Ấn Độ có sẵn vũ khí đối trọng với tên lửa Nasr
Sau khi Pakistan tuyên bố phóng thành công tên lửa Nasr có thể khắc chế được S-400, Ấn Độ đã tìm ra cách khác vô hiệu tên lửa này.
Hãng Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Pakistan cho biết, lực lượng tên lửa nước này vừa thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Nasr/Hatf-IX. Islamabad tuyên bố tên lửa này có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ tốt nhất của Ấn Độ, bao gồm cả các tổ hợp S-400 New Delhi mua từ Nga.
Các chuyên gia quân sự quan ngại sự xuất hiện của Nasr có thể làm gia tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Nam Á và trên toàn cầu. Thông tấn Nga cho rằng, quân đội Pakistan đã đưa tên lửa Nasr vào biên chế từ năm 2017. Theo mô tả, Nasr là “hệ thống bắn và chạy cơ động với độ chính xác cao”.
Pakistan phóng tên lửa Nasr.
Tầm bắn của Nasr lên tới 70 km hoặc xa hơn nữa và nó được thiết kế để đối phó với học thuyết “Cold Start” của Ấn Độ, một kế hoạch tác chiến có tính cơ động cao của quân đội Ấn Độ trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô hạn chế với Pakistan.
Video đang HOT
Dù chưa biết khả năng thực sự của Nasr thế nào khi phải đối đầu với S-400 nhưng theo nguồn tin quân sự Ấn Độ, nước này đã có sẵn kịch bản đáp trả khủng khiếp hơn nhiều bằng tên lửa Prithvi-II nếu xung đột xảy ra.
Tên lửa đạn đạo của Ấn Độ có tầm bắn 150 km và sẽ là loại tên lửa lấp vào chỗ trống giữa hệ thống pháo phản lực phóng loạt Pinaka có tầm bắn 70 km và tên lửa Prithvi-II có tầm bắn 350 km hiện tại đang được Ấn Độ tự sản xuất và sử dụng trong quân đội nước này.
Ấn Độ hiện cũng đang nhập khẩu một loại pháo phản lực từ phía Nga có tầm bắn lên tới 90km tuy nhiên đây vẫn là đạn pháo phản lực không dẫn đường. Loại tên lửa Prithvi của Ấn Độ được thiết kế để có thể mang được nhiều loại đầu đạn khác nhau, trong đó có đầu đạn Omni.
Đây là loại đầu đạn được thiết kế để tiêu diệt được cả các mục tiêu chiến lược cũng như chiến thuật. Prithvi là loại tên lửa chỉ có một tầng phóng, sử dụng nhiên liệu rắn và có chiều dài tối đa 7,3 mét, đường kính 42 cm.
Tên lửa có thể triển khai và phóng trong thời gian dưới 1 phút và hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết. Ví dụ như hôm thứ năm vừa rồi khi diễn ra vụ thử, thời tiết đang có mưa lớn nhưng vụ thử vẫn diễn ra đúng như kế hoạch. Loại tên lửa này có trọng lượng tổng cộng 1.280kg trong đó đầu đạn nặng 200 kg.
Phía Ấn Độ chưa tiết lộ chi phí sản xuất của tên lửa đạn đạo Prithvi. Tuy nhiên nước này khẳng định, đây là loại tên lửa có hiệu suất/giá thành tốt nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài phương án dùng đòn đáp trả bằng Prahaar nếu xảy ra xung đột, Ấn Độ còn tính đến việc dùng hệ thống đánh chặn để đối phó với tên lửa tấn công từ đối thủ.
Theo Datviet
Những cuộc chạy đua vũ trụ ở châu Á
Không chỉ Mỹ hay Nga, nhiều quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng đang tập trung phát triển công nghệ hàng không, vũ trụ.
