Ấn Độ lên kế hoạch tiêm liều tăng cường vaccine phòng COVID-19 cho đội ngũ y tế
Ngày 25/12, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo nước này sẽ bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine phòng COVID-19 như một biện pháp phòng ngừa cho các nhân viên y tế và tuyến đầu từ ngày 10/1 tới, trong bối cảnh các ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tăng lên trên khắp Ấn Độ.
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài phát biểu toàn quốc, ông Modi cũng cho biết những người từ 15-18 tuổi sẽ bắt đầu được tiêm vaccine phòng COVID-19 từ ngày 3/1 và những người trên 60 tuổi mắc các bệnh nền sẽ được tiêm mũi tăng cường sau khi có khuyến nghị của bác sĩ. Ông Modi nói: “Từ quan điểm phòng ngừa, chính phủ đã quyết định rằng nhân viên y tế và tuyến đầu cần bắt đầu có biện pháp phòng ngừa”.
Ấn Độ đã ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp nhiễm Omicron, với 415 ca trên 17 bang của Ấn Độ. Chính phủ Modi đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, tiêm ít nhất một liều cho 88% trong số 944 triệu dân số đủ điều kiện, và 61% được tiêm đủ hai liều. Trong bối cảnh hàng triệu người vẫn đang đợi tiêm mũi thứ hai, nhà chức trách Ấn Độ sẽ bắt đầu tiêm mũi tăng cường cho các nhân viên y tế và tuyến đầu, những người đã phải chống chọi với làn sóng dịch thứ 2 vào mùa Hè năm nay, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Các chuyên gia y tế cho rằng Ấn Độ cần tăng gấp đôi chiến dịch tiêm chủng và mở rộng phạm vi bao phủ vaccine để ngăn chặn một đợt gia tăng các ca nhiễm mới có thể xảy ra, đặc biệt là ở các vùng hẻo lánh, nơi các cơ sở y tế thưa thớt.
WHO kêu gọi G20 đóng góp tài chính và vaccine cho COVAX
Ngày 7/6, ông Bruce Aylward, Cố vấn cấp cao của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này đang đàm phán với các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, về vấn đề quyên góp tài chính và vaccine phòng COVID-19 cho chương trình COVAX, cơ chế chia sẻ vaccine cho các nước nghèo do WHO khởi xướng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hyderabad, Ấn Độ, ngày 31/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Aylward đồng thời là điều phối viên của ACT-Accelerator, chương trình hợp tác toàn cầu nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và phân phối công bằng vaccine. Ông cho biết WHO mong muốn Mỹ, các nước Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada và Nhật Bản đóng góp vaccine ngừa COVID-19.
Ông Aylward cũng cho rằng đề xuất nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vaccine mà EU gửi tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hôm 4/6 vừa qua chưa đủ thuyết phục, đồng thời khẳng định việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19 "sẽ mang lại thêm giá trị".
Liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, cùng ngày, tại Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố chính phủ liên bang sẽ cung cấp vaccine COVID-19 miễn phí cho tất cả người trưởng thành từ cuối tháng 6 này trong nỗ lực đảo chiều đại dịch đã cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người ở quốc gia Nam Á này.
Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Modi nêu rõ, chính phủ liên bang sẽ đảm trách nhiệm vụ tiêm chủng từ chính quyền các bang. Ông nói: "Từ ngày 21/6, tất cả người trên 18 tuổi sẽ được tiêm chủng miễn phí".
Trước đó, chính phủ liên bang đã tiêm vaccine COVID-19 miễn phí cho người cao tuổi và nhân viên tuyến đầu, trong khi giao chính quyền các bang và các bệnh viện tư nhân quản lý việc tiêm vaccine COVID-19 phải trả phí dành cho các đố tượng trong độ tuổi 18-45.
Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm vaccine Covaxin cho trẻ em Ngày 13/5, giới chức Ấn Độ cho biết Tổng cục Quản lý dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3 vaccine Covaxin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi. Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thông báo của Bộ Y tế, sau khi kiểm tra...