Ấn Độ có 81.466 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 2/4, Ấn Độ đã ghi nhận 81.466 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua. Đây là mức tăng theo ngày cao nhất trong 6 tháng, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 12,3 triệu ca, trong đó có 163.396 ca tử vong, tăng 469 ca so với một ngày trước đó.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ Y tế Ấn Độ, số ca mắc COVID-19 tại nước này đang tăng ổn định trong ngày thứ 23 liên tiếp. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi đã xuống còn 93,67%, trong khi tỷ lệ tử vong là 1,33%.
Trong khi đó, hãng thông tấn ANI đưa tin Ấn Độ đã hoãn vô thời hạn việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19 của Viện huyết thanh Ấn Độ (SII) cho Canada, khi New Delhi tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu tiêm phòng trong nước. Mặc dù vậy, SII khẳng định sẽ thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng vaccine. Theo kế hoạch, Canada sẽ nhận thêm 1,5 triệu liều vaccine từ SII từ nay đến giữa tháng 5, sau khi đã nhận được 500.000 liều vào tháng trước.
Ấn Độ đang nỗ lực mở rộng chương trình tiêm chủng COVID-19 trên toàn quốc. Chính phủ trung ương đã quyết định mở cửa tất cả các trung tâm tiêm chủng COVID-19 khu vực công và tư trong cả tháng 4, kể cả vào các ngày lễ.
Tuần trước, Ấn Độ thông báo tạm dừng các hoạt động xuất khẩu số lượng lớn vaccine của hãng AstraZeneca do Viện Huyết thanh SII sản xuất để ưu tiên nhu cầu trong nước. Quyết định của Ấn Độ đã khiến nhiều nước có nhu cầu đặt mua vaccine lo ngại.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, chiều 2/4, Bộ Y tế Campuchia thông báo đã ghi nhận thêm 69 ca nhiễm mới, trong đó có có một ca nhập cảnh và 68 ca lây nhiễm cộng đồng ở Phnom Penh, Svay Rieng, Kandal và Sihanoukville. Tính đến ngày 2/4, Campuchia ghi nhận tổng cộng 2.546 ca mắc COVID-19, trong đó 1.256 người đã khỏi bệnh và 16 người tử vong.
Cùng ngày, báo Khmer Times đưa tin Chính phủ Nhật Bản gửi tặng gần 1 triệu USD để ủng hộ nỗ lực tiêm phòng vaccine COVID-19 của Chính phủ Campuchia thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Khoản trao tặng của Nhật Bản chủ yếu giúp cải thiện quản lý dây chuyền làm lạnh để đảm bảo hiệu quả của vaccine phòng COVID-19. Nguồn hỗ trợ này sẽ thúc đẩy năng lực của hệ thống y tế Campuchia, trong bối cảnh Campuchia đang thực hiện chương trình tiêm chủng nhanh nhất và trên phạm vi rộng nhất trong lịch sử nước này. Việc quản lý dây chuyển làm lạnh sẽ được cải thiện thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công tác vận chuyển và đào tạo nhân viên y tế.
Trước đó, Nhật Bản đã đóng góp 200 triệu USD cho chương trình COVAX để đảm bảo và đẩy nhanh việc tiếp cận vaccine phòng COVID-19 của các nước đang phát triển.
Ngày 1/4 vừa qua, Bộ Thông tin và Bộ Y tế Campuchia đã bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 (loại Sinovac của Trung Quốc) trên quy mô lớn dành cho nhà báo và công chức Bộ Thông tin. Chương trình sẽ kéo dài đến ngày 9/4 tới. Theo kế hoạch, ít nhất 400 nhà báo sẽ được tiêm phòng COVID-19 mũi đầu tiên mỗi ngày trong tổng số khoảng 5.000 nhà báo trên cả nước.
Với 1,5 triệu liều vaccine Sinovac mua của Trung Quốc, dự kiến 745.000 người sẽ được tiêm phòng đợt này tại 109 điểm tiêm chủng trên cả nước. Mục tiêu mà Chính phủ Campuchia hướng tới là tiêm phòng COVID-19 cho một triệu người mỗi tháng và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đề nghị các quan chức Chính phủ tích cực làm việc để hoàn thành mục tiêu này.
Tại Nga, giới chức y tế cho biết nước này đã ghi nhận 8.792 ca nhiễm mới trong ngày 2/4, trong đó có 1.764 ca tại thủ đô Moskva, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 4.563.056 ca. Cũng trong 24 giờ qua, số ca tử vong đã tăng thêm 400 ca lên 99.633 ca.
Đóng hơn chục năm vẫn chưa ra biển, tàu sân bay Ấn Độ thành điểm tham quan
Trong lúc chờ thử nghiệm, tàu sân bay INS Vikrant của Ấn Độ vô tình trở thành một điểm tham quan hái ra tiền với các công ty du lịch.
Một công ty du lịch Ấn Độ mới đây khởi động dự án du lịch mang tên "Du ngoạn trên sông để ngắm tàu sân bay".
Công ty này sử dụng một thủy phi cơ đưa các du khách tới gần hàng không mẫu hạm khổng lồ này và có cơ hội được ngắm nhìn nó rõ ràng từ trên không.
Với nhiều du khách, họ tỏ ra hết sức thích thú trước trải nghiệm mới mẻ này.
Tàu sân bay INS Vikrant của Ấn Độ. (Ảnh: QQ)
Ấn Độ bắt đầu đóng mới INS Vikrant từ tháng 2/2009. Con tàu dài 260 m, có lượng choán nước 40.000 tấn, lườn rộng 62 m, mớm nước tối đa 8,4 m. Tàu được trang bị 4 động cơ tua-bin khí và 2 trục dẫn động cho phép di chuyển được tối đa 52 km/h. Nó có thể mang theo 26 chiến cơ MiG-29K cùng 10 máy bay trực thăng.
INS Vikrant được hạ thủy theo đúng tiến độ dự tính vào năm 2013 nhưng hàng loạt sự cố liên tiếp khiến việc hoàn thành con tàu bị trì hoãn.
Trong tháng này, các thử nghiệm nhằm kiểm tra một số hệ thống nhất định trên INS Vikrant như động cơ đẩy và hệ thống điện đã bắt đầu. Nếu mọi việc suôn sẻ, INS Vikrant sẽ bắt đầu thử nghiệm trên biển vào tháng 12.
Thủy phi cơ đưa khách tham quan phía trên tàu sân bay Ấn Độ.
INS Vikrant dự kiến được biên chế vào hải quân Ấn Độ vào cuối năm 2021. Khi INS Vikrant đi vào hoạt động, Ấn Độ có thể cùng lúc vận hành 2 tàu sân bay cùng lúc.
Bắc Kinh "nổi đóa" yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp xung đột này ngay Lo sợ căng thẳng bùng lên thành xung đột ở Nam Á tăng lên khi Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng ngay việc can thiệp vào tranh chấp biên giới của họ với Ấn Độ, theo Express. Yêu cầu của Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ký một thỏa thuận quốc phòng mới giữa Mỹ và...