Ấn Độ đẩy nhanh dự án đóng tàu sân bay mới
Ấn Độ đang đẩy nhanh tiến độ dự án tàu sân bay nội địa trong bối cảnh tàu sân bay lâu đời nhất của nước này sắp đến hạn ngừng hoạt động vào năm 2016.
Theo The Times Of India, tàu sân bay INS Viraat hiện tại của Ấn Độ sẽ ngừng phục vụ vào năm 2016 sau 56 năm phục vụ trong Hải quân Ấn Độ. Với khả năng chỉ mang được 11 máy bay và một loạt các chi phí vận hành và phục hồi, việc tiếp tục hoạt động con tàu này là không kinh tế hay sự khả thi chiến lược.
Sau khi tàu INS Viraat ngừng hoạt động, Hải quân Ấn Độ chỉ có một tàu sân bay khác là INS Vikramaditya. Vì vậy, Ấn Độ đã quyết định đẩy nhanh sự phát triển của tàu sân bay bản địa của mình.
Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ.
Mặc dù kích thước và động cơ đẩy của tàu vẫn còn đang được đề xuất, Ấn Độ đang có kế hoạch xây dựng tàu sân bay mới mang tên Vishal hoàn toàn hiện đại. Theo The Diplomat, Vishal sẽ có trọng tải khoảng 65.000 tấn và sẽ sử dụng hệ thống máy phóng điện từ (viết tắt của tiếng Anh là EMALS) do Mỹ cung cấp.
Điều này sẽ cho phép tàu sân bay khởi động máy bay nhanh hơn so với tàu sân bay cũ của Ấn Độ. Ngoài EMALS, theo USNI News, tàu Vishal có khả năng cũng sẽ được cung cấp hệ thống hỗ trợ cất hạ cánh bằng piston tương tự như các hệ thống đang sử dụng trên tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Hệ thống này sẽ giúp khởi động một loại máy bay chiến đấu hạng nặng cũng như máy bay trinh sát.
The Times Of India ước tính Vishal sẽ phải mất 10 đến 12 năm để hoàn thành. Việc phát triển tàu sân bay này cũng có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ sau khi Ấn Độ và Mỹ đã ký thỏa thuận song phương để lập ra “một nhóm làm việc để nghiên cứu và chia sẻ công nghệ cũng như thiết kế của tàu sân bay”.
Ấn Độ cũng đang phát triển một tàu sân bay nhỏ hơn là chiếc INS Vikrant. Cơ bản con tàu đã đóng xong và dự kiến sẽ sẵn sàng nhận nhiệm vụ vào năm 2018 hoặc 2019. Ấn Độ đang mơ ước một hạm đội tàu sân bay gồm 5 chiếc với các kích thước khác nhau để củng cố sự hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương.
Video đang HOT
Trần Long (Theo Business Insider)
Theo_Người Đưa Tin
Quá trình lắp ráp bom thông minh trên tàu sân bay Mỹ
Hải quân Mỹ đưa bom thông minh JDAM lên tàu sân bay ở dạng rời, sau đó các kỹ thuật viên sẽ lắp ráp chúng trước khi sử dụng.
Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ là một cỗ máy chiến tranh khổng lồ trên biển. Nó có lượng giãn nước toàn tải hơn 100.000 tấn. Mỗi lần ra khơi làm nhiệm vụ, Nimitz phải mang theo một khối lượng vũ khí rất lớn để trang bị cho các máy bay chiến đấu. Ảnh: Military.china
Các vũ khí đưa lên tàu sân bay dưới dạng rời, sau đó các kỹ thuật viên sẽ tiến hành lắp ráp bên trong nhà kho trên tàu. Ảnh: Military.china
Vận chuyển vũ khí lên tàu sân bay dưới dạng rời nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình di chuyển bằng cần cẩu và xe nâng chuyên dụng. Ảnh: Military.china
Hàng trăm quả bom ở dạng rời được xếp ngăn nắp trên các kệ. Ảnh: Military.china
Một kỹ thuật viên đang kiểm tra các quả bom chưa được lắp ráp. Ảnh: Military.china
Từ những khối rời, các kỹ thuật viên sẽ lắp thêm các cánh điều khiển và ngòi nổ để biến chúng thành những quả bom thông minh JDAM. Ảnh: Wikipedia
JDAM là một bộ dụng cụ đặc biệt cho phép chuyển đổi những quả bom thông thường thành những quả bom thông minh. Ảnh: Wikipedia
Bom thông minh JDAM được điều khiển đến mục tiêu bằng laser hoặc GPS, phạm vi hoạt động khoảng 28 km. Ảnh: Wikipedia
Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ FAS, quá trình chuyển đổi bom thông thường thành bom thông minh khá dễ dàng với chi phí khoảng 25.000 USD/quả.
Những quả bom JDAM và Paveway sau khi lắp ráp đã sẵn sàng xung trận. Chúng là vũ khí chủ lực cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất của tiêm kích trên hạm F/A-18. Ảnh: Flickr
Quân đội Mỹ đưa bom thông minh JDAM vào sử dụng từ năm 1997. Từ đó đến nay, nó là vũ khí tấn công mặt đất cực kỳ hiệu quả trong các chiến dịch quân sự của Mỹ. Ảnh: Flickr
Theo NTD
Hải quân Trung Quốc có tham vọng đóng 10 tàu sân bay Theo tạp chí Kanwa Defense Review, để xây dựng hải quân đại dương, Trung Quốc có kế hoạch đóng tổng cộng 10 tàu sân bay nội địa. Tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Theo Kanwa Defense Review, sau khi thăm tàu sân bay Liêu Ninh, Đô đốc Jonathan Greenert - chỉ huy tác chiến...