Ấn Độ chuẩn bị nghênh chiến TQ trên bầu trời biên giới ra sao?
Lực lượng không quân Ấn Độ ở khu vực Tây Tạng vượt trội hơn hẳn Trung Quốc, xét trên các yếu tố địa hình, vũ khí và năng lực chiến đấu, cựu sỹ quan không Ấn Độ nhận định.
Chiến đấu cơ Ấn Độ phóng thử tên lửa hành trình BrahMos.
Theo NDTV (Ấn Độ), không quân Ấn Độ (IAF) luôn sẵn sàng tham chiến với lực lượng không quân Trung Quốc trên bầu trời biên giới một khi chiến tranh nổ ra.
Quan điểm này một lần nữa được một cựu sỹ quan không quân Ấn Độ khẳng định thông qua tài liệu do tạp chí hàng không Vayu Aerospace xuất bản.
Tài liệu là tư liệu đánh giá cán cân sức mạnh không quân Trung-Ấn đầu tiên kể từ khi căng thẳng trên cao nguyên Doklam nổ ra từ giữa tháng 6.
Theo cựu sỹ quan Sameer Joshi, IAF đang chiếm ưu thế lớn trước lực lượng không quân Trung Quốc (PLAAF) ở Tây Tạng và phía nam Tân Cương, có thể vô hiệu hóa số lượng đông đảo máy bay Trung Quốc trong nhiều năm tới nhờ vào yếu tố địa hình, công nghệ và năng lực chiến đấu.
Xét về yếu tố địa hình, căn cứ không quân Trung Quốc “đều nằm ở khu vực có khi hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất hoạt động của máy bay. Ông Joshi nói tầm chiến đấu và khả năng mang vũ khí của máy bay Trung Quốc giảm tới 50%.
Các tên lửa BrahMos gắn trên Su-30MKI là thứ vũ khí mạnh mẽ răn đe Trung Quốc.
Video đang HOT
“Nói cách khác, địa hình núi cao ở Tây Tạng ngăn các chiến đấu cơ Trung Quốc như Su-27, J-11 và J-10 có thể cất cánh với đầy đủ đạn dược, nhiên liệu”, ông Joshi viết. Các máy bay này buộc phải đụng độ với không quân Ấn Độ trong tình thế bất lợi hơn nhiều.
Ấn Độ đã lường trước yếu tố này nên xây dựng các căn cứ ở nơi có độ cao thấp, như Tezpur, Kalaikunda, Chabua và Hasimara. Trong tình huống giao chiến, máy bay Trung Quốc cũng khó có thể truy đuổi được chiến đấu cơ Ấn Độ rút về nạp nhiên liệu.
Ngoài ra, không quân Ấn Độ là lực lượng dày dạn kinh nghiệm, “chuyên tập trung cho các nhiệm vụ không chiến, đi kèm với đó là các cuộc tập trận đa quốc gia diễn ra thường niên, đảm bảo năng lực chiến đấu hiệu quả trước kẻ thù”.
Cựu sỹ quan Joshi nói phi công Ấn Độ đã thuần thục trong môi trường tác chiến vùng núi, nơi các chiến đấu cơ dù “bay ngay cạnh nhau nhưng cũng không nhìn được thấy nhau”. Trong tình huống như vậy, các phi công Ấn Độ có thể dễ dàng ẩn nấp, xác định địch-ta và bất ngờ tung đòn sát thủ hạ gục kẻ thù.
Mẫu chiến đấu cơ đa năng J-10B của Trung Quốc.
Điều mà ông Joshi lo ngại không phải là chiến đấu cơ Trung Quốc mà là số lượng lớn các tên lửa đạn đạo Bắc Kinh sản xuất trong những năm qua. Các tên lửa này đưa cơ sở quân sự Ấn Độ vào tầm ngắm mà không có cách nào ngăn chặn được.
“Trung Quốc đang sở hữu hàng loạt tổ hợp phòng không hiện đại như S-300, HQ-9, HQ-12 và HQ-16, những tên lửa này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng với không quân Ấn Độ”, ông Joshi viết.
Những hình ảnh tổ hợp tên lửa HQ-16 ùn ùn đổ về Tây Tạng xuất hiện trên báo Trung Quốc những ngày qua là dấu hiệu chứng minh mối lo ngại của ông Joshi.
Các phi công Ấn Độ nếu không tỉnh táo sẽ rơi vào “lưới lửa” mà Trung Quốc giăng sẵn.
Về lâu dài, Trung Quốc đang không ngừng mở rộng lực lượng không quân, chế tạo hàng loạt các chiến đấu cơ thế hệ 5 hiện đại như J-20 và FC-31. “Để đáp trả mối đe dọa tiềm