Ấn Độ đào tạo thuỷ thủ tàu ngầm Việt Nam như thế nào?
Để làm chủ tàu ngầm – khí tài hiện đại nhất, Hải quân Việt Nam đã nhờ Ấn Độ hỗ trợ đào tạo huấn luyện các kíp thuỷ thủ và sĩ quan điều khiển tàu, đến nay đã có ít nhất 2 kíp hoàn tất đào tạo.
Hình ảnh quốc kỳ Việt Nam trên bảng thông báo trong khuôn viên trường tàu ngầm INS Satavahana – India Today
Theo trang tin DailyO (Ấn Độ), ngày 31.8.2016, một kíp gồm 20 sĩ quan và 40 thuỷ thủ tàu ngầm Việt Nam đã hoàn tất khoá đào tạo đầu tiên kéo dài 6 tháng tại trường huấn luyện tàu ngầm INS Satavahana ở Visakhapatnam (Ấn Độ).
Việt Nam cuối năm 2009 đã ký hợp đồng với Nga đặt đóng 6 tàu ngầm diesel – điện lớp Varshavyanka, còn gọi là lớp Kilo nâng cấp. Ấn Độ cũng đang sử dụng tàu ngầm Kilo hàng chục năm nay nên có rất nhiều kinh nghiệm vận hành và tác chiến dưới lòng biển.
Vào tháng 10.2013, Ấn Độ đã khởi động việc đào tạo 550 sĩ quan và thuỷ thủ tàu ngầm Việt Nam theo thoả thuận hợp tác với chính phủ Việt Nam. Số lượng sĩ quan và thuỷ thủ này tương đương 9 kíp quân nhân tàu ngầm (mỗi tàu ngầm Kilo cần khoảng 60 người).
Khoá quân nhân tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam với 54 người đã hoàn tất đào tạo tại trường Satavahana vào cuối năm 2014, sau khi bắt đầu học từ tháng 10.2013, theo báo Times of India ngày 28.10.2014.
Năm 2015, trường tàu ngầm Satavahana đào tạo khoá thứ hai của quân nhân tàu ngầm Việt Nam, gồm 19 sĩ quan và 42 thủy thủ.
Còn với số quân nhân tàu ngầm Việt Nam vừa hoàn tất khoá đào tạo đầu tiên dài 6 tháng nói trên, thực tế vẫn chưa thể điều hành tàu ngầm thuần thục được, mà chỉ như cữ tập thể dục, theo DailyO.
Lý do là 60 quân nhân Việt Nam này, biên chế đủ cho 1 tàu ngầm Kilo, chỉ vừa học xong khoá đào tạo cơ bản ở trường INS Satavahana. Hầu hết thời gian họ học là ở trên giảng đường, để hiểu rõ cấu tạo của tàu ngầm và các hệ thống quan sát, hoa tiêu, máy móc, liên lạc…
Giai đoạn kế tiếp chính là học thực hành trên tàu ngầm thật, và phải xuống tàu ngầm để ra biển. Từ đó quân nhân tàu ngầm Việt Nam sẽ học tác chiến thực sự dưới lòng biển.
Video đang HOT
Bên trong 1 tàu ngầm Kilo của Ấn Độ – India Today
Theo DailyO, tàu ngầm như lớp Kilo vũ trang ngư lôi, mìn biển, tên lửa hành trình diệt hạm và tấn công đất liền. Tàu ngầm khó bị phát hiện khi thực hiện các sứ mạng chống xâm nhập hoặc ngăn cản hải quân đối phương tự do đi lại trên biển. Tàu ngầm cho phép lực lượng hải quân nhỏ có thể đối đầu với lực lượng hải quân lớn hơn, và có thể xem như là lối đánh du kích trên biển.
DailyO nhận xét rằng đây cũng dường như là lựa chọn của Việt Nam, đất nước có lực lượng du kích đã từng đánh bại 3 trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, kể cả Trung Quốc vào năm 1979 (hai thành viên kia là Pháp và Mỹ).
