Ấn Độ điều thêm quân lên biên giới với Trung Quốc
Tổng thống Kovind nói Ấn Độ tăng viện cho lực lượng trên biên giới với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của nước này.
“Chính phủ của tôi cam kết đầy đủ với việc bảo vệ lợi ích quốc gia và rất cảnh giác. Các lực lượng bổ sung đã được triển khai để bảo vệ chủ quyền của Ấn Độ dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC)”, Tổng thống Ram Nath Kovind cho biết trong phiên họp chung của quốc hội Ấn Độ hôm nay. Ông không nói rõ quy mô của lực lượng tăng viện. LAC là biên giới chưa phân định dài 3.488 km giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Động thái điều quân của Ấn Độ diễn ra bất chấp việc nước này và Trung Quốc nhất trí thúc đẩy sớm rút bớt lực lượng sau vòng đàm phán thứ 9 của các quan chức quân đội cao cấp hôm 25/1. Ngoại trưởng Ấn Độ ngày 28/1 chỉ trích Trung Quốc vì tập trung binh sĩ và xây dựng cơ sở ở biên giới, nói vụ đụng độ chết người hồi tháng 6/2020 “làm xáo trộn sâu sắc” quan hệ giữa hai nước.
Xe tải quân sự
Video đang HOT
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ khi hai nước rơi vào tình trạng bế tắc bất chấp nhiều tháng đàm phán để giải quyết căng thẳng biên giới. Lục quân Ấn Độ ngày 25/1 cho biết xảy ra “một vụ đụng độ nhỏ” ở bang Sikkim hồi tuần trước, song nó được các chỉ huy địa phương dàn xếp.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ phối hợp với nước này để thực hiện thỏa thuận và “kiềm chế mọi hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc trầm trọng thêm tình hình biên giới”.
Tranh chấp biên giới Ấn – Trung diễn ra trong nhiều thập kỷ, trong đó lần đụng độ đẫm máu nhất là cuộc chiến năm 1962. Những vụ đụng độ lẻ tẻ sau đó nổ ra dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc chạy qua dãy Himlaya.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc trong năm 2020. Đồ họa: Telegraph.
Tình hình tranh chấp biên giới Ấn – Trung lắng xuống sau căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017. Đụng độ giữa binh sĩ hai nước lại nổ ra vào đầu tháng 5/2020, lên tới đỉnh điểm sau một tháng rưỡi với vụ ẩu đả khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng tại thung lung Galwan. Phía Trung Quốc thừa nhận chịu thương vong trong vụ ẩu đả, song không công bố chi tiết.
Ấn Độ và Trung Quốc sau đó điều lượng lớn binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho khu vực biên giới, đồng thời triển khai các chiến dịch hậu cần chưa từng có để chuyển nhu yếu phẩm và thực phẩm nhằm giúp binh sĩ sống trong mùa đông khắc nghiệt trên dãy Himalaya.
Ấn Độ nói lòng tin với Trung Quốc bị xáo trộn
Ngoại trưởng Ấn Độ nói lòng tin với Trung Quốc giảm sâu sắc sau cuộc đụng độ biên giới dẫn đến thiệt hại nhân mạng đầu tiên trong 45 năm.
"Sau 45 năm, thực sự đã có đổ máu ở biên giới. Điều đó tác động rất lớn đến dư luận và về mặt chính trị, thực sự tác động đến lòng tin và niềm tin ở Ấn Độ, nơi mối quan hệ với Trung Quốc rất được quan tâm. Điều đó đã bị xáo trộn sâu sắc", Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói tại một hội nghị trực tuyến hôm nay.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar phát biểu với truyền thông sau khi tham dự Đối thoai Bộ trưởng Mỹ - Trung 2 2 ở Washington tháng 12/2019. Ảnh: Reuters .
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài 7 thập kỷ. Hai bên từng nổ ra giao tranh ngắn năm 1962.
Sau căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017, tình hình ở vùng tranh chấp Ấn -Trung lắng dịu. Tuy nhiên, căng thẳng bất ngờ leo thang thành đụng độ giữa binh sĩ hai nước hồi đầu tháng 5/2020, với đỉnh điểm là vụ ẩu đả giữa tháng 6/2020 ở thung lũng Galwan khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và nhiều binh sĩ Trung Quốc thương vong. Một số vụ ẩu đả sau đó tiếp tục diễn ra bất chấp Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc đàm phán để hạ nhiệt tình hình.
Ấn Độ và Trung Quốc cuối năm ngoái triển khai chiến dịch hậu cần quy mô lớn nhằm chuyển lương thực, trang bị cùng nhu yếu phẩm cho các binh sĩ đóng quân trên dãy Himalaya trong mùa đông với nhiệt độ xuống tới -30C tại vùng núi cao hiểm trở, ít oxy và bị cô lập. Quân đội hai nước xây dựng nhiều cơ sở trú ẩn để binh sĩ chống chịu giá rét tại khu vực biên giới cao hàng nghìn mét.
Tướng Manoj Mukund Naravane, Tư lệnh quân đội Ấn Độ, hôm nay cho biết ông kỳ vọng các cuộc đàm phán với Trung Quốc sẽ dẫn đến một giải pháp thân thiện cho cuộc khủng hoảng biên giới ở Himalaya. "Nếu đàm phán kéo dài thì cũng đành chịu vậy. Chúng tôi đã chuẩn bị để giữ vững lập trường nhằm đạt các mục tiêu và lợi ích quốc gia của chúng tôi", ông nói.
Các cuộc đàm phán Ấn - Trung cho đến nay đạt rất ít tiến triển trong giảm căng thẳng ở biên giới. Naravane nói ông mong đợi một vòng đàm phán khác sẽ sớm diễn ra.
Bước ngoặt nguy hiểm trong quan hệ Trung - Ấn Quan hệ Trung - Ấn đã xấu đi nghiêm trọng sau đụng độ biên giới, khiến căng thẳng lan sang những lĩnh vực khác và nhiều khả năng tiếp tục "băng giá" trong năm sau. Một trong những sự kiện nổi bật trong năm 2020 ở châu Á là cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại thung lũng Galwan, vùng...