Ấn Độ có thể là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới vào đầu năm 2021
Viện Công nghệ Massachusetts dự báo Ấn Độ – quốc gia đông dân thứ hai thế giới- có thể sẽ là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới vào đầu năm tới.
Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhận định Ấn Độ sẽ có khoảng 287.000 ca nhiễm mới SARS-CoV-2 mỗi ngày vào khoảng cuối tháng 2/2021.
Kết luận này được nhóm nghiên cứu của trường Quản lý Sloan thuộc MIT đưa ra với giả định các nhà khoa học thế giới chưa thể tìm ra vaccine phòng ngừa SARS-CoV-2. Cũng với kịch bản này, các nhà khoa học cho rằng sẽ có khoảng 249 triệu ca mắc Covid-19 và 1,8 triệu người tử vong trên toàn cầu vào mùa Xuân năm tới (từ tháng 3- tháng 5).
Ấn Độ có thể là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới vào đầu năm 2021 (Ảnh: Reuters)
Trong báo cáo có tựa đề: “Dự đoán sự lan truyền toàn cầu của Covid-19″, các nhà khoa học của MIT cho biết đã sử dụng các dữ liệu về số ca nhiễm, tử vong và một số yếu tố khác để dự đoán sự lây lan của virus SARS-CoV-2 tại 84 quốc gia, chiếm tới 60% dân số toàn thế giới.
Mặc dù, tại thời điểm này, với khoảng 3 triệu người nhiễm SARS-CoV-2, Mỹ đang được xem là vùng dịch lớn nhất thế giới; tuy nhiên các nhà khoa học dự đoán Ấn Độ sẽ sớm vượt qua Mỹ.
Theo đó, vào cuối tháng 2/2021, Mỹ sẽ đứng thứ hai về số ca nhiễm mới phát hiện trong ngày, với 95.000 người nhiễm SARS-CoV-2/ngày. Theo sau là Nam Phi (21.000), Iran (17.000) và Indonesia (13.000). Các nhà khoa học cũng cảnh báo số ca nhiễm thực tế cao gấp 12 lần và số ca tử vong cao hơn 50% số với con số ghi nhận được.
Nghiên cứu này cũng khẳng định tầm quan trọng của việc xét nghiệm sớm và quyết liệu trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng như kiểm soát tỷ lệ tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới đang thử nghiệm khoảng 19 loại vaccine, hàng trăm loại khác đang được phát triển và kiểm nghiệm./.
Động cơ phía sau vụ đụng độ chết người ở biên giới Ấn - Trung
Ấn - Trung thường va chạm ở biên giới nhưng chưa từng nổ súng trong hơn 40 năm qua. Cuộc đụng độ mới nhất, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, đã khiến nhiều người bất ngờ.
"Chuyện có vẻ rất xấu, rất tệ", nhà phân tích an ninh Vipin Narang nói với BBC về cuộc đụng độ chết người giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh vào tối 15/6.
Cuộc va chạm nghiêm trọng nhất trong gần nửa thế kỷ đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Ấn Độ nói cả hai bên đều chịu thương vong.
"Một khi xảy ra thương vong, việc giữ mọi thứ yên ắng trở nên khó khăn với cả hai bên. Giờ đây, áp lực từ công chúng cũng là biến số", tiến sĩ Narang, giảng dạy về an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói.
"Quy mô, phạm vi và sự gia tăng áp lực ở biên giới dường như chưa từng có".
Video đang HOT
Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều năm đối đầu ở biên giới. Ảnh: Reuters.
Leo thang bất thường
Hai nước láng giềng - đều sở hữu vũ khí hạt nhân - có lịch sử đối đầu và các yêu sách lãnh thổ chồng chéo dọc theo hơn 3.440 km Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Biên giới Ấn - Trung là tuyến biên giới trên bộ chưa phân định xong dài nhất thế giới.
Lực lượng tuần tra biên giới của hai bên thường xuyên va chạm, dẫn đến những vụ ẩu đả thường xuyên, nhưng chưa từng xảy ra nổ súng trong bốn thập kỷ qua, theo BBC. Đó là lý do tại sao cuộc đụng độ mới nhất, xảy ra sau nhiều tháng căng thẳng, đã khiến nhiều người bất ngờ.
"Đó là một sự leo thang bất thường", Shashank Joshi, biên tập viên quốc phòng tại tạp chí The Economist, nói. "Không có phát súng nào trong 45 năm, và rồi ít nhất 20 binh sĩ đã thiệt mạng trong một buổi tối vì ném đá và đánh nhau bằng gậy gộc".
Theo truyền thông, đầu tháng 5, các lực lượng Trung Quốc đã dựng lều, đào hào và di chuyển các thiết bị hạng nặng đến vài km bên trong nơiđược Ấn Độ tuyên bố lãnh thổ tại thung lũng Galwan ở Ladakh.
Ajai Shukla, nhà phân tích quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ, nói Trung Quốc đã chiếm được 60 km2 lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát tại khu vực này trong một tháng qua. Ấn Độ tuyên bố Trung Quốc đã chiếm đóng tổng cộng 38.000 km2 lãnh thổ của họ.
Trước đó, Ấn Độ xây dựng một con đường dài hàng trăm km kết nối với một căn cứ không quân nằm ở địa bàn núi cao mà họ đã cho hoạt động trở lại vào năm 2008.
Khu vực đã trở thành điểm nóng một phần vì con đường mà Ấn Độ xây dựng. Ảnh: Press Information Bureau.