Tuy nhiên điều hành tàu ngầm khó và phức tạp hơn lối đánh du kích trên bộ. Hải quân Việt Nam vốn chưa từng sử dụng tàu ngầm đã nhảy vọt một bước lớn ngang hàng với các lực lượng hải quân toàn cầu khi đặt mua đến 6 tàu ngầm Kilo từ Nga.
Và Hải quân Ấn Độ, với kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm Kilo ở vùng biển nhiệt đới hơn 30 năm qua là nơi cần thiết để cung cấp sự huấn luyện cho quân nhân tàu ngầm Việt Nam với các khoá đào tạo chiến thuật về khai thác sử dụng tàu ngầm, về phát huy tối đa khả năng tác chiến của tàu ngầm.
Việc đào tạo tác chiến dưới nước chính là giai đoạn 2 của khoá huấn luyện, cũng kéo dài 6 tháng, trong đó kíp thuỷ thủ tàu ngầm Việt Nam phải có ít nhất 45 ngày huấn luyện trên tàu ngầm ở ngoài biển.
Sau khi hoàn tất 6 tháng tiếp theo này, tức tổng cộng 1 năm đào tạo, kíp thuỷ thủ và sĩ quan tàu ngầm Việt Nam mới nhận đủ huy hiệu 2 cá heo, chứng nhận họ đã trở thành những quân nhân tàu ngầm thực thụ.
Tàu ngầm chính là lực lượng du kích trong lòng biển của Việt Nam. Trong ảnh: Đội hình 5 tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam tại Cam Ranh, ảnh chụp ngày 5.2.2016
Trong khoá huấn luyện giai đoạn 2, quân nhân tàu ngầm Việt Nam sẽ được dạy kỹ năng âm thầm bám theo tàu chiến của đối phương, rải mìn phong toả hải cảng, săn tìm tàu ngầm địch, và đặc biệt là cách sử dụng hệ thống tên lửa hành trình Klub có tầm bắn 220 km có thể vừa diệt tàu chiến vừa tấn công được các mục tiêu trên đất liền.
Tóm lại, việc đào tạo huấn luyện này sẽ đảm bảo cho Hải quân nhân dân Việt Nam có thể gây thiệt hại nặng cho bất kỳ kẻ xâm lược bằng đường biển nào, thậm chí có thể đánh trả ngay trên sân nhà của đối phương. Lực lượng du kích trong lòng biển của Việt Nam cũng là một cơ hội tuyệt vời cho Ấn Độ để củng cố chính sách hướng Đông, theo DailyO.
(Theo Thanh Niên)
Nhà sản xuất Fincanteri: Việt Nam mua tàu tuần tra Ý
Theo đại diện của Công ty quốc phòng Fincanteri (Italia), Hải quân Việt Nam quan tâm đặc biệt đến tàu tuần tra xa bờ (OPV) của hãng này.
Nhà sản xuất Fincanteri: Việt Nam mua tàu tuần tra Ý
Nhà sản xuất khẳng định
Đại diện của Công ty quốc phòng Fincanteri (Italia) cho biết công ty này đang đẩy nhanh mở rộng sự hiện diện của mình trong khu vực châu Á, trong đó tập trung vào 3 thị trường chính là Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam.
Tại Ấn Độ, Fincanteri nói rằng họ đã tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị cho dự án đóng tàu khu trục mới Project 17A và sẽ có kết quả sau vài tháng tới.
Ngoài ra, công ty này còn hợp tác với công ty đóng tàu Hindustan Shipyard và Hải quân Ấn Độ để chuẩn bị cho gói thầu chế tạo và cung cấp 2 tàu ngầm mini (SOV) cho New Delhi.
Tại Việt Nam, Fincantieri đã cùng với Chính phủ Italia và Thứ trưởng Quốc phòng Domenico Rossi đã sang Việt Nam tham gia đối thoại quốc phòng cấp Thứ trưởng lần đầu tiên.
Chiến hạm Gepard của Hải quân Việt Nam.Trong dịp đó, Lực lượng vũ trang Việt Nam, đặc biệt là hải quân, đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Italia về việc đặt mua các tàu tuần tra, cụ thể hơn là OPV và tàu ngầm mini của Italia.
