Ấn Độ kẹt giữa căng thẳng Mỹ-Iran
Ấn Độ muốn mở rộng quan hệ kinh tế với Iran nhưng căng thẳng giữa Tehran và Washington đang cản trở những nỗ lực của New Delhi, đồng thời đặt ra nhiều thách thức khác đối với nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
Cảng Chabahar của Iran. Ảnh: DW
Vài ngày sau khi Mỹ thủ tiêu tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds Qassem Soleimani của Iran tại Iraq hồi đầu tháng 1, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có hai cuộc gọi khẩn cấp, một cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và một cho người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif. Nhà ngoại giao Ấn Độ kêu gọi cả Tehran và Washington kiềm chế căng thẳng ở mức thấp nhất có thể, bởi lợi ích chiến lược của New Delhi có thể bị đe dọa.
Cảng Chabahar của Iran là một ví dụ về những khó khăn mà Ấn Độ phải đối mặt khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng. Để mở rộng cảng này, Iran đã hợp tác với Ấn Độ và Afghanistan. Với vị trí chiến lược của Chabahar trên Vịnh Oman, tàu đi đến vịnh này không cần phải qua Eo biển Hormuz – một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất và đặc biệt quan trọng đối với các chuyến tàu chở dầu đến từ Vùng Vịnh, trong bối cảnh Eo biển Hormuz trở thành điểm nóng trong căng thẳng địa chính trị tại khu vực trong vài tháng qua. Về phần Mỹ, cảng Chabahar dường như không phải là cái gai trong mắt họ. Trái lại, giới chức xứ cờ hoa coi cảng này là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế Afghanistan. Đó là lý do vì sao Washington không đưa Chabahar vào danh sách trừng phạt.
Tuy nhiên, giới đầu tư và các công ty Ấn Độ đã trở nên thận trọng trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và cho rút các dự án đầu tư ra khỏi Chabahar. Sau khi Mỹ nhiều lần khẳng định Chabahar sẽ không bị đưa vào danh sách trừng phạt, các doanh nghiệp Ấn Độ mới bắt đầu xem xét đầu tư trở lại. Song, các khoản đầu tư không còn được đổ mạnh vào Iran như trước nữa.
Video đang HOT
Cần biết rằng trong vài năm qua, Ấn Độ đã nỗ lực ngăn cản ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Vịnh Oman. Cảng Gwadar tại Pakistan mà Trung Quốc xây dựng chỉ nằm cách cảng Chabahar chưa đầy 100km. Trong chính sách “láng giềng trước tiên” của Ấn Độ, cảng Chabahar được coi là cửa ngõ quan trọng đến Afghanistan, Trung Á và cả châu Âu.
Căng thẳng Mỹ-Iran cũng có thể mang lại nhiều hậu quả khác. Eo biển Hormuz đặc biệt quan trọng đối với việc cung ứng dầu thô trên thế giới. lượng dầu và 1/3 lượng khí tự nhiên toàn cầu được vận chuyển qua tuyến đường thủy này, trong khi 65% lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ đi qua Eo biển Hormuz. Nếu tuyến vận tải này bị gián đoạn hoặc thậm chí bị đóng cửa do căng thẳng quân sự, nó sẽ tác động nghiêm trọng đến giá dầu toàn cầu. Điều này đã được nhận thấy rõ sau cái chết của ông Soleimani, giá dầu khi đó vượt mức 70 USD/thùng.
Giá dầu tăng đột biến sẽ gây ra hậu quả to lớn cho Ấn Độ. Theo các chuyên gia, với mức tăng chỉ 10 USD/thùng, mức lạm phát sẽ tăng 0,4%. Các khu vực nghèo của Ấn Độ sẽ là nơi đầu tiên bị giá dầu ảnh hưởng. Ngoài ra, những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước cũng sẽ bị giá dầu tác động.
Một cuộc xung đột kéo dài giữa Mỹ và Iran cũng có thể tác động đến khoảng 8 triệu người Ấn Độ định cư và làm việc tại Vùng Vịnh. Nếu tình thế buộc họ phải bỏ việc và trở về nước, Ấn Độ sẽ mất khoảng 40 tỉ USD kiều hối mỗi năm.
Trên lĩnh vực thương mại, Ấn Độ sẽ gặp khó khăn nếu các lệnh trừng phạt hà khắc được Mỹ áp đặt. Ấn Độ nhập khẩu methanol, quả hồ trăn, dầu thô của Iran và xuất khẩu các loại trà, gạo và sợi tổng hợp. Năm ngoái, Iran là nhà nhập khẩu trà hàng đầu của Ấn Độ, đạt 53,5 nghìn tấn, tăng 74% so với năm 2018. Giai đoạn 2014-2019, Ấn Độ đã xuất 95 triệu USD sợi tổng hợp sang Iran, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của New Delhi.
TRÍ VĂN (Theo DW, The Hindu)
Theo Cantho online
Phái đoàn ngoại giao của 15 nước tới thị sát khu vực Kashmir
Đây là chuyến thăm đầu tiên của các nhà ngoại giao đến khu vực tranh chấp kể từ khi Ấn Độ quyết định hủy bỏ quy chế tự trị đặc biệt đối với vùng lãnh thổ Kashmir thuộc kiểm soát của nước này.
Binh sỹ bán quân sự Ấn Độ gác tại Srinagar. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Ngày 9/1, các nhà ngoại giao thuộc 15 quốc gia, trong đó có Mỹ, đã đến khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Đây được xem là chuyến thăm đầu tiên của các nhà ngoại giao làm việc tại New Delhi đến khu vực tranh chấp kể từ khi Chính phủ Ấn Độ quyết định hủy bỏ quy chế tự trị đặc biệt đối với vùng lãnh thổ Kashmir thuộc kiểm soát của nước này, đồng thời áp đặt giám sát về an ninh và liên lạc hồi tháng Tám năm ngoái.
Theo một quan chức đề nghị giấu tên, đoàn xe của nhà chức trách Ấn Độ đã đưa nhóm nhà ngoại giao trên từ sân bay đến bộ tư lệnh quân sự ở Srinagar, nơi họ sẽ được nghe báo cáo về tình hình an ninh tại đây.
Đầu tháng 8/2019, Chính phủ Ấn Độ đã thực thi sắc lệnh của Tổng thống về hủy bỏ quy chế trao quyền tự trị đặc biệt cho Kashmir do nước này kiểm soát, đồng thời áp dụng toàn bộ Hiến pháp Ấn Độ đối với khu vực này.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ và Pakistan vẫn thường xuyên cáo buộc lẫn nhau tấn công qua Ranh giới kiểm soát (LOC) phân chia khu vực Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan.
Kashmir là vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Kể từ năm 1947 đến nay, nơi đây vẫn bị chia cắt thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý, song hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này.
Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sỹ hai bên tại ranh giới phân chia Kashmir./.
Theo Phương Hoa (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Ấn Độ siết chặt hành vi tảo hôn Chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc sửa đổi Đạo luật Ngăn ngừa Hôn nhân Trẻ em để lập báo cáo về tình trạng tảo hôn, Bộ trưởng Phát triển Phụ nữ và Trẻ em Smriti Irani cho biết hôm thứ Ba. Trước đó, Tòa án Tối cao Ấn Độ vào năm 2017 đã phán quyết rằng trong mọi trường hợp, trẻ dưới...