Thông tin chi tiết về việc cuộc giao tranh hôm 15/6 diễn ra thế nào vẫn còn mơ hồ.
Ấn Độ và Trung Quốc đang cáo buộc nhau vi phạm đồng thuận trong việc tôn trọng LAC ngăn cách hai bên tại Thung lũng Galwan.
Ấn Độ nói hai bên đã xem xét các kênh quân sự và ngoại giao để làm xuống thang căng thẳng và các chỉ huy cấp cao đã có một "cuộc họp hữu ích" vào ngày 6/6. Họ đã đồng ý "về một quá trình xuống thang" và sau đó, các chỉ huy tại thực địa đã có một loạt cuộc họp để triển khai thỏa thuận này, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.
Ấn Độ cho biết cả hai bên đều chịu tổn thất sau khi Trung Quốc "đơn phương cố thay đổi hiện trạng". Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ "vi phạm" đồng thuận, hai lần vượt qua biên giới và tiến hành các cuộc tấn công khiêu khích nhắm vào lực lượng Trung Quốc.
Nhiều cách lý giải động cơ
Ankit Panda, biên tập viên cao cấp của tạp chí The Diplomat, nói rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra "đã là một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa hai nước - chắc chắn kể từ cuộc đối đầu ở Doklam 2017 và có thể cả trước đó nữa".
Việc Trung Quốc xây dựng đường bộ đã dẫn đến cuộc đối đầu kéo dài 73 ngày vào năm 2017 tại khu vực ngã ba biên giới giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan.
Tuy nhiên, hành vi của Trung Quốc lần này "rất khác so với những gì chúng ta đã thấy trong quá khứ", Shivshankar Menon, chuyên gia về Trung Quốc, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Ấn Độ, nói.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới năm 2006. Ảnh: Getty
"Những gì chúng ta đã thấy là nhiều sự cố, nhiều bước tiến và Trung Quốc chiếm giữ các không gian mà trước đây chưa bao giờ chiếm giữ dọc theo LAC. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại vì nó khác với hành vi của Trung Quốc trong quá khứ", ông Menon nói với The Wire, một trang tin trực tuyến độc lập.
Có nhiều cách lý giải về nguyên cớ phía sau các hành động của Trung Quốc tại khu vực.
Dưới góc độ chiến thuật, việc Delhi tăng cường cơ sở hạ tầng biên giới có thể đã khiến quân đội Trung Quốc hành động ở Ladakh. Đại dịch có thể đã giúp tạo ra vỏ bọc cho Trung Quốc hành động, đặc biệt là khi quân đội Ấn Độ trì hoãn các cuộc tập trận ở Ladakh vào tháng 3.
Binh sĩ Ấn Độ tại khu vực biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Getty.
"Nhưng tôi nghĩ đó không phải là nguyên nhân duy nhất", ông Joshi nói.
"Có phải vì con đường không? Có phải là vì Điều 370 [Ấn Độ hành động đơn phương thay đổi hiện trạng của Kashmir vào tháng 8 năm ngoái]? Có phải đó là sự gây hấn quy mô lớn hơn không?", tiến sĩ Narang nói. "Nhưng lần này rất căng thẳng và chưa kết thúc".
Ông Menon, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, tin rằng Trung Quốc đang viện đến chủ nghĩa dân tộc hà khắc, do "những căng thẳng về kinh tế và các vấn đề trong nước".
"Bạn có thể thấy điều đó trong hành vi của họ ở Hoàng Hải, đối với Đài Loan, thông qua luật về Hong Kong, quyết liệt hơn trong vấn đề biên giới của Ấn Độ, một cuộc chiến thuế quan với Australia".
Cuộc chiến ngoại giao
Tối 16/6, Ấn Độ cho biết quân đội đã di chuyển khỏi địa điểm đụng độ. Các báo cáo ban đầu cho thấy các kênh quân sự đã có đang được sử dụng và cả hai bên đều không leo thang.
"Đó là tin tốt cho Ấn Độ, bên có ít lựa chọn trả đũa đáng tin cậy trong hoàn cảnh hiện tại", ông Panda nói.
Ông Joshi tin rằng hậu quả quan trọng nhất của cuộc đụng độ hôm 15/6 sẽ là "cuộc chiến ngoại giao rộng hơn và kéo dài".
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh tại Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 4/2018. Ảnh: AFP.
"Trong 10 năm qua, cạnh tranh Trung - Ấn đã tăng dần, nhưng phần lớn vẫn ổn định", ông nói.
Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã qua lại với nhau nhiều hơn. Thương mại song phương tăng 67 lần từ năm 1998 đến năm 2012 và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ về hàng hóa. Sinh viên Ấn Độ đổ xô đến các trường đại học Trung Quốc. Hai bên tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung.
"Giờ đây chúng ta có thể đang bước vào một thời kỳ mới của sự ngờ vực và đối kháng cao độ, cuốn trôi phần lớn sự thân thiện được thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh Vũ Hán năm 2018".
Chủ nhà sợ lây virus corona, bác sĩ Ấn Độ bị đuổi khỏi phòng trọ Nhiều bác sĩ đang chiến đấu với Covid-19 tại Ấn Độ bị đuổi khỏi chỗ trọ vì chủ nhà lo ngại họ có thể mắc và truyền bệnh. Hiệp hội Bác sĩ Nội trú của Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) hôm 24/3 cho biết, một số bác sĩ đã bị chủ nhà đuổi ra ngoài phòng trọ vì lo sợ...