Ấn Độ đặt lô hàng máy bay không người lái chiến đấu đầu tiên từ Mỹ
Lần đầu tiên, Ấn Độ quyết định mua 30 máy bay không người lái có vũ trang của Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ.
Máy bay không người lái điều khiển từ xa MQ-9 Reaper. Ảnh: Getty Images
Hãng Bloomberg trích dẫn một số nguồn thạo tin cho biết Hội đồng Mua sắm Quốc phòng Ấn Độ ngày 15/6 đã thông qua quyết định mua máy bay không người lái MQ-9B Predator do Mỹ sản xuất.
Quyết định trên được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Mỹ vào tuần tới. Tại đó, hai bên cũng sẽ đồng ý kế hoạch hợp tác sản xuất động cơ phản lực tại quốc gia Nam Á này.
Chính phủ Ấn Độ đang thực hiện kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 250 tỷ USD trong vòng 10 năm.
Video đang HOT
Quyết định mua MQ-9B Predator sẽ đưa Ấn Độ gia nhập “câu lạc bộ” của khoảng ba chục quốc gia đang sử dụng máy bay không người lái có khả năng chiến đấu. Thỏa thuận mua lại với General Atomics có trụ sở tại San Diego đã bị “dậm chân tại chỗ” trong nhiều năm qua vì nhiều lý do khác nhau.
Ấn Độ đang nổi lên như một đối tác quốc phòng chiến lược của Washington, đặc biệt là khi nước này tìm cách đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Washington cũng đang tìm kiếm sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với New Delhi nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào khí tài quân sự của Nga, trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bước sang năm thứ hai.
New Delhi đã thuê hai máy bay không người lái của Mỹ khi căng thẳng biên giới bùng phát lần đầu tiên với Bắc Kinh vào mùa hè năm 2020, nhưng hai thiết bị đó không có vũ khí và chỉ được sử dụng để giám sát.
MQ-9B có thể bay trong khoảng 48 giờ và mang theo trọng tải khoảng 1.700 kg. Chúng sẽ đem đến cho Hải quân Ấn Độ khả năng giám sát tốt hơn vùng biển Nam Ấn Độ Dương, cũng như khả năng tấn công các mục tiêu dọc vùng biên giới Ấn Độ-Pakistan đang xảy ra tranh chấp ở dãy Himalaya.
Các trường đại học hàng đầu thế giới có thể mở cơ sở tại Ấn Độ
Ấn Độ đang trên đường hướng đến việc cho phép các trường đại học hàng đầu nước ngoài như Yale, Oxford và Stanford thành lập cơ sở và cấp bằng tại quốc gia Nam Á này.
Dự báo của Liên hợp quốc (LHQ) cho hay Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Trong ảnh là cảnh đông đúc trong giờ cao điểm tại một nhà ga ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang thúc đẩy cải tổ ngành giáo dục được quản lý chặt chẽ của nước này nhằm cho phép sinh viên Ấn Độ có được bằng cấp nước ngoài với chi phí hợp lý và biến Ấn Độ trở thành điểm đến du học hấp dẫn toàn cầu.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) đưa tin Ủy ban Tài trợ khối Đại học (UGC) Ấn Độ vào ngày 5/1 đã công bố một dự thảo luật để lấy ý kiến phản hồi của công chúng nhằm tìm cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc lần đầu tiên các trường đại học nước ngoài gia nhập và hoạt động tại Ấn Độ.
Theo dự thảo, cơ sở trường đại học này có thể quyết định các tiêu chí nhập học cho sinh viên trong nước và nước ngoài cũng như cơ cấu học phí, học bổng. Các cơ sở sẽ có quyền tự chủ tuyển dụng giảng viên và nhân viên.
Động thái này được đánh giá sẽ giúp các trường đại học nước ngoài khai thác dân số trẻ dồi dào của Ấn Độ. Tờ Times of India vào tháng 12/2024 đưa tin Ấn Độ là quốc gia trẻ nhất thế giới. Báo cáo Thanh niên ở Ấn Độ năm 2022 cho thấy 53% dân số dưới 29 tuổi. Bên cạnh đó, Liên hợp quốc gần đây đánh giá rằng trong năm 2023, Ấn Độ sẽ chính thức vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Ngay cả khi đã đào tạo ra nhiều lãnh đạo điều hành tại các doanh nghiệp lớn trên thế giới, từ Microsoft đến Alphabet, các trường đại học và cao đẳng của Ấn Độ vẫn có thứ hạng khá khiêm tốn trên bảng xếp hạng toàn cầu. Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), trên 750.000 sinh viên Ấn Độ đang chi hàng tỷ USD mỗi năm khi du học ở nước ngoài.
Ấn Độ cần thúc đẩy ngành giáo dục trở nên cạnh tranh hơn và thu hẹp khoảng cách ngày càng tăng giữa chương trình giảng dạy đại học và nhu cầu thị trường. Ấn Độ hiện được xếp hạng 101 trong số 133 quốc gia trong Chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu năm 2022, chỉ số này đo lường khả năng phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài của một quốc gia.
Một số trường đại học nước ngoài đã thiết lập quan hệ đối tác với các trường của Ấn Độ, cho phép sinh viên học một phần ở Ấn Độ và hoàn thành bằng cấp của họ tại cơ sở chính ở nước ngoài. Động thái mới của UGC sẽ khuyến khích các trường đại học ở nước ngoài này thành lập các cơ sở tại Ấn Độ không cần có đối tác địa phương. Dự thảo cuối cùng của UGC sẽ được trình lên quốc hội Ấn Độ để phê duyệt trước khi trở thành luật.
Chủ tịch nước, Thủ tướng gửi điện chia buồn vụ tai nạn đường sắt tại Ấn Độ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn về vụ tai nạn đường sắt tại bang Odisha, Cộng hòa Ấn Độ. Lực lượng cứu hộ khắc phục hậu quả vụ tai nạn tàu hoả kinh hoàng ở Balasore, bang Odisha, Ấn Độ ngày 2/6/2023. (Nguồn: AFP/TTXVN) Được tin vụ tai nạn đường...