Ấn Độ ký hiệp định quốc phòng với Nhật Bản, đối phó Trung Quốc
Ấn Độ đang củng cố quyền kiểm soát chiến lược ở Ấn Độ Dương và xa hơn thông qua hiệp định quân sự với các quốc gia thân thiện, để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản mới từ chức Abe Shinzo.
Theo Times of India, Nhật Bản là quốc gia thứ 6 ký hiệp ước trao đổi hậu cần quốc phòng song phương với Ấn Độ, sau Mỹ, Pháp, Úc, Hàn Quốc và Singapore. Hiệp định cho phép tàu chiến và máy bay của hai nước dừng chân ở nước kia để trao đổi hậu cần, cũng như tăng cường tương tác và hợp tác quốc phòng giữa hai nước
“Ấn Độ đang đàm phán hiệp định quốc phòng tương tự với Anh và Nga. Chúng tôi sẽ ký hiệp định với Nga vào cuối năm nay. Chúng tôi không có kế hoạch xây dựng căn cứ ở nước ngoài như Trung Quốc đang làm”, một quan chức Ấn Độ nói.
Video đang HOT
Hai thỏa thuận quốc phòng mà Ấn Độ ký với Úc và Nhật Bản gần đây được kỳ vọng sẽ tăng cường quan hệ đối tác giữa các nước trong Bộ tứ (Quad) và được đánh giá là một phần trong nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Ajay Kumar và Đại sứ Nhật Bản Suzuki Satoshi đã ký hiệp định vào ngày 10.9. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản mới từ chức, Abe Shinzo đã đồng thuận về hiệp định, vốn được hai bên tích cực đàm phán kể từ năm 2018.
Hiệp định được coi là dấu hiệu “hợp tác quốc phòng ngày càng sâu rộng” giữa Nhật Bản và Ấn Độ, thúc đẩy “hòa bình và an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Hiệp định có hiệu lực trong 10 năm, với điều khoản tự gia hạn trừ khi một trong hai nước hủy bỏ.
Năm 2016, Ấn Độ cũng ký hiệp định trao đổi hậu cần với Mỹ, giúp tàu chiến Ấn Độ tiếp cận các căn cứ Mỹ ở Djibouti, đảo Diego Garcia, đảo Guam và Vịnh Subic. Hai năm sau, Ấn Độ ký hiệp định với Pháp, giúp hải quân Ấn Độ vươn xa hơn, đến căn cứ Pháp trên đảo Reunion gần Madagascar và Djibouti ở vùng Sừng châu Phi.
Suga Yoshihide - ứng cử viên sáng giá cho vị trí Thủ tướng Nhật Bản
Ông Suga được coi là ứng cử viên hàng đầu cho chiếc ghế Thủ tướng khi nhận được sự hậu thuẫn của ông Abe Shinzo và đảng cầm quyền (LDP).
Trong suốt những ngày qua, truyền thông Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung đều đang hướng sự chú ý tới ông Suga Yoshihide, Chánh văn phòng Nội các. Ông Suga được coi là ứng cử viên hàng đầu cho cương vị Thủ tướng Nhật Bản khi nhận được sự hậu thuẫn của ông Abe Shinzo và các nhà lập pháp trong đảng cầm quyền (LDP).
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga là "cánh tay phải" của Thủ tướng Abe trên mặt trận đối ngoại. (Nguồn: Reuters).
Trong cuộc khảo sát do báo Kyodo News tiến hành vào hôm qua (9/9), có tới 77% các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền có kế hoạch bỏ phiếu bầu ông Suga Yoshihide, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, giữ vị trí thủ tướng kế nhiệm ông Abe Shinzo - người đã bất ngờ từ chức hôm 28/8 vừa qua vì lý do sức khỏe. Ông Suga cũng nhận được sự ủng hộ ở mức cao với 50,2% từ các cử tri trong nước.
Trong cuộc khảo sát này, trong số 394 nhà lập pháp của đảng LDP, có tới 304 thành viên (tương đương 77%), dự định sẽ bỏ phiếu cho ông Suga, người được xem là cánh tay phải của ông Abe trong gần 8 năm qua và cam kết sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế và đối ngoại của ông Abe nếu đắc cử. Cùng với đó, ông Suga nhận được sự ủng hộ từ 5 trong số 7 phe phái chính của đảng LDP với tổng số hơn 250 thành viên, cũng như 48 trong số 64 nhà lập pháp không liên kết. Ông Suga còn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ Tổng Thư ký LDP Toshihiro Niikai.
Trong một tuyên bố, ông Suga nhấn mạnh, nếu được bầu giữ vai trò thủ tướng, nhiệm vụ hàng đầu của ông sẽ là ưu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đại dịch Covid-19 và ổn định, phát triển kinh tế:
"Trước tiên, chúng ta phải vượt qua cuộc khủng hoảng liên quan đại dịch Covid-19, sau đó đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ bằng cách thực hiện các cải cách sâu rộng, tập trung đầu tư cho các lĩnh vực được xem là thách thức của Nhật Bản, chẳng hạn như chuỗi cung ứng hay vấn đề già hóa dân số".
Trong số những ứng cử viên nổi bật khác, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida nhận được 53 ý kiến ủng hộ, trong khi cựu Bộ trưởng Quốc Shigeru Ishiba nhận được 27 ý kiến ủng hộ.
Ông Suga Yoshihide, 71 tuổi, đã giữ vị trí Chánh Văn phòng Nội các kể từ khi Thủ tướng Abe quay trở lại chính quyền từ tháng 9/2012. Ông được tin tưởng giao phó cho vị trí quan trọng này, đồng thời là người phát ngôn hàng đầu của chính phủ, điều phối chính sách và bộ máy nội các Nhật Bản./
Nga hy vọng Nhật Bản tiếp tục giải quyết vấn đề đảo tranh chấp khi có Thủ tướng mới Nga hy vọng các cuộc đàm phán về một hiệp ước hòa bình sẽ được tiếp tục dưới thời một nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản. Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Nga Dmitry Peskov vừa bày tỏ hy vọng, người kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo sẽ tiếp tục cam kết thúc đẩy quan hệ với Nga để...