Ấn Độ đóng tàu sân bay…17 tỷ USD
Thống chế Không quân Ấn Độ đã nghỉ hưu và hiện là nhà phân tích quân sự – ông M. Mateswaran đã có một bài viết rất đáng chú ý.
Theo vị Thống chế này, chính phủ quốc gia Nam Á cần phải phát triển mạnh hơn nữa hạm đội Hải quân Ấn Độ, trong đó có việc chế tạo tàu ngầm và tàu sân bay mới.
“Chiếc tàu sân bay thứ ba rất quan trọng đối với chúng tôi. Nhu cầu này là do Trung Quốc đang xây dựng các biên đội tác chiến tàu sân bay của mình”, ông M. Matesvaran cho biết.
Vị Cựu Thống chế nói thêm: “Cần nhớ lại rằng Bắc Kinh có kế hoạch thành lập tới 6 biên đội tác chiến tàu sân bay. Hơn nữa, 5 trong số chúng sẽ được xây dựng trong những năm tới tại chính Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Hải quân Ấn Độ được cho là cần ít nhất 3 biên đội tác chiến tàu sân bay
Video đang HOT
Chi phí cao của tàu sân bay là một yếu tố chính dẫn đến sự thiếu nhiệt tình đối với phương tiện tác chiến này, vì các dự án quốc phòng khác cũng cần vốn.
Cần lưu ý rằng chi phí hiện đại hóa tàu sân bay Vikramaditya đã tăng mạnh, cụ thể giá ban đầu của nó tăng từ 974 triệu USD lên 2,35 tỷ USD. Cùng với 45 máy bay MiG-29K và các sửa đổi bổ sung, tổng giá trị hiện vào khoảng từ 6 đến 7 tỷ USD.
Chi phí của tàu sân bay Vikrant sau khi bổ sung đầy đủ sẽ lên tới 11 tỷ USD. Ông Mateswaran kể lại rằng tàu sân bay thứ ba của Hải quân Ấn Độ – chiếc Vishal hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Chuyên gia quân sự Ấn Độ nói thêm: “Giá ước tính của nó sẽ là 6 – 8 tỷ USD và việc xây dựng sẽ mất từ 10 đến 14 năm. Và nếu bạn thử coi các máy bay chiến đấu F-18 và Rafale là trang bị của nó, thì tổng chi phí sẽ lên tới 16 – 17 tỷ USD”.
Tuy nhiên vị thống chế đã nghỉ hưu của Không quân Ấn Độ tin rằng họ vẫn cần phải đóng tàu sân bay và mua máy bay chiến đấu với mức giá nói trên để duy trì sự ngang bằng với Hải quân Trung Quốc.
Ấn Độ điều 6 chiến đấu cơ "phượng hoàng bầu trời" từ Pháp đến thẳng biên giới đối phó TQ
Không quân Ấn Độ đã yêu cầu đối tác Pháp đẩy nhanh tiến độ bàn giao các chiến đấu cơ Rafale, vốn được mệnh danh là "phượng hoàng bầu trời".
6 chiến đấu cơ Rafale sẽ được Ấn Độ đưa ngay đến vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc.
Theo báo Ấn Độ HindustanTimes, 6 chiến đấu cơ Rafale sẽ có mặt tại căn cứ không quân Ambala vào ngày 27.7. Căn cứ Ambala nằm ở ngoại ô thành phố Ambala, gần vùng Ladakh giáp Trung Quốc và Jammu Kashmir giáp Pakistan
Ấn Độ đã đặt mua 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp vào năm 2016. Đây được coi là sự bổ sung cấp thiết cho không quân Ấn Độ trong bối cảnh phải đương đầu đồng thời với Trung Quốc Pakistan ở hai mặt trận.
"10 chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ đã sẵn sàng cất cánh và hiện các máy bay này đang ở nhà máy sản xuất của hãng Dassault", quan chức Ấn Độ giấu tên nói.
6 chiếc Rafale sẽ dừng tại căn cứ Al Dhafra ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Các phi công Ấn Độ sau đó sẽ trực tiếp điều khiển máy bay về căn cứ.
Không quân Ấn Độ chưa thể tiếp nhận toàn bộ 10 chiếc Rafale vì đối tác Pháp vẫn đang huấn luyện phi công Ấn Độ, nguồn tin cho biết.
Không quân Pháp sẽ điều máy bay A330 đến tiếp nhiên liệu cho 6 chiếc Rafale của Ấn Độ và không quân Ấn Độ sẽ làm nốt nhiệm vụ còn lại để các máy bay này hạ cánh ở căn cứ Ambala.
Truyền thông Ấn Độ mô tả New Delhi cần gấp các chiến đấu cơ Rafale trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang. Ngoài lô hàng đầu tiên, đối tác Pháp cũng hứa sẽ bàn giao sớm tất cả các chiến đấu cơ còn lại.
Rafale là mẫu máy bay chiến đấu hai động cơ, đa nhiệm do hãng Dassault của Pháp sản xuất. "Phượng hoàng bầu trời" có sở trường không chiến, nhưng cũng đảm bảo năng lực trinh sát, tấn công mặt đất, tấn công tàu nổi và răn đe hạt nhân
Chiến đấu cơ Rafale sở hữu hai động cơ uy lực Snecma M88, giúp máy bay đạt vận tốc cao nhất ngay cả khi mang theo 4 tên lửa và một bình nhiên liệu dự phòng.
Tuy không phải là máy bay tàng hình, Rafale có thiết kế giảm phản xạ radar. Chi phí của module radar, liên lạc điện tử và phòng vệ của Rafale chiếm tới 30% giá trị máy bay.
Theo các chuyên gia, Rafale có năng lực chiến đấu vượt trội hoàn toàn so với tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Ấn Độ muốn mua gấp trinh sát cơ Mỹ Quân đội Ấn Độ muốn sớm thông qua hợp đồng mua 30 máy bay MQ-9B từ Mỹ, trong đó 6 chiếc dự kiến được bàn giao trong vài tháng tới. Nguồn tin giấu tên trong quân đội Ấn Độ hôm 23/9 cho biết tài liệu xác định tính cần thiết của máy bay không người lái (UAV) Mỹ sẽ được trình lên Hội...