Ấn Độ lại siết hàng Trung Quốc
Ấn Độ siết chặt hoạt động giám sát đối với hàng nhập khẩu và đe dọa kế hoạch kinh doanh của nhiều công ty Trung Quốc.
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) trong những tuần gần đây trì hoãn phê duyệt linh kiện điện thoại di động và TV có nguồn gốc từ Trung Quốc, “gây nguy hiểm” cho kế hoạch của các công ty như Xiaomi và Oppo, các nguồn tin từ hai nước ngày 14/8 cho biết.
Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung Quốc, BIS cùng Oppo chưa bình luận, Xiaomi từ chối phản hồi về thông tin.
Động thái của Ấn Độ diễn ra sau vụ ẩu đá chết người tại biên giới Ấn Độ – Trung Quốc hồi tháng 6. Đây là lần đụng độ nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, khiến người Ấn Độ cũng như chính phủ có động thái “tẩy chay” hàng Trung Quốc, gây tổn hại kinh tế cho cả hai quốc gia châu Á. Các quan chức Ấn Độ cảnh báo thiệt hại kinh tế do căng thẳng biên giới sẽ trở nên tồi tệ hơn.
“Mối quan hệ đi xấu đi đáng kể”, một quan chức Ấn Độ nói và cho biết nước này không thể chấp thuận lập tức một số đề xuất đầu tư từ các công ty Trung Quốc. “Chúng tôi không thể làm ăn bình thường nữa”.
Ấn Độ yêu cầu kiểm tra các dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào tháng 4, chính phủ quốc gia Nam Á chậm phê duyệt mọi yêu cầu sau vụ ẩu đả chết người. Bộ Thương mại Ấn Độ chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Xe nâng hàng chuyển một container tại cảng Chennai, Ấn Độ, tháng 3/2012. Ảnh: Reuters.
Một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết chính phủ đang thảo luận chính sách tiêu chuẩn mới, có thể được công bố vào cuối tháng 8, nhắm vào sản phẩm chất lượng thấp từ Trung Quốc và nhiều nơi khác. Cuộc thảo luận này khiến việc phê duyệt cho các công ty Trung Quốc bị đình trệ, thậm chí cả các doanh nghiệp nổi tiếng, trong lúc họ hy vọng tăng doanh số bán hàng, theo một nguồn tin trong ngành công nghiệp Ấn Độ.
“Hàng hóa chưa được thông quan khi tiêu chuẩn đang trong giai đoạn cập nhật vì nhiều dòng sản phẩm có thể bị ảnh hưởng”, quan chức Ấn Độ cho biết.
Trong 10 điện thoại thông minh bán ra tại Ấn Độ, 8 chiếc sản xuất bởi các công ty Trung Quốc, trong đó gồm Xiaomi và Oppo. Dù hai công ty này lắp ráp hầu hết mẫu tại Ấn Độ, Oppo và Xiaomi vẫn phải nhập một số linh kiện từ Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong những tuần qua kêu gọi xây dựng “một Ấn Độ tự lực” và hối thúc ngành công nghiệp tập trung thúc đẩy sản xuất trong nước.
Theo lộ trình của BIS, một số hàng điện tử nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước đều phải đáp ứng tiêu chuẩn của Ấn Độ. Sau khi kiểm tra sản phẩm trong phòng thí nghiệm, BIS sẽ duyệt đơn đăng ký của doanh nghiệp.
Một nguồn tin từ hãng điện thoại thông minh của Trung Quốc cho biết doanh nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng chậm trễ khi BIS mất 15 ngày duyệt đơn, song quy trình xét duyệt nay “bị bỏ lửng”.
Tính đến ngày 14/8, 643 đơn đăng ký đang chờ BIS duyệt, trong đó 394 đơn được nộp từ 20 ngày trước, theo thông tin trên trang web của cơ quan này. Tuy nhiên, BIS không cho biết bao nhiêu đơn đăng ký của các công ty Trung Quốc.
Công ty Dịch vụ Chứng nhận Công nghệ CP-UP, đặt trụ sở tại thành phố Quảng Châu của Trung Quốc, ngày 4/8 thông báo với khách hàng rằng BIS ngừng xử lý đơn đăng ký “của các hãng sản xuất không phải của Ấn Độ” từ hôm 23/7 vì “chiến tranh thương mại Ấn – Trung”.
