Ấn Độ giúp giảm áp lực nguồn cung vắc xin Covid-19
COVAX vừa thông báo giảm số vắc xin Covid-19 chia sẻ cho thế giới trong năm 2021 từ 2 tỉ xuống còn 1,425 tỉ liều, tức giảm gần 30%.
Một nhà khoa học làm việc tại Viện Huyết thanh Ấn Độ. Ảnh REUTERS
Tờ The Washington Post dẫn lời Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya ngày 20.9 thông báo nước này có thể bắt đầu xuất khẩu vắc xin trở lại vào tháng 10, giúp giảm bớt áp lực về nguồn cung vắc xin Covid-19 cho thế giới, đặc biệt là cơ chế chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX.
Trước đó, Reuters đưa tin COVAX vừa thông báo giảm số vắc xin Covid-19 chia sẻ cho thế giới trong năm 2021 từ 2 tỉ xuống còn 1,425 tỉ liều, tức giảm gần 30%. COVAX cũng cho biết mục tiêu 2 tỉ liều có thể sẽ đạt được vào quý 1/2022. Tính đến ngày 20.9, COVAX đã chuyển hơn 286 triệu liều vắc xin cho 141 quốc gia.
“Thảm họa lãng phí” nếu 100 triệu liều vắc xin Covid-19 hết hạn cuối năm nay
Việc cắt giảm này là do nhiều yếu tố ảnh hưởng nguồn cung, trong đó có việc Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – nhà cung cấp chính của COVAX – dừng xuất khẩu vắc xin sau khi dịch bệnh bùng lên trong nước vào tháng 5. Các vấn đề về sản xuất tại nhà máy của Johnson & Johnson và AstraZeneca cũng như sự chậm trễ trong việc phê duyệt vắc xin Novavax (Mỹ) cũng làm nguồn cung bị hạn hẹp.
Ấn Độ sắp nối lại xuất khẩu vaccine Covid-19
Bộ trưởng Y tế Mandaviya cho biết Ấn Độ sẽ nối lại xuất khẩu vaccine Covid-19 trong tháng 10, chấm dứt 6 tháng đình chỉ để đối phó dịch bệnh.
"Ấn Độ sẽ tiếp xục xuất khẩu vaccine Covid-19 để thực hiện cam kết với COVAX. Nguồn cung vacicne dư thừa sẽ được sử dụng để thực hiện cam kết của chúng tôi đối với thế giới trong cuộc chiến tập thể chống Covid-19", Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya cho biết trong thông cáo ngày 20/9.
Bộ trưởng Mandaviya cho biết Ấn Độ sẽ sản xuất 300 triệu liều vaccine trong tháng 10 và một tỷ liều trong ba tháng cuối năm. Ấn Độ được mệnh danh là "nhà thuốc của thế giới", là bên cung cấp chính cho chương trình COVAX nhằm đảm bảo các nước nghèo có thể tiếp cận vaccine Covid-19.
Tuy nhiên, Ấn Độ phải dừng xuất khẩu vaccine Covid-19 do đợt bùng phát đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia Nam Á đến bờ vực và làm tăng vọt nhu cầu với mặt hàng này.
Nhân viên y tế Ấn Độ tiêm vaccine Covid-19 cho một người đàn ông tại New Delhi ngày 1/3. Ảnh: Reuters .
Chiến dịch tiêm vacicne Covid-19 tại Ấn Độ bắt đầu từ tháng 1, song ban đầu diễn ra chậm chạp do khan hiếm và dân chúng do dự. Tốc độ tiêm chủng tại Ấn Độ những tuần qua tăng lên với tốc độ trung bình 8 triệu mũi/ngày.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ghi nhận 33.502.744 ca nhiễm và 445.416 ca tử vong, tăng 24.925 và 251 ca trong 24 giờ qua. Nước này ngày 17/9 thiết lập kỷ lục tiêm vaccine Covid-19 với 22 triệu mũi trong đợt tiêm chủng đặc biệt nhân sinh nhật Thủ tướng Narendra Modi.
