Ấn Độ muốn đưa nhiều du khách đến Khu khảo cổ Cát Tiên
Ngài Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM bất ngờ khi tham quan Khu khảo cổ Cát Tiên, vì có nhiều nét tương đồng với văn hóa, tín ngưỡng Ấn Độ, có nguồn gốc từ Balamon giáo.
Ngài Madan Mohan Sethi, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM vừa đến thăm Di tích Quốc gia đặc biệt Khu khảo cổ Cát Tiên.
Ngài Tổng lãnh sự Ấn Độ thăm không gian trưng bày các hiện vật khảo cổ tại Di tích Cát Tiên
Ngài Tổng lãnh sự đã bày tỏ niềm vui và bất ngờ trước Di chỉ khảo cổ Cát Tiên với nhiều nét tương đồng với văn hóa, tín ngưỡng Ấn Độ, có nguồn gốc từ Balamon giáo; đồng thời, trao đổi cùng lãnh đạo quản lý Khu di tích về vấn đề phát triển du lịch văn hóa gắn với du lịch sinh thái trên sông Đồng Nai và Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên; tăng cường giao lưu văn hóa giữa Việt Nam nói chung, Cát Tiên – Lâm Đồng nói riêng với Ấn Độ.
Ngài Tổng lãnh sự mong muốn trong thời gian tới sẽ thúc đẩy sự gắn kết ngoại giao văn hóa để ngày càng có nhiều du khách Ấn Độ đến với Cát Tiên, Lâm Đồng, đến với Việt Nam, để thêm nhiều người dân Ấn Độ hiểu biết về mảnh đất, con người nơi đây, từ đó tăng cường giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa hai nhà nước, hai dân tộc.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng phụ trách Khu di tích, khu khảo cổ Cát Tiên được phát hiện năm 1985, diện tích trung tâm nằm trên một vùng gần 50 ha tại Thôn 1, xã Quảng Ngãi, nơi tập trung dày đặc các phế tích kiến trúc.
Đoàn đi tham quan di chỉ khảo cổ gò 2A
Di tích Khảo cổ Cát Tiên là quần thể các phế tích kiến trúc bằng gạch quy mô rộng lớn, trải dài khoảng 15 km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ và Gia Viễn dọc bên sông Đồng Nai, có niên đại gần một thiên niên kỷ, từ thế kỷ III – IV đến thế kỷ X – XI.
Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 3.000 hiện vật, đa dạng về chất liệu như vàng, bạc, đồng, sắt, đá quý, gốm, đá, phong phú về loại hình, có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, bao gồm: Vật liệu kiến trúc, cấu kiện trang trí, tượng thờ (Ganesa và Uma), linga, yoni, sưu tập hiện vật vàng lá, đồ trang sức, các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất, nhóm hiện vật mang tính chất nghi lễ bằng đồng thau, đồ gốm…
Vì sao Ấn Độ khó thay thế được du khách Trung Quốc ở Đông Nam Á?
Nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, kỳ vọng du khách Ấn Độ sẽ "điền vào chỗ trống" mà du khách Trung Quốc để lại.
Nhưng sự thật liệu có xảy ra?
Singapore đón 1,4 triệu khách Ấn Độ vào năm 2019 tuy nhiên trong 1,5 triệu khách quốc tế đến đảo quốc này nửa đầu năm nay chỉ có 219.000 khách Ấn Độ. Khách Trung Quốc còn 17.000 lượt, rất nhỏ nhoi so với 3,6 triệu người từng đến Singapore năm 2019.
Khách Trung Quốc tham quan một ngôi đền ở Chiang Rai, Thái Lan, trước đại dịch
Không chỉ Singapore. Sự vắng mặt của du khách Trung Quốc được nhìn thấy một cách rõ rệt trong toàn khu vực Đông Nam Á. Thái Lan từ chỗ đón hơn 11 triệu khách Trung Quốc trước đại dịch giờ chỉ còn vài ngàn; Indonesia, từ 2 triệu xuống còn 20.000; Việt Nam từ 5 triệu trước dịch còn 25.000 trong 9 tháng năm nay.
