Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sản phẩm ván sợi từ Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại ( Bộ Công Thương) cho biết, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) vừa thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm ván sợi MDF có độ dày dưới 6mm xuất xứ từ Việt Nam và một số nước.
Nguyên đơn là Công ty TNHH Greenply Industries, Công ty TNHH Greenpanel Industries, Công ty TNHH Century Plyboards. Đây cũng là nguyên đơn trong vụ việc Ấn Độ điều tra chống trợ cấp vào ngày 5 tháng 11 năm 2019.
Phân loại theo các mã HS: 4411.12; 4411.13; 4411.92; 4411.93; 4411.94. Việc phân loại chỉ có tính tham khảo, DGTR có thể mở rộng hoặc thu hẹp mã HS để phù hợp với mô tả hàng hóa.
Thời kỳ điều tra phá giá từ tháng 1-12/2019; thời kỳ điều tra thiệt hại từ tháng 4/2016-12/2019. Bản câu hỏi điều tra và thời hạn trả lời DGTR sẽ gửi Bản câu hỏi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu được biết tới.
Các doanh nghiệp khác cần chủ động liên lạc để được DGTR cung cấp bản câu hỏi và nộp bản trả lời trong vòng 60 ngày kể từ ngày ban hành thông báo về việc khởi xướng.
Video đang HOT
Trong trường hợp cần thiết, quý Công ty có thể nộp yêu cầu gia hạn thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra để DGTR xem xét. Bản câu hỏi mẫu của các vụ việc khác có thể được tham khảo trên trang thông tin điện tử của DGTR. Thông tin liên lạc gửi tới DGTR qua địa chỉ email: adg12-gdtr@gov.in và adv13-dgtr@gov.in.
Để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần liên lạc với DGTR để đăng ký tham gia và nhận bản câu hỏi điều tra trong thời hạn quy định.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp bản câu hỏi điều tra theo đúng thời hạn quy định. Hợp tác toàn diện với DGTR trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong bản trả lời câu hỏi.
Mặt khác, thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Ấn Độ để nâng cao tiếng nói với Chính phủ Ấn Độ, yêu cầu DGTR xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế xã hội chung, quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.
Cục Phòng vệ thương mại cũng lưu ý doanh nghiệp, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Ấn Độ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất do nguyên đơn đề xuất.
Việc bị áp dụng thuế chống bán phá giá cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ hoặc các đối thủ từ các quốc gia khác.
Uyên Hương
Kinh tế châu Á đối mặt nhiều rủi ro trong năm 2020
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) và Nikkei Asian Review, các nền kinh tế khu vực châu Á sẽ đối mặt với tình trạng tăng trưởng thấp trong năm 2020.
JCER cho biết triển vọng của các nền kinh tế châu Á năm 2020 là khá yếu ớt do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Dự kiến tăng trưởng của 5 nền kinh tế Đông Nam Á - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan - sẽ chỉ đạt 4,2%, cao hơn mức 3,9% của năm 20919 nhưng thấp hơn nhiều so với 2018.
GDP Ấn Độ dự báo chỉ tăng trưởng 5% trong năm tài chính 2019-2020, thua xa con số 6,8% của năm tài chính trước đó.
Trong năm 2020, căng thẳng Mỹ - Trung, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và các rủi ro địa chính trị là những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Căng thẳng Mỹ - Trung là một thách thức lớn với nền kinh tế châu Á trong năm 2020. Ảnh: CNBC.
Theo khảo sát của JCER và Nikkei Asian Review, các chuyên gia kinh tế quốc tế xác định chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn sẽ gây tác động lớn.
"Triển vọng về một thỏa thuận thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng. Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc trước cuộc bầu cử tháng 11", nhà phân tích Donald Hanna của ngân hàng CIMB tại Malaysia đánh giá.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng là một vấn đề lớn. "Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc đáng kể vào việc ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ kế tiếp", chuyên gia Carlo Asuncion của Union Bank (Philippines) nhận định.
Theo Zing.vn
Nữ tướng Cốc Cốc: "Đối đầu với ông vừa giàu, vừa khoẻ như Google là động lực lớn, nhưng phải vừa đi vừa dò mìn để sống sót" Đào Thu Phương là Phó Tổng giám đốc điều hành của Cốc Cốc, trình duyệt Internet với 24 triệu người dùng tại Việt Nam. Cô Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính của Kharkov đầu quân cho Cốc Cốc Việt Nam từ năm 2012, với vỏn vẹn 2 nhân sự sale & distribution rồi tăng lên hàng trăm người sau đó không...