Các quốc gia châu Á bắt đầu cuộc chạy đua không gian. Ảnh minh hoạ: Getty
Châu Á hiện nay đang có khoảng 14 chương trình nghiên cứu không gian vũ trụ, tập trung chủ yếu tại 3 cường quốc là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Ba nước này đều công bố chiến lược thăm dò không gian trong năm 2018 và giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, Hàn Quốc - đất nước vốn bị giới hạn khả năng về không gian cũng bắt đầu kế hoạch phát triển riêng.
Trung Quốc hiện đang đứng đầu khu vực về tốc độ phát triển năng lực không gian và dự định trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á đưa con người lên Mặt Trăng trước năm 2036. Vào hồi năm 2003, Trung Quốc đã trở thành nước thứ 3 trên thế giới, sau Liên Xô và Mỹ, đưa người vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy tự phát triển. Đến cuối năm 2013, phi thuyền Hằng Nga - 3 của Trung Quốc cùng thiết bị thăm dò Thỏ Ngọc cũng đã hạ cánh thành công đến Mặt Trăng. Vào tháng 1/2019, Trung Quốc lần đầu hạ cánh trên vùng tối của Mặt Trăng.
Bắc Kinh đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào chương trình không gian. Giai đoạn đầu tiên của chương trình phần lớn diễn ra gần Trái Đất. Vào năm 2020, sứ mệnh Mặt Trăng tiếp theo thuộc về tàu Hằng Nga 5. Nó sẽ hạ cánh trên Mặt Trăng, thu thập mẫu vật và trở về Trái Đất.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang như hiện nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo kế hoạch phát triển đất nước thành một cường quốc vũ trụ. Về phần mình, Mỹ đã quyết định thành lập Quân chủng Vũ trụ vào tháng 6/2018 nhằm chiếm ưu thế trong không gian.
Ấn Độ đã khởi động kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng trong vòng 20 năm tới. Từ trước tới nay, Ấn Độ đã phóng tất cả 104 vệ tinh cho 21 quốc gia, bao gồm Việt Nam và các công ty như Google, Airbus. Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang cố gắng bắt kịp trong cuộc đua vũ trụ. Một số quốc gia khác cũng đang nỗ lực đưa người và thiết bị lên Mặt Trăng khiến cho cuộc cạnh tranh không gian vũ trụ tại châu Á lại càng quyết liệt.
Hiệp ước Không gian năm 1967 được ký bởi 107 quốc gia bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga đã coi không gian là lĩnh vực toàn cầu và thuộc về tất cả các nước với mục đích hoà bình. Tuy nhiên, rõ ràng không gian vũ trụ có giá trị đáng kể trong lĩnh vực quân sự và dân sự, mang đến những bản hợp đồng tỷ USD nhờ dữ liệu, định vị và điều hướng được cung cấp bởi hệ thống định vị toàn cầu dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng trong không gian. Không gian vũ trụ hiện có vai trò quan trọng với an ninh quốc gia khi việc xuất hiện ở ngoài vũ trụ chiếm lợi thế nhất định.
Lợi ích kinh tế, thương mại và quân sự to lớn đã thúc đẩy các nước châu Á chạy đua phát triển khoa học kỹ thuật trong chương trình thăm dò không gian và công nghệ vũ trụ. Điều này phản ánh sự cân bằng trong quá trình dịch chuyển quyền lực và sự cạnh tranh trong chiến lược không gian ở châu Á. Rõ ràng, châu Á cũng là khu vực có những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, tạo sự bứt phá cho quá trình hiện đại hoá lực lượng vũ trang và không gian.
Tuy nhiên, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ, các cuộc đua không gian ở châu Á có thể trở thành một cuộc chạy đua quân sự mới, nhất là trong bối cảnh khu vực chưa có sự hài hoà về mặt chính trị.
PHƯƠNG PHƯƠNG (T/h)
Theo Doisong&Phapluat
Ấn Độ đánh giá sức mạnh quân sự Trung Quốc Tờ báo Ấn Độ nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, nổi lên như một quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng tiên tiến. Tham vọng của láng giềng Trang business-standard.com của Ấn Độ mới đây có bài phân tích về sức mạnh của quân đội Trung Quốc, trong đó đánh giá rất cao những bước...