Việc công ty quốc phòng của Italia đặt mục tiêu mở rộng sự hiện diện trên thị trường Việt Nam cho thấy những bước dịch chuyển tích cực trong chủ trưởng đa phương hóa quan hệ và đa dạng hóa nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự với các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển trên thế giới.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong năm 2013 Việt Nam đã đặt mua 2 hệ thống pháo hải quân Super Rapid 76mm từ công ty quốc phòng OTO Melara của Italia (trang bị cho 2 tàu chiến lớp SIGMA-9814 đặt mua của Hà Lan).
Thỏa thuận này có thể coi là "bước đệm" đầu tiên để mở ra cho cả Việt Nam và Italia thêm một đối tác mới, phục vụ nhu cầu bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước.
Lộ phiên bản
Nếu những thông tin từ Fincantieri được xác nhận, vậy Hải quân Nhân dân Việt Nam đang quan tâm tới lớp tàu tuần tra xa bờ (OPV) nào, hiện tại danh mục sản phẩm của họ chỉ có duy nhất một ứng viên phù hợp.
Commandante (hay còn được gọi bằng cái tên Comandanti) là lớp tàu tuần tra xa bờ tiên tiến của Hải quân Italia, gồm 4 chiếc mang số hiệu từ P490 đến P493, được khởi đóng vào giai đoạn 2001 - 2002 và bàn giao đồng loạt trong ngày 31/1/2004.
Thiết kế của tàu coi trọng đến việc giảm tiết diện phản xạ radar cũng như bộc lộ hồng ngoại. Ba chiếc đầu tiên có kết cấu thượng tầng bằng thép nhưng đến chiếc cuối cùng mang tên Foscari, vật liệu composite sợi thủy tinh đã được ứng dụng rộng rãi (trên cả tháp radar và nhà chứa trực thăng), khiến tàu nhẹ hơn, dẫn đến giảm lượng tiêu hao nhiên liệu.
Nhiệm vụ của Commandante được xác định là tuần tra xa bờ, bảo vệ lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thiết lập sự hiện diện chủ quyền tại những vùng biển xa. Bên cạnh đó, nó còn sẵn sàng tham gia tác chiến chống tàu mặt nước.
Cảm biến chính của tàu là radar Selex RAN-30X/I hoạt động trên băng tần X, có 4 chế độ gồm: giám sát bề mặt và đường không đối với các mục tiêu cỡ nhỏ; dẫn hướng cho trực thăng hoạt động ven bờ; trinh sát ngoài đường chân trời và phát hiện tên lửa bay bám biển.
Commandante còn được trang bị radar dẫn đường hàng hải chuyên dụng loại SPS-753 hoạt động trên băng tần I, tổ hợp phóng mồi bẫy gây nhiễu và radar đánh chặn SLQ-747 do Elettronica cung cấp.
Vì là một chiếc OPV nên vũ khí chỉ ở mức vừa phải, bao gồm 1 pháo hạm Oto Melara 76/62 mm SR bố trí phía trước, kiểm soát bắn là radar Selex NA-25 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện tử dựa trên radar RTN-25X (làm việc trên băng tần X).
Ngoài ra trên tàu còn có 2 pháo tự động Oerlikon KBA 25/80 mm, sàn đáp và nhà chứa máy bay ở đuôi cho phép mang theo 1 trực thăng AB-212 hoặc NH90 trong các chuyến hải trình.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là nhờ vào thiết kế mở, Commandante có thể nhanh chóng nâng cấp để trở thành một chiếc corvette đầy sức mạnh. Tuy vậy không loại trừ khả năng nếu đặt mua, Việt Nam sẽ yêu cầu Fincantieri thiết kế ngay một bản frigate.
(Theo Đất Việt)
Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào? Dựa trên các thông tin đã công bố, trong năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam chắc chắn và có thể sẽ tiếp nhận những chủng loại vũ khí, khí tài quân sự tối tân sau đây. Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào? Hải quân Hiện nay tàu vận tải siêu trọng Rolldock Storm vẫn...