Ấn Độ đang ở vào giai đoạn Covid-19 “lây lan cộng đồng hạn chế”
Đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy Ấn Độ đang bước vào giai đoạn dịch bùng phát khi mà không thể truy tìm và cô lập các nguồn bệnh.
Trong một văn bản mới công bố, bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ ngày 30/3 cho biết: nước này đang ở vào giai đoạn dịch Covid-19 ‘lây lan ở địa phương và lây lan cộng đồng hạn chế’. Đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy Ấn Độ đang bước vào giai đoạn dịch bùng phát khi mà không thể truy tìm và cô lập các nguồn bệnh.
Nhân viên y tế chuẩn bị các đồ dùng thiết yếu cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Entire Charminar Unani, Hyderabad. Ảnh ANI.
Thông báo của bộ Y tế và Phúc lợi gia đình nhấn mạnh ‘Quy trình Vận hành Tiêu chuẩn (SOP) phù hợp để áp dụng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 hiện nay tại Ấn Độ. Theo đó, tất cả các trường hợp nghi nhiễm ‘đều phải đưa tới cơ sở cách ly’. Tuy nhiên, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn cho các tài xế xe cấp cứu và kỹ thuật viên làm nhiệm vụ đưa đón bệnh nhân Covid-19.
Theo quy định của Ấn Độ, có bốn giai đoạn liên quan tới sự phát triển của dịch. Giai đoạn 1 là khi các ca bệnh được đu nhập từ bên ngoài vào và không có nguồn gốc địa phương. Giai đoạn 2 xuất hiện hiện tượng lây nhiễm cộng đồng.
Video đang HOT
Những người dương tính có tiếp xúc với các bệnh nhân dương tính có lịch sử đi lại qua vùng dịch. Giai đoạn 3, là lây lan cộng đồng. Còn giai đoạn 4 là đại dịch, khi có nhiều chùm lây nhiễm.
Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR), cơ quan có nhiệm vụ ngăn chặn dịch bệnh, vẫn khẳng định Ấn Độ vẫn ở giai đoạn 2 của dịch Covid-19, cho dù số ca dương tính mới với SARS-CoV-2 không truy tìm được nguồn lây hay lịch sử di chuyển trước đó đã tăng mạnh trong tuần trước./.
Phan Tùng
Danh xưng "Con đường Tơ lụa" vốn dĩ không phải của Trung Quốc?
ó vẻ như Trung Quốc đang cố tận dụng các chi tiết mơ hồ trong lịch sử để cổ xúy cho "Con đường Tơ lụa" hiện đại và sáng kiến "Vành đai và Con đường".
Theo những gì mà truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên truyền thì sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở lại các tuyến đường thương mại xưa trên thế giới - các tuyến đường từng được biết đến với cái tên "Con đường Tơ lụa". Và nhánh đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc chuyên giám sát các dự án cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại của BRI trị giá 1.000 tỷ USD được gọi bằng cái tên "Quỹ Con đường Tơ lụa".
Hình ảnh những người buôn bán ngày nay đi trên tuyến đường Con đường Tơ lụa xưa ở vùng Trung Á. Ảnh: Facebook.
Thuật ngữ lịch sử này gợi lại hình ảnh các đoàn thương lái lụa và các mặt hàng khác đi qua sa mạc từ Trung Quốc đến Trung Á và các thị trường châu Âu. Nó cũng gợi nhớ về các chuyến đi của nhà thám hiểm thành Venice, Marco Polo - một trong các thương lái châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc.
Các tài liệu tuyên truyền cho BRI còn thường xuyên hướng tới một "Con đường Tơ lụa phương Nam" - một tuyến đường thương mại được cho là bắt nguồn từ tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc và đi qua vùng đất là Myanmar ngày nay tới Vịnh Bengal và tiểu lục địa Ấn Độ.
Nhưng không có bằng chứng lịch sử xác đáng nào về một "Con đường Tơ lụa phương Nam" kết nối Trung Quốc với Ấn Độ, trong bối cảnh Trung Quốc đã nỗ lực nhiều lần để xâm nhập thị trường Myanmar nhưng thất bại. Về mặt lịch sử, Trung Quốc cũng đã không tham gia các hoạt động hàng hải thúc đẩy thương mại sau khi nhà thám biển hàng hải cổ xưa duy nhất của nước này - Trịnh Hòa, vượt Ấn Độ Dương vào thế kỷ 15.
Thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" bắt nguồn từ đâu?
Trong thực tế lịch sử, thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" là một cách định danh sai có nguồn gốc tương đối mới và cách định danh này dựa trên thuyết lấy châu Âu làm trung tâm.
Lars Ellstrm, một nhà Hán học nổi tiếng người Thụy Điển từng đi bộ theo chiều dài của Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011 đã tóm tắt thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" trong cuốn sách du lịch của mình mang tên "Con đường tới Kashgar".
Ellstrm giải thích: "Cái tên 'Con đường Tơ lụa' gắn với phương Tây có lẽ vì nó có một ấn tượng (sai) rằng chính thương mại của Trung Quốc với châu Âu mới là quan trọng nhất, ngoài ra còn có lý do nữa là thuật ngữ này nghe rất lạ tai và thú vị".
Theo Ellstrm, đây cũng là lý do mà ở Trung Quốc ngày nay người ta lại sử dụng thuật ngữ này - đây là cách để tiếp thị hiệu quả cho quốc gia và ngành du lịch của họ.
Thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" cũng giúp mềm hóa ý tưởng "Vành đai và Con đường" trước một cộng đồng thế giới rộng hơn. Dự án "Vành đai và Con đường" hiện đang vấp phải sự chỉ trích ngày càng tăng do mối lo ngại nó gây ra các "bẫy nợ" có thể làm xói mòn chủ quyền ở các quốc gia tiếp nhận dự án này.
"Con đường Tơ lụa" không phải là thuật ngữ gốc Trung Quốc. Thực sự thì nó mới chỉ được sử dụng chính thức ở Trung Quốc vào năm 1989, khi Nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh xuất bản một cuốn sách của tác giả Che Muqi có nhan đề "Con đường Tơ lụa: Quá khứ và Hiện tại".
Cuốn sách của Che Muqi đã không đề cập thuật ngữ tiếng Đức "Seidenstrasse" (và dạng số nhiều của nó là Seidenstrassen), có nghĩa là Con đường Tơ lụa. Thuật ngữ tiếng Đức này do Ferdinand von Richthofen, một nhà địa lý Đức thế kỷ 19 tạo ra. Von Richthofen sử dụng thuật ngữ này trong các báo cáo hàn lâm của mình gửi đi từ Trung Á. Các báo cáo này được xuất bản lần đầu ở Berlin vào năm 1877.
Tuy nhiên thuật ngữ Seidenstrasse không được sử dụng phổ biến cho mãi tới tận khi một trong các học trò của Richthofen tại trường Đại học Humboldt ở Berlin bắt đầu sử dụng nó trong các nghiên cứu của mình vào thập niên 1930. Người học trò này là một nhà thám hiểm Thụy Điển tên là Sven Hedin.
Heden đã theo đúng hành trình mà Richthofen đã đi ở Trung Á. Vào năm 1936 ông xuất bản một cuốn sách có nhan đề "Die Seidenstrasse" bằng tiếng Đức và "Sidenvgen" bằng tiếng Thụy Điển. Cuốn sách sau đó được dịch sang một số ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Anh vào năm 1938, và được biết đến với cái tên "The Silk Road" (Con đường Tơ lụa).
Theo vov.vn
Ấn Độ xem xét lại hợp đồng mua S-400 trước sức ép từ Mỹ? Tại Ấn Độ đang xuất hiện tâm lý lo ngại viễn cảnh Mỹ đình chỉ bán vũ khí tối tân và áp đặt lệnh trừng phạt vì New Delhi đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ấn Độ rất quan tâm về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với họ trong trường hợp nước này vẫn...