Ấn Độ mua thêm 6 máy bay vận tải C-130J
Ngày 13-9, Hội đồng mua sắm quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông qua kế hoạch mua 6 chiếc máy bay vận tải C-130J Hercules của Mỹ, bổ sung cho 6 chiếc C-130J hiện đang trong biên chế của không quân nước này.
Động thái trên diễn ra ngay trước chuyến thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Barack Obama của Thủ tướng Manmohan Singh vào ngày 27-9 tới.
Giống với lô 6 chiếc C-130J đầu tiên, thỏa thuận mua sắm mới trị giá hơn 1 tỷ USD này sẽ được thực hiện theo chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) giữa giữa hai chính phủ, không qua đấu thầu.
Theo các nguồn tin, các cuộc đàm phán về giá cả đã hoàn thành và kế hoạch này sẽ được chuyển lên Ủy ban an ninh nội các Ấn Độ để phê chuẩn.
Không quân Ấn Độ hiện đang vận hành 6 chiếc máy bay vận tải C-130J được mua theo một hợp đồng trị giá 1,06 tỷ USD ký với Mỹ năm 2007 và hiện đang được triển khai tại Căn cứ không quân Hindon.
Video đang HOT
Máy bay vận tải C-130J Hercules của không quân Ấn Độ (chiếc đỗ ở hàng đầu)
Dự kiến, 6 chiếc C-130J mới này sẽ được biên chế tại Panagarh ở Tây Bengal, nơi sẽ trở thành sở chỉ huy của Quân đoàn tấn công sơn cước của lục quân.
Hồi tháng trước, Không quân Ấn Độ đã điều loại máy bay vận tải quân sự này tới khu vực biên giới với Trung Quốc và hạ cánh xuống sân bay Daulat Beg Oldie, ở khu vực Ladakh, gần giới tuyến không chính thức giữa Ấn Độ và Trung Quốc và đang được New Delhi kiểm soát. Daulat Beg Oldie là sân bay cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 5.065 mét so với mực nước biển. Động thái này được cho là nhằm gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh.
Cũng trong phiên họp này, Hội đồng mua sắm quốc phòng cũng đã thông qua đề xuất đặt mua 235 chiếc xe tăng T-90 trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Số xe tăng chiến đấu chủ lực này sẽ được sản xuất tại Ấn Độ theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ mà nước này đã ký với Nga.
Theo ANTD
Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt tăng cường binh lực đến biên giới Syria
Ngày 5-9, hãng thông tấn Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, nước này đã triển khai các đơn vị quân đội dọc biên giới phía nam giáp với Syria trong bối cảnh Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự đối với quốc gia Ả-rập này.
Theo Dogan, hôm 4-9, một đoàn gồm 20 chiếc xe tăng và xe bọc thép đã được triển khai đến khu vực biên giới Yayladagi thuộc tỉnh Hatay, và thêm 15 chiếc khác đã được triển khai đến vào ngày 5-9.
Xe tăng, bệ phóng tên lửa và pháo phòng không được triển khai trên các đỉnh đồi gần thị trấn biên giới Kilis đều nhằm vào Syria, kênh truyền hình quốc gia TRT của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin .
Trong khi đó, hãng thông tấn Anatolia của nước này cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai số lượng lớn binh lính tại khu vực biên giới phía nam và sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
Trước đó, 6 khẩu đội tên lửa phòng không Patriot, được các quốc gia thành viên NATO cung cấp, cũng đã được triển khai tại khu vực này để sử dụng trong trường hợp xảy ra chiến sự tại Syria.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ hành quân lên biên giới
Thổ Nhĩ Kỳ, nước ủng hộ quân nổi dậy chiến đấu nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, có chung đường biên giới với Syria dài hơn 900 km.
Mỹ và đồng minh, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng cần phải tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria để đáp trả việc chính phủ nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.
Hôm 4-9, ngay trước khi lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định rằng nước ông sẽ tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự quốc tế nào chống lại Syria.
Theo ANTD
Ấn Độ lập "Chuỗi tràng hạt" kiểm soát biên giới Trung-Ấn Để đối phó với những hành động của Trung Quốc đang ngày một gia tăng ở khu vực biên giới 2 nước, Ấn Độ đã phân đoạn biên giới và xây dựng thêm 35 trạm gác tiền tiêu, nhằm chống xâm nhập, siết chặt an ninh biên giới. Theo tin của Press Trust của Ấn Độ ngày 1/9, hiện nay Ấn Độ đã...