Để lấp đầy khoảng trống, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã đặt kỳ vọng vào sự gia tăng của du khách Ấn Độ và gia tăng hàng loạt chương trình quảng bá. Nhưng hãy nhìn vào Singapore, nơi đón số lượng khách Ấn vào hàng lớn nhất Đông Nam Á, sẽ thấy kỳ vọng này khó trở thành sự thật.
"Điều này xảy ra bất chấp những nỗ lực kéo khách du lịch Ấn Độ đến Singapore thông qua nhiều chiến dịch quảng bá và tiếp thị dài hơi của chúng tôi", GB Srithar, Giám đốc khu vực của Tổng cục Du lịch Singapore phụ trách Ấn Độ - Trung Đông - Nam Á và châu Phi, phát biểu.
Trong khi đó, Kevin Cheong, quản lý của Công ty tư vấn du lịch Syntegrate LLP, cho biết du khách Trung Quốc có xu hướng tiêu tiền nhiều hơn khách Ấn Độ và sẵn sàng chi trả nhiều hơn trong kỳ nghỉ. "Nếu nhắm đến du khách Ấn Độ thì đối tượng khách hạng trung có thể không thấy Singapore hấp dẫn vì khả năng chi trả". Ví dụ, giá phòng khách sạn trung bình ở Singapore đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm, gần 200 USD cho mỗi đêm vào tối thứ 7. Còn các khách sạn 5 sao đã lên giá 344 USD.
Một vấn đề khác đối với khách Ấn, theo Kevin Cheong là kết nối vận chuyển. "Ở Ấn Độ, nếu tôi cách sân bay 100 km thì phải mất gần 1 ngày để di chuyển. Trong khi đối với Trung Quốc, họ có nhiều lựa chọn với đường cao tốc, đường sắt trên cao... và chỉ mất 45 phút hoặc 1 giờ là tới sân bay. Vì vậy, khả năng kết nối nội bộ và tiếp cận sân bay quốc tế ở Trung Quốc lớn hơn. Điều này gián tiếp hạn chế lượng khách Ấn Độ ở tầm trung đi du lịch nước ngoài."- Kevin Cheong nhận xét.
Du khách Ấn Độ ở Pattaya, Thái Lan
Các quốc gia ở Đông Nam Á đang nỗ lực thu hút du khách Ấn Độ để thay thế khách Trung Quốc nhưng có vẻ như điều này là bất khả thi.
"Lạm phát ở nhiều quốc gia hiện rất cao, suy thoái kinh tế đang hiện hữu và những khủng hoảng địa chính trị tiếp diễn đã ngăn nhiều du khách đặt chuyến đi cho kỳ nghỉ sắp tới. Vì lý do đó, tôi bi quan về triển vọng hồi phục du lịch như trước đại dịch cho đến cuối thập kỷ này", Christopher Khoo, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn du lịch quốc tế MasterConsult Services, nhận định.
Vị này cũng cho rằng, Singapore cũng như những quốc gia khác trong khu vực, đang chờ đợi du khách Trung Quốc. "Ngay khi Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế đi lại, tôi chắc chắn Singapore sẽ nhanh chóng đẩy mạnh quảng bá để thu hút du khách đến từ nước này", Khoo nói.
Du khách Ấn Độ quan tâm lớn tới Việt Nam dịp nghỉ lễ cuối năm Theo tờ Financial Express (Ấn Độ), Việt Nam đang là điểm đến phổ biến với người Ấn trong kỳ nghỉ mùa lễ hội cuối năm nay. Trước đó, tờ Travel Leisure cũng liệt kê Việt Nam là một trong 10 điểm đến lý tưởng nhất để người Ấn du lịch vào kỳ nghỉ lễ Diwali nhờ kết nối chuyến bay thuận tiện và...