Chưa rõ hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc có bị Ấn Độ chậm thông quan hay không. Một quan chức BIS cho biết các cuộc kiểm tra bổ sung đang được triển khai và cơ quan này tham vấn với một số bộ trước khi duyệt bất cứ đơn đăng ký nào.
Lính Trung Quốc viết chữ, vẽ bản đồ bên hồ tranh chấp
Binh sĩ Trung Quốc tìm cách củng cố yêu sách lãnh thổ bằng cách viết tên nước, vẽ bản đồ lên dải đất tranh chấp với Ấn Độ.
Ảnh vệ tinh của Planet Labs được NDTV công bố ngày 30/6 cho thấy hai ký tự "Trung Quốc" bằng tiếng Quan thoại cùng bản đồ nước này trên khoảng đất dài 81 m, rộng 25 m và có thể thấy được từ không gian. Ký tự cùng bản đồ Trung Quốc nằm ở dải đất giữa nhánh núi số 4 và số 5 bên hồ Pangong Tso, khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Hồ Pangong Tso trên cao nguyên Tây Tạng, nơi Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) cắt qua, với các nhánh núi vươn ra được đánh số 1-8 từ phía Ấn Độ. New Delhi tuyên bố LAC đi qua gần nhánh núi số 8, trong khi Bắc Kinh khẳng định đường này đi qua trước nhánh núi số 4.
Hai nước thường xuyên triển khai binh sĩ tuần tra trong khu vực nhánh núi 4-8. Tuy nhiên, các cuộc tuần tra chấm dứt sau khi căng thẳng biên giới bùng phát từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.
"Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc rõ ràng không có ý định sớm rời khỏi khu vực này. Chúng tôi cũng đã huy động viện binh từ lục quân và lực lượng cảnh sát biên phòng Ấn Độ-Tây Tạng tới khu vực hồi tháng 5 để ứng phó với bất cứ tình huống nào. Chúng tôi muốn khôi phục tình trạng như trước và lính PLA phải lùi về vị trí ban đầu", một quan chức Ấn Độ cho biết.
Dòng chữ và bản đồ Trung Quốc trên khu vực tranh chấp bên hồ Pangong Tso. Ảnh: Planet Labs.
Lính Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần đụng độ ở khu vực phía tây dãy Himalaya trong những tháng qua, đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có một đại tá. Trung Quốc xác nhận có thương vong song chưa công bố chi tiết số thương vong cùng danh tính của họ.
Bất chấp các đại diện ngoại giao và quân sự cam kết hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực biên giới sau vụ ẩu đả, Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục điều thêm binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho lực lượng tại chỗ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ trong thông cáo ngày 26/5 cho biết đã điều "lượng lớn quân" và "tương đương Trung Quốc" đến biên giới. Một số nguồn tin cho biết lực lượng này gồm khoảng 36.000 binh sĩ cùng tăng chủ lực và lựu pháo.
Lục quân và không quân Ấn Độ đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không phản ứng nhanh tới khu vực Ladakh "để ngăn chặn bất cứ chuyến bay liều lĩnh nào của tiêm kích hay trực thăng PLA". Động thái diễn ra sau khi Trung Quốc bị nghi xây bãi đáp trực thăng mới ở khu vực nhánh núi số 4 bên Pangong Tso, gần một tiền đồn quân sự Ấn Độ.
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NY Times.
Cú đấm châm ngòi ẩu đả biên giới Ấn - Trung Trung Quốc xích mích nhiều nước giữa Covid-19 Người Ấn Độ sục sôi lửa giận với Trung Quốc Ấn - Trung 'vừa đấm vừa xoa' sau ẩu đả biên giới Hơn một thế kỷ tranh chấp biên giới Ấn - Trung
'Camera không cho thấy tôi khạc nhổ như cáo buộc' Trao đổi với Zing, nhân vật trong đoạn video bị cáo buộc khạc nhổ trong thang máy ở Ấn Độ khẳng định mình không có hành vi vi phạm như truyền thông nước này đưa tin. Một số hãng tin tại Ấn Độ ngày 17/4 đăng tải thông tin có hai người Việt bị cáo buộc nhổ nước bọt trên tường và điện...