Ấn Độ có thể vượt Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong năm nay
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Giám đốc quản lý, điều hành Cục xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư quốc gia Ấn Độ (Invest India), ông Deepak Bagla dự báo Ấn Độ đang sẵn sàng vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Đường phố ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Từ năm 2015 đến nay, Ấn Độ đã dẫn trước Brazil, Anh, Nga, Italy và Pháp về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 tính theo GDP.
Phát biểu tại một sự kiện, ông Bagla cho biết GDP của Ấn Độ hiện ước đạt 3.500 tỷ USD. Ấn Độ đã mất 67 năm để đạt được nghìn tỷ đầu tiên và 8 năm để đạt được nghìn tỷ thứ hai và thêm nghìn tỷ thứ ba chỉ trong 5 năm qua. 2/3 GDP của Ấn Độ được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước và hiện cầu đang vượt quá cung.
Video đang HOT
Theo ông Bagla, Ấn Độ đang trải qua quá trình chuyển đổi chưa từng có trong lịch sử ở quy mô và tốc độ thử nghiệm trong tất cả các lĩnh vực xã hội, kinh tế và chính trị trong khi vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trước cũng như sau đại dịch COVID-19.
Ông dẫn chứng Ấn Độ đã nhận được tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 950 tỷ USD kể từ năm 1947, trong đó 532 tỷ USD đã đến trong 90 tháng qua từ 162 quốc gia, một kỷ lục toàn cầu.
Trong 8 năm liên tiếp gần đây, Ấn Độ đã lập kỷ lục mới về FDI mỗi năm. Lượng vốn FDI nhận được bao quát 61 lĩnh vực ở 31 bang và vùng lãnh thổ liên bang, đây lại là một kỷ lục toàn cầu, cho thấy sự tăng trưởng mới của Ấn Độ là toàn diện.
Về chuyển đổi số, vào năm 2022, Ấn Độ ghi nhận 41% trong tổng số giao dịch kỹ thuật số theo thời gian thực trên thế giới, đứng thứ nhất về số lượng giao dịch (48 tỷ), bỏ xa nước đứng thứ hai là Trung Quốc (18 tỷ giao dịch).
Về công ty khởi nghiệp, ông Bagla cho biết kể từ năm 2016, khi Startup Ấn Độ được ra mắt, Ấn Độ đã đứng thứ ba trên toàn cầu về số lượng kỳ lân (công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD trở lên), thứ hai về số lượng công ty khởi nghiệp và đứng đầu về số lượng công ty khởi nghiệp mới mỗi ngày. Ông nêu rõ: “Trong năm 2020 – 2021, cứ 29 ngày, Ấn Độ lại thêm một kỳ lân. Vào năm 2022, cứ 9 ngày, Ấn Độ lại thêm một kỳ lân”.
Kinh tế Mỹ suy thoái ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế đang phát triển
Kinh tế Mỹ suy thoái sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt các nước đang phát triển.
Đây là nhận định mới của ông Josua Pardede, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Permata (Indonesia).
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, ông Pardede cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã suy giảm trong 2 quý liên tiếp, là dấu hiệu cho thấy kinh tế bắt đầu suy thoái. Một số yếu tố cấu thành nền kinh tế như tiêu dùng đã giảm, lạm phát tăng tới mức cao nhất trong 40 năm. Nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới sẽ cao hơn nhiều trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cùng tăng khiến tiêu dùng và đầu tư giảm.
Theo nhà kinh tế này, một cú sốc xảy ra với nền kinh tế Mỹ cũng sẽ khiến kinh tế toàn cầu chững lại và trao đổi thương mại toàn cầu giảm. Khi đó, xuất khẩu của Indonesia và các nước đang phát triển cũng sẽ giảm vì Mỹ là đối tác thương mại chính của những nước này. Do đó, các nước đang phát triển, trong đó có Indonesia, nên giảm thiểu hoặc tránh bị ảnh hưởng nặng nề bằng cách tìm thêm các đối tác thương mại, củng cố những nền tảng kinh tế nội địa và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Ngoài ra, nhà kinh tế trưởng của Permata cũng cảnh báo khi kinh tế Mỹ suy thoái, tâm lý e ngại rủi ro cũng sẽ tăng cao dẫn tới tình trạng rút vốn từ các thị trường tài chính, đặc biệt là trái phiếu. Ông dẫn chứng khối lượng sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ của Indonesia đã giảm khoảng 7,8 tỷ USD nên về cơ bản, điều này khiến đồng nội tệ rupiah yếu đi so với đồng USD. Do đó, các chính phủ và các ngân hàng trung ương ở những nước đang phát triển cần thực hiện các biện pháp để ổn định tỷ giá.
NATO kêu gọi Italy đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng trong năm tới Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto ngày 16/2 cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương muốn nước này đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng tương đương 2% Tổng sản phẩm quốc nội ngay từ năm 2024 Binh sỹ Italy. (Nguồn: AFP/TTXVN) Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto ngày 16/2 cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại...