đó là các tổ hợp "Pantzir" và S-300VM ("Antey-2500). Trong năm 2016, S-300 sẽ được bàn giao cho Kazakhstan và Iran. Belorusia sẽ tiếp nhận các tổ hợp "Buk" theo kế hoạch.
Việt Nam chi khoảng gần 600 triệu USD cho tàu ngầm của Nga. Các tàu tên lửa dự án 12418 cũng sẽ được bàn giao cho Việt Nam. Thêm 2 chiếc tàu tên lửa sẽ được sửa chữa cho Algeria.
Trước đó, tổng thống Putin đã liệt kê Ấn Độ, Iraq, Ai Cập, Việt Nam, Trung Quốc và Algeria là những khách hàng chính mua vũ khí Nga, cũng như đặt kỳ vọng vào thị trường vũ khí Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Nam Á, Trung Đông.
Tổng cộng trong năm ngoái, bất chấp những biện pháp trừng phạt, các sản phẩm vũ khí của Nga đã được xuất khẩu sang 58 quốc gia, tổng số lượng các đối tác của Nga trong lĩnh vực này vượt qua con số 100 nước.
Xe tăng T-72B3 được sử dụng tại cuộc thi "Đấu tăng - Tank Biathlon 2016.
Trong những năm gần đây, theo đề nghị của Phương Tây, hoạt động hợp tác kỹ thuật - quân sự với các nước châu Âu gần như bị chấm dứt, nhưng điều đó không ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu.
Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (Nga), ông Ruslan Pukhov cho biết, xuất khẩu vũ khí và khí tài quân sự được hiểu là giá trị thực tế của các sản phẩm được bàn giao.
Chuyên gia này cảnh báo rằng, chỉ số này không nên nhầm với giá trị của các hợp đồng được ký trong năm, và tổng giá trị các hợp đồng được ký vào cuối năm vì nó thường cao hơn.
Cũng cần phải phân định rõ giá trị các sản phẩm được bàn giao và tổng thu ngoại tệ - số tiền thu từ các thiết bị được cung cấp mà có thể được chuyển vào năm tiếp theo.
Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ chỉ rõ rằng, mặc dù "Rosoboronexport" là đơn vị duy nhất ở Nga có quyền xuất khẩu khí tài quân sự và vũ khí, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí lớn hơn là nhờ doanh thu đến từ các nhà cung cấp phụ tùng, dụng cụ và phụ kiện độc lập.
Thêm vào đó, là khoản chênh lệch của các bản hợp đồng của những nhà xuất khẩu vũ khí độc lập ký kết trước năm 2007 (trước khi Rosoboronexport trở thành đơn vị xuất khẩu đặc biệt duy nhất).
Theo thông tin của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga tăng từ 10,9 tỷ USD vào năm 2011 lên 13 tỷ USD vào năm 2015, tuy nhiên căn cứ vào chỉ số lạm phát năm 2015, tốc độ tăng trưởng của chỉ số này giảm 3,9%.
Bên cạnh đó, trong vòng những năm gần đây, trong bối cảnh tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga giảm từ 517 tỷ USD vào năm 2011 xuống 345 tỷ USD, tỷ lệ xuất khẩu quân sự tăng gần gấp 2 lần - lên 4,19%.
"Tổng thống Nga đã giao nhiệm vụ phải trở lại Châu Phi. Chúng tôi đã tìm thấy các công ty của Nam Phi bày tỏ sự mong muốn hợp tác với chúng tôi trong các dự án nghiêm túc", ông Punchuk chia sẻ với hãng thông tấn ITAR-TASS.
Một trong những hợp đồng lớn nhất tại diễn đàn "Army-2016 được Nga ký với Nigeria. Đã có thông báo chính thức về việc bán "một số lượng đáng kể" các máy bay trực thăng Mi-35M, tuy nhiên giá trị hợp đồng và số lượng cụ thể không được công khai.
Theo các chuyên gia chia sẻ, có thể là 12 chiếc trực thăng với trị giá không dưới 100 triệu USD. Quân đội Nigeria sẽ sử dụng các máy bay này để chống lại tổ chức khủng bố "Boko Haram" - một nhánh của IS.
"Căng thẳng leo thang trên khắp thế giới, thường xuyên gia tăng các cuộc xung đột quân sự khiến nhu cầu vũ khí và khí tài quân sự tăng theo.
Liên quan tới vũ khí của Nga, thì mối quan tâm tới các sản phẩm này tăng đáng kể trong bối cảnh chúng được sử dụng hiệu quả tại Syria", chủ tịch Viện Chiến lược quốc gia (Nga), ông Mikhail Remizov phân tích.
Theo phó giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, ông Constanton Makienko, chỉ có Mỹ mới vượt Nga. "Thông tin về xuất khẩu vũ khí được người Mỹ giữ kín hơn chúng ta. Họ công bố thông tin với mức doanh thu thấp hơn và độ trễ lớn", ông Makienko giải thích.
Nếu như so sánh các chỉ số xuất khẩu trong những năm trước, thì kể cả phần được công khai chính thức của Mỹ cũng vượt Nga 2-2,5 lần.
Theo ông Makienko, các khách hàng mua vũ khí của Mỹ rất đa dạng: Đó là cả những đối tác châu Âu, cả các nước Ả Rập và nhiều nước khác. Trong năm ngoái, Nga đã cạnh tranh vị trí thứ hai về tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí với Anh và số lượng các hợp đồng ký kết với Pháp.
Theo Thế giới trẻ
Vì sao tiêm kích Su-30 Ấn Độ liên tục gặp nạn Môi trường khắc nghiệt, bảo dưỡng kém và huấn luyện cường độ quá cao có thể là những nguyên nhân khiến Ấn Độ liên tục tổn thất máy bay Su-30. Máy bay Su-30 của Ấn Độ rơi năm 2011. Ảnh: rediff Không quân Ấn Độ (IAF) có hơn 242 tiêm kích Su-30 MKI (tính cả số máy bay đã đặt hàng là 272)...