Ấn Độ cố gắng thuyết phục Mỹ miễn trừng phạt vì thương vụ S-400
Theo mạng Times of India ngày 7/10, Ấn Độ đang triển khai một chiến dịch ngoại giao-quân sự lớn để thuyết phục Mỹ miễn cho New Delhi khỏi bị trừng phạt do nước này mua 5 hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 từ Nga.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga được trưng bày tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế ở ngoại ô Moskva, Nga năm 2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chiến dịch được khởi động từ trước khi thỏa thuận trên được ký kết hôm 5/10 vừa qua và sẽ tiếp diễn trong những tháng tới.
Trước khi Ủy ban Nội các về An ninh của Ấn Độ phê chuẩn thương vụ S-400 hôm 26/9, một loạt chuyến thăm đã được thực hiện đến Mỹ để xoa dịu các mối quan ngoại của Washington.
Ví dụ, một nhóm kỹ thuật quân sự cấp cao do Phó Tư lệnh không quân Ấn Độ khi đó là R Nambiar (hiện giữ chức Tư lệnh Bộ chỉ huy không quân vùng Đông), đã thăm Mỹ từ ngày 22-23/8.
Video đang HOT
Tiếp sau đó là một chuyến thăm khác của Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval vào giữa tháng Chín.
Các nguồn tin cấp cao cho biết Ấn Độ đã đảm bảo với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng “hệ thống này sẽ không bao giờ gây phương hại tới tính bí mật tác chiến” của các hệ thống vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington.
Các nguồn tin nói rằng Ấn Độ “đã thông tin về trường hợp này” cho phía Mỹ, cùng với lời khẳng định rằng việc mua S-400 là “đòi hỏi cấp bách về an ninh quốc gia” đối với New Delhi.
Sở dĩ Ấn Độ phải ráo riết vận động Mỹ như vậy, một phần vì hệ thống lá chắn tên lửa S-400 có khả năng “thu thập” dữ liệu của các nền tảng khác như máy bay chiến đấu hoặc radar. Do đó, các tính năng tàng hình, chiến tranh điện tử và những khả năng khác của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 Lightning-II của Mỹ, có thể bị ghi lại và phân tích bởi hệ thống radar hay thiết bị dò sóng cực mạnh của S-400, nếu hai hệ thống này được phối hợp vận hành cùng nhau.
Theo vietnamplus
TQ dọa đáp trả khi bị Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị quân đội chủ chốt
Trung Quốc mới đây đã lên tiếng đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào quân đội nước này, trong thương vụ vũ khí hàng tỉ USD ký với Nga.
Trung Quốc bị Mỹ "tuýt còi" khi tìm đến Nga mua chiến đấu cơ Su-35 và tên lửa S-400.
Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói Washington "không có quyền can thiệp" vào thỏa thuận vũ khí giữa hai quốc gia có chủ quyền.
Tuyên bố của ông Dương được đưa ra sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt nhằm vào Cục phát triển thiết bị của Trung Quốc (EED), đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc, vì "tích cực" mua vũ khí của công ty Nga Rosoboronexport.
"Cách tiếp cận của Mỹ đe dọa đến những điều cơ bản nhất trong quan hệ quốc tế, thể hiện âm mưu bá chủ, làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, hai quân đội", ông Dương nói.
Ông Dương cảnh báo Washington phải hứng chịu "hậu quả" nếu không ngừng cấm vận ngay lập tức.
Hôm 20.9, Chính phủ Mỹ đã áp đặt trừng phạt lên đơn vị chủ chốt của quân đội Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không của Nga.
Washington nói rằng việc EED mua vũ khí của Nga đã vi phạm lệnh trừng phạt Nga của Mỹ có hiệu lực từ năm 2017.
Cả EED và Giám đốc của cơ quan này Li Shangfu đều có tên trong lệnh trừng phạt của Washington. Mỹ cấm vận Trung Quốc dựa trên hai thỏa thuận mua 10 máy bay Su-35 và các tổ hợp phòng không S-400 của Nga.
Bắc Kinh là đối tác đầu tiên của Nga bị Mỹ trừng phạt vì mua tên lửa S-400, sau nhiều tháng Mỹ thuyết phục đồng minh không mua loại vũ khí này.
Bất chấp cảnh báo của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thông qua thương vụ S-400, dù rằng nước này có thể bị cấm vận.
Ngoài ra, hai đồng minh của Mỹ là Ả Rập Saudi và Qatar cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến "rồng lửa" S-400.
Theo Danviet
Mỹ chùn tay trước "đòn" S-400 của Nga Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây vừa cho biết, Mỹ sẽ không tìm cách trừng phạt Ấn Độ về việc nước này mua các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Nga - S-400. Tên lửa S-400 Ấn Độ đối mặt với nguy cơ phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt phụ của Mỹ vì việc theo đuổi hợp...