Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới
Thủ tướng Ấn Độ Modi tuyên bố khởi động chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới, trong đó ưu tiên các nhân viên y tế tuyến đầu.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến có bài phát biểu trực tuyến trước các nhân viên y tế khi khởi động chiến dịch tiêm chủng, song ông chưa tiêm ngay vaccine Covid-19 vì nước này dành ưu tiên cho y bác sĩ và nhân viên tuyến đầu. Thủ tướng 70 tuổi khẳng định các chính trị gia không phải nhân viên tuyến đầu.
Chính phủ Ấn Độ cho biết khoảng 100 người sẽ được tiêm vaccine tự nguyện tại 3.006 trung tâm khắp cả nước trong ngày đầu tiên khởi động chiến dịch tiêm chủng. “Đây sẽ là chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới, bao phủ khắp phạm vi đất nước”, văn phòng Thủ tướng Modi ra tuyên bố.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Covaxin trong quá trình thử nghiệm ở Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 26/11/2020. Ảnh: Reuters.
Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ ưu tiên vaccine cho khoảng 30 triệu nhân viên y tế , vệ sinh và lực lượng an ninh. Tiếp đến là khoảng 270 triệu người trên 50 tuổi hoặc có bệnh lý nền được xếp vào nhóm nguy cơ cao.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới sau Trung Quốc, cho biết có thể không cần tiêm vaccine cho toàn bộ 1,35 tỷ dân để tạo miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ tiêm vaccine cho một nửa dân số Ấn Độ cũng khiến chiến dịch tiêm chủng này trở thành lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, những người tình nguyện tiêm vaccine sẽ không thể lựa chọn giữa vaccine của Oxford/AstraZeneca và vaccine do hãng dược Ấn Độ Bharat Biotech sản xuất.
Video đang HOT
New Delhi đã mua 11 triệu liều vaccine AstraZeneca do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất và 5,5 triệu liều vaccine Covaxin của Bharat Biotech. Theo cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ, vaccine AstraZeneca có hiệu quả 72%, trong khi Bharat Biotech dự kiến công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối của Covaxin vào tháng 3.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 10,5 triệu ca nhiễm và hơn 150.000 ca tử vong do nCoV.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 78,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 23/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 78.516.856 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.727.079 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 55.269.329 người.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với tổng số 18.687.330 ca nhiễm, trong đó 330.841 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 10.106.499 ca nhiễm, trong đó 146.509 ca tử vong. Brazil đứng thứ 3 với 7.320.020 ca nhiễm, trong đó 188.285 ca tử vong.
Tại châu Á , Hàn Quốc siết chặt biện pháp phòng dịch trước thềm Năm mới 2021. Trong bối cảnh số ca mắc mới chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt trong mấy ngày qua, Thủ tướng Chung Sye-kyun yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ đối với những người không có phận sự tới những địa điểm có rủi ro cao (liên tiếp phát sinh các ổ lây nhiễm tập thể gần đây) như viện dưỡng lão, bệnh viện tâm thần... đồng thời cấm các cuộc tụ tập riêng tư ngoài mục đích công việc giữa các nhân viên trong bệnh viện.
Chính phủ Hàn Quốc cũng siết chặt quy tắc phòng dịch đối với các nhà hàng, quán ăn... như cấm đặt bàn trên 5 người; các khách sạn, nhà nghỉ chỉ được phép nhận đặt phòng dưới 50% công suất; các rạp chiếu phim trên toàn quốc phải đóng cửa sau 21h thay vì chỉ các rạp tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận như hiện nay. Các cơ sở tôn giáo chỉ được tổ chức cầu nguyện theo hình thức trực tuyến.
Những hạn chế này được áp dụng từ ngày 24/12 đến ngày 3/1/2021 trên phạm vi toàn quốc và các địa phương không được phép tự ý nới lỏng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 19/12/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Đài KCBS của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đang thúc đẩy tuần tra biên giới và nhiều nơi khi hạn chót cuối năm của "chiến dịch 80 ngày" sắp đến nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế. Đặc biệt, Triều Tiên đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ ở khu vực biên giới bằng cách tiến hành tái kiểm tra các cơ sở, bao gồm các cây cầu gần biên giới, nhà ga và thương cảng. Hiện Triều Tiên đã tuyên bố không có trường hợp nào mắc COVID-19, nhưng đã nỗ lực trên toàn quốc để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới vào đầu năm nay.
Nhật Bản ngày 23/12 ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức cao kỷ lục với 3.271 ca, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên 206.988 ca không bao gồm những ca nhiễm liên quan đến du thuyền hồi đầu năm nay. Số ca tử vong tại Nhật Bản trong vòng 24 giờ qua cũng tăng thêm 56 ca, đưa tổng số ca tử vong lên 3.082 ca.
Tại châu Âu , Đức lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 cao nhất trong ngày từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại nước này. Theo thống kê từ cơ quan y tế Đức, chỉ trong 24 giờ qua, cả nước Đức đã ghi nhận 940 ca tử vong do COVID-19, trong khi số ca mắc cũng tăng thêm hơn 21.800. Đây là ngày đầu tiên kể từ hồi đầu tháng 12 nước Đức ghi nhận số ca nhiễm mới giảm so với ngày trước đó, song số ca tử vong lại tăng lên mức cao nhất từ đầu dịch.
Chính phủSéc đã gia hạn tình trạng khẩn cấp và thông báo các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, trong đó có quy định đóng cửa các cửa hàng, do số ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt đầu tăng vọt trở lại. CH Séc phát hiện thêm 10.821 ca mắc COVID-19, đánh dấu lần đầu tiên kể từ ngày 6/11 số ca mắc mới vượt ngưỡng 10.000 ca. Đến nay, nước này xác nhận 635.000 ca mắc COVID-19 và 10.500 ca tử vong.
Tại Pháp, bà Karine Lacombe - người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Saint-Antoine của Paris (Pháp), cho biết dịch COVID-19 ở Pháp hiện chưa được kiểm soát và có khả năng phải tiến hành một đợt phong tỏa mới. Các chuyên gia y tế đã bày tỏ lo ngại rằng dịp lễ Giáng sinh có thể dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19 tại Pháp và châu Âu. Số liệu công bố ngày 22/12 cho thấy, trong vòng 24 giờ Pháp ghi nhận thêm 11.795 ca mắc COVID-19 và 802 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này đến nay là 2,49 triệu ca, trong đó có 61.700 ca tử vong.
Liên quan đến biến thể VUI-202012/01 ở Anh, đến nay hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới đã áp đặt lệnh cấm hoặc hạn chế hoạt động đi và đến từ Anh nhằm ngăn chặn sự lây lan của chủng mới này. Bên cạnh đó, nhiều nước cũng đã lên kế hoạch hồi hương công dân ở Anh như Litva, Latvia, Estonia và Bulgaria.
Tuy nhiên, Anh và Pháp đã nới lỏng hạn chế đi lại để đảm bảo chuỗi cung ứng. Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps thông báo nước này và Pháp đã đạt thỏa thuận cho phép các phương tiện lưu thông trở lại giữa biên giới hai bên từ ngày 23/12. Thỏa thuận đạt được trong bối cảnh lệnh cấm đi lại trong 48 giờ qua nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19 đã đe dọa nghiêm trọng các chuỗi cung ứng. Trong khi đó, Bộ trưởng Nhà ở của Anh Robert Jenrick cho biết Chính phủ Anh đang cân nhắc phương án mở rộng phạm vi áp đặt các hạn chế phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt nhất, trong bối cảnh biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan.
Ngày 23/12, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong (Trung Quốc) thông báo đã ghi nhận 2 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Phi , Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari kêu gọi người dân tăng cường phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời khuyến nghị cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn trước mùa lễ hội. Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới tăng cao ở quốc gia đông dân nhất châu Phi này.
Trong khi đó, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Bộ Y tế Tunisia thông báo nước này sẽ cấm tổ chức tất cả các sự kiện, bao gồm cả những hoạt động chào đón Năm mới, và gia hạn lệnh giới nghiêm ban đêm đến ngày 15/1/2021. Chính phủ Tunisia đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ tháng 10 vừa qua và cấm người dân đi lại giữa các vùng ở quốc gia Bắc Phi này. Đến nay, Tunisia đã ghi nhận tổng cộng 123.323 ca nhiễm, trong đó có 4.237 ca tử vong.
Ở Ai Cập, Thủ tướng Mostafa Madbouli ngày 23/12 tuyên bố nước này cấm tổ chức tất cả các hoạt động đón mừng Năm mới để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Số ca nhiễm mới theo ngày tại Ai Cập vẫn tiếp tục tăng trong những tuần gần đây, hiện tổng số ca bệnh tại quốc gia đông dân nhất thế giới Arab này đã tăng lên hơn 127.000 ca, trong đó hơn 7.100 ca tử vong.
Tại Australia, bang New South Wales (NSW) ghi nhận thêm 8 ca mắc mới trong cộng đồng trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại ổ dịch ở khu vực ven biển phía Bắc trung tâm thành phố Sydney lên 97 trường hợp. Do đó, NSW duy trì các hạn chế xã hội trong dịp Giáng sinh.
Đáng chú ý, đại dịch COVID-19 đã chính thức lây lan tại tất cả các lục địa trên Trái đất, sau khi các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được ghi nhận tại một cơ sở nghiên cứu của Chile ở Nam Cực hôm 21/12.
Về vấn đề vaccine , vaccine phòng bệnh COVID-19 do Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) phát triển đã cho thấy độ an toàn và khả năng tạo phản ứng miễn dịch trong thử nghiệm giai đoạn 1 và 2. Các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine ZF2001, được CAS phối hợp với một đơn vị thuộc Công ty dược sinh học Chongqing Zhifei phát triển, đã bắt đầu được triển khai hồi tháng trước tại Trung Quốc. Giai đoạn thử nghiệm này đặt mục tiêu huy động 29.000 tình nguyện viên trên khắp Trung Quốc, Uzbekistan, Indonesia, Pakistan và Ecuador.
Trong khi đó, Nga thông báo dừng dùng giả dược trong thử nghiệm đối với vaccine Sputnik V.
Bên cạnh đó, nhiều nước đang xúc tiến kế hoạch mua và tiêm chủng vaccine cho người dân
Bé gái bị vùi lấp dưới núi rác đã chết Giới chức bang Gujarat tìm thấy thi thể của bé gái 12 tuổi, một tuần sau khi em bị chôn vùi dưới núi rác trong lúc nhặt phế liệu. Lực lượng cứu hộ hôm 3/10 cho biết thi thể của bé Neha Vasava đã phân hủy sau một tuần bị chôn vùi dưới bãi rác lớn nhất ở Ahmedabad, bang Gujarat, phía tây...