Thế giới đã ghi nhận 229.606.517 ca nhiễm nCoV và 4.706.513 ca tử vong, tăng lần lượt 363.391 và 5.174, trong khi 204.563.104 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Hy Lạp báo cáo 632.908 ca nhiễm và 14.505 ca tử vong, tăng 2.124 và 39 ca trong 24 giờ qua.
Các chuyên gia của Bộ Y tế Hy Lạp chấp thuận tiêm mũi tăng cường cho bác sĩ và nhân viên y tế trong tuần tới, đồng thời khuyến nghị tiêm nhắc lại vaccine dùng công nghệ ARN thông tin (mRNA) cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương với bệnh nền và người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, Hy Lạp không bắt buộc tiêm mũi tăng cường.
Hy Lạp đã tiêm hơn 11,9 triệu mũi vaccine, trong đó 56,7% dân số nước này đã tiêm đủ liệu trình. Hy Lạp hy vọng sẽ tăng tỷ lệ hoàn thành liệu trình tiêm lển 70% nhằm xây dựng khả năng miễn dịch cộng đồng trước nCoV.
New Zealand ghi nhận 4.082 ca nhiễm, tăng 22 ca trong 24 giờ qua, trong đó 27 ca tử vong.
New Zealad quyết định nới lỏng một số hạn chế tại thành phố lớn nhất Auckland do giới chức nước này tin rằng không còn đợt lây nhiễm cộng đồng nào liên quan đến biến chủng Delta.
Thành phố Auckland cho phép tổ chức đám tang và đám cưới với tối đa 10 người tham dự, các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ nhận hoặc giao hàng không tiếp xúc. Tuy nhiên, các trường học và văn phòng vẫn đóng cửa.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết dân chúng vẫn chưa được tới thăm bạn bè, hàng xóm hoặc để trẻ em chơi với nhau. Ardern khẳng định các hạn chế tại Auckland sẽ được dỡ bỏ khi biến chủng Delta được khống chế hoàn toàn theo chiến lược không Covid-19 của New Zealand.
Các đợt phong tỏa ngặt nghèo của New Zealand và việc đóng biên giúp quốc đảo đối phó tốt với Covid-19, song chính phủ của Thủ tướng Ardern bị chỉ trích vì chậm triển khai tiêm vaccine. New Zealand sau đó tăng cường nguồn cung với việc mua thêm vaccine từ Tây Ban Nha và Đan Mạch.
Thái Lan báo cáo thêm 12.709 ca nhiễm và 106 ca tử vong, tổng số lần lượt là 1.489.186 và 15.469.
Giới chức y tế Thái Lan cho biết các bác sĩ nước này bắt đầu tiêm mũi tăng cường dưới da thay vì tiêm vào cơ. Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul khẳng định phương pháp tiêm dưới da mà các bác sĩ phát hiện hồi tháng 8 có thể được sử dụng theo quyết định của các chuyên gia y tế nếu có bằng chứng cho thấy hiệu quả.
Chalermpong Sukonthaphon, giám đốc Bệnh viện Vachira ở Phuket, cho biết cơ sở này sử dụng phương pháp tiêm dưới da từ 17/9 do thử nghiệm cho thấy nó kích hoạt phản ứng miễn dịch tương tự phương pháp thông thường. "Có thể sử dụng một liều vaccine cho 5 lần tiêm dưới da", Sukonthaphon nói.
Thái Lan chuyển sang các phương pháp tiêm vaccine Covid-19 mới do vấn đề nguồn cung dù là một trong các nước sản xuất vaccine AstraZeneca. Khoảng 21% trong số 72 triệu dân Thái Lan đã hoàn thành liệu trình tiêm.
Giới chức y tế Thái Lan quyết định áp dụng liệu trình tiêm mũi một với vaccine Sinovac và mũi haiu với sản phẩm của AstraZeneca, liệu trình chưa được dùng tại bất cứ đâu.
Ấn Độ phê chuẩn vaccine của hãng Johnson & Johnson Ngày 7/8, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya cho biết nước này đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 một liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson (J&J) . Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson. Ảnh; AFP/TTXVN Theo J&J, vaccine của hãng sẽ được chuyển đến Ấn Độ thông qua một thỏa thuận...