Ấn Độ dặn lính cách đối phó “đòn” khiêu khích của quân TQ
Binh lính Ấn Độ vừa được dặn dò cách đối phó nếu bị quân đội Trung Quốc kích động.
Lực lượng Ấn Độ vừa được yêu cầu xử lý tình huống một cách bình tĩnh để ngăn chặn căng thẳng leo thang
Trước lập trường cứng rắn của Ấn Độ về vùng cao nguyên Doklam, quân đội Trung Quốc có thể sẽ thử kích động quân đội Ấn Độ bằng cách xâm nhập nhiều địa điểm khác nhau ở vùng biên giới, báo Ấn Độ India Today đưa tin.
Tuy nhiên, lực lượng Ấn Độ vừa được yêu cầu xử lý tình huống một cách bình tĩnh để ngăn chặn căng thẳng leo thang.
Theo báo Ấn Độ, ngày 15.8, quân đội Trung Quốc đã hai lần thử tiến vào lãnh thổ Ấn Độ ở hai khu vực – Finger Four và Finger Five. Nhưng nỗ lực của họ bị ngăn chặn bởi quân đội Ấn Độ.
Video đang HOT
“Các cơ quan an ninh Ấn Độ đánh giá rằng sau vụ ẩu đả ở khu vực Ladakh, quân đội Trung Quốc sẽ cố gắng gây ra nhiều sự cố như vậy ở Himachal, Uttarakhand, Sikkim và Arunachal”, India Today trích lời nguồn tin chính phủ.
“Binh lính Ấn Độ được yêu cầu phải cảnh giác và ngăn chặn các sự cố tương tự của người Trung Quốc.
“Tuy nhiên, họ cũng được yêu cầu không bị kích động và phải giải quyết tình huống một cách bình tĩnh để ngăn chặn căng thẳng leo thang”, nguồn tin thêm.
Trong vụ ẩu đả ở hồ Pangong, khu vực Ladakh, quân đội Trung Quốc được cho là đã bắt đầu ném đá vào lính biên phòng Ấn Độ. Cuộc đụng độ kéo dài trong khoảng 2 tiếng và hai bên đều không dùng đến vũ khí.
Kết thúc cuộc ẩu đả, một số binh sĩ của hai bên đều bị thương nhẹ.
Theo Danviet
Trung Quốc nổi giận vì Nhật Bản "bênh" Ấn Độ
Không hài lòng trước sự ủng hộ của Nhật Bản với Ấn Độ, Trung Quốc vừa yêu cầu Tokyo "không đưa ra ý kiến ngẫu nhiên trước khi làm rõ các sự kiện có liên quan".
Ảnh minh họa: Times of India
Ngày 17.8, đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ, ông Kenji Hiramatsu, khẳng định lập trường không ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp biên giới Trung-Ấn: "Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan không được cố gắng làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình".
Ngoài ra, Đại sứ Hiramatsu cũng bày tỏ sự ủng hộ với lập trường theo đuổi giải pháp tháo gỡ căng thẳng thông qua đàm phán của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj.
Trước động thái này của Nhật Bản, hãng tin Ấn Độ IANS trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, nói: "Tôi đã thấy đại sứ Nhật Bản ở Ấn Độ thực sự muốn ủng hộ Ấn Độ và tôi muốn nhắc nhở ông ấy không nên đưa ra ý kiến ngẫu nhiên trước khi làm rõ các sự kiện".
Bà Hoa thêm: "Trong khu vực Donglang/Doklam, không có tranh chấp lãnh thổ. Ranh giới đã được phân định và được hai bên xác nhận.
"Âm mưu nhằm thay đổi hiện trạng bằng cách xâm nhập vào biên giới là của Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc", phát ngôn viên khẳng định.
Mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản cũng trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, có lẽ còn căng thẳng hơn với Ấn Độ, tờ Times of India nhận định.
Quan hệ hai nước xấu đi sau vụ va chạm giữa một tàu đánh bắt Trung Quốc và hai tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku.
Có thời điểm, cuộc tranh chấp dẫn tới những suy đoán cho rằng hai quốc gia có thể đi đến chiến tranh ở vùng biển này.
Theo Danviet
Bất ngờ nỗi lo lớn nhất của công ty Trung Quốc ở Ấn Độ Mặc dù căng thẳng biên giới gia tăng giữa hai nước, doanh nghiệp Trung Quốc ở Ấn Độ lại lo ngại về điều khác. Trung tâm nghiên cứu và phát triển Huawei của Trung Quốc ở Bangalore, Ấn Độ Xung đột biên giới kéo dài hai tháng qua giữa Trung Quốc và Ấn Độ không phải là mối lo ngại lớn của cộng...