Ấn Độ lập 40 mỏ than, gần 1,7 tỷ m2 rừng cổ thụ bị đe dọa
Ấn Độ đang lên kế hoạch mở thêm 40 mỏ than mới tại một trong những khu rừng quan trọng. Gần 6.000 người và 1,7 tỷ m2 rừng sẽ bị đe dọa bởi kế hoạch này.
Nếu kế hoạch này được thực thi, một khu vực rộng lớn của cánh rừng cổ thụ rộng gần 1,7 tỷ m2 sẽ bị phá hủy.
Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối của quan chức địa phương và thổ dân Ấn Độ.
Theo kế hoạch “Ấn Độ tự chủ” mới của Thủ tướng Narendra Modi để thúc đẩy kinh tế sau Covid-19 và giảm việc nhập khẩu, Ấn Độ sẽ lập ra 40 mỏ than khai thác thương mại tại những khu rừng nhạy cảm về sinh thái nhất của Ấn Độ.
Lao động trẻ em tại một mỏ than lộ thiên ở Ấn Độ. Ảnh: Dommergues.
Trong số đó là bốn khu vực của cánh rừng Hasdeo Arand khổng lồ rộng 1,7 tỷ m2 ở bang Chhattisgarh, miền Trung Ấn Độ. Ước tính trữ lượng than ở đây là khoảng 5 tỷ tấn.
Ngành công nghiệp than đá ở Ấn Độ thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, 40 mỏ than mới này sẽ được mang ra đấu thầu, đánh dấu việc thương mại hóa ngành công nghiệp than của Ấn Độ.
Khu rừng ở Chhattisgarh có trữ lượng than khổng lồ. Ảnh: Alamy.
Cuộc đấu thầu đã gây tranh cãi ở cả địa phương và trong bộ máy chính trị. Ít nhất 7 trong số các khối than được đưa ra đấu thầu nằm ở khu vực cấm khai thác do giá trị môi trường. Khoảng 80% diện tích các khối than là nơi sinh sống của thổ dân. Đây cũng là nơi có độ che phủ rừng dày.
Chính quyền 4 bang – Tây Bengal, Maharashtra, Jharkhand và Chhattisgarh – đã viết thư cho Thủ tướng Modi để phản đối cuộc đấu thầu.
“Nếu chính phủ cho tôi lựa chọn từ bỏ mạng sống của mình để đổi lấy việc không còn hoạt động khai thác trong rừng nữa, tôi sẽ làm điều đó ngay”, Umeshwar Singh Amra, một trong 9 trưởng làng của thổ dân, đã viết trong thư gửi ông Modi phản đối việc đấu thầu khai thác than trong rừng Hasdeo Arand.
Năm 2011, hai mỏ than lộ thiên rộng lớn đã bắt đầu hoạt động ở vùng ven rừng, phá hủy cây cối và khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm bởi khói, nhiệt, tiếng ồn và chất độc. Tội phạm gia tăng mạnh trong khu vực và những con voi sống trong rừng trở nên hung hãn khiến hàng chục người chết.
Viễn cảnh những lô rừng quan trọng hơn, lớn hơn ở Ấn Độ được giao cho tư nhân sẽ dẫn đến nhiều hậu quả hơn thế nữa. Năm ngôi làng sẽ bị phá hủy và hơn 6.000 người, chủ yếu là thổ dân, phải rời nhà cửa. Hàng nghìn ha cây cối sẽ biến mất vì mìn và phá rừng làm đường.
“Nếu nhiều mỏ than hơn xuất hiện, mọi thứ sẽ thay đổi. Tài nguyên thiên nhiên sẽ không còn, lối sống của chúng tôi sẽ biến mất, mọi thứ sẽ bị đe dọa”, ông Amra nói với Guardian. “Chúng tôi là những thổ dân. Chúng tôi không thể đến sống trong các thành phố và không có số tiền nào bù đắp hết cho chúng tôi. Không có khu rừng nào như thế này trên thế giới. Nếu chặt rừng, sẽ không bao giờ có thể trồng lại được nữa”.
Bí mật về bộ lạc cực hung dữ, thấy người lạ là tấn công, giết chết
Đảo North Sentinel là nơi sinh sống của người Sentinel - bộ lạc cực hung dữ, cứ thấy người lạ là tấn công, thậm chí là giết chết mà không đắn đo suy nghĩ. Dù giới chức Ấn Độ tìm cách liên lạc với bộ lạc này nhưng đều không thành công.
Người Sentinel sinh sống trên đảo North Sentinel được đánh giá là bộ lạc cực hung dữ, hễ thấy người lạ là tấn công, thậm chí là giết chết.
Theo một số nhà nghiên cứu, bộ lạc Sentinel bắt đầu sống trên đảo từ cách đây hơn 60.000 năm.
Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, người dân thuộc bộ lạc Sentinel sống tách biệt với thế giới bên ngoài, không có bất cứ mối liên hệ nào.
Người Sentinel có ngôn ngữ riêng, sinh sống bằng cách săn bắn, hái lượm và từ chối liên lạc, tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Trong những năm qua, một số người đã nỗ lực tìm cách liên lạc với bộ lạc Sentinel nhưng đều nhận lấy kết quả không mong muốn.
Cụ thể, bất cứ người nào lại gần hòn đảo, dù có thiện chí tốt đẹp như mang cho lương thực, thực phẩm... nhưng đều bị các thành viên của bộ lạc Sentinel lao ra tấn công bằng cách phóng lao hay bắn tên.
Theo đó, có người đã bỏ mạng khi cố gắng tiếp cận hòn đảo và tìm cách nói chuyện với người Sentinel.
Chính vì vậy, giới chức Ấn Độ quyết định cấm người ngoài tiếp cận bộ lạc vì lý do an toàn của mọi người.
Vào năm 1991, các chuyên gia ước tính có gần 120 người sinh sống trên đảo North Sentinel.
Trải qua nhiều năm, dân số của bộ tộc này có dấu hiệu giảm dần vì thiên tai, dịch bệnh.
Mời độc giả xem video: Bí quyết sống 130 tuổi của bộ tộc ở Trung Đông. Nguồn: VTC16.
Tâm Anh
Rắn hổ mang chúa khổng lồ nôn ra một con rắn hổ mang khác Một khoảnh khắc đáng kinh ngạc về rắn hổ mang chúa đã được ghi hình tại Orissa, Ấn Độ. Harish Chandra Parida, một cư dân của Satyabadi trên địa bàn huyện Puri, Orissa, Ấn Độ, đã bị sốc khi tìm thấy một con rắn hổ mang lớn trong nhà bếp của mình. Một tình nguyện viên có tên Susant Behera đã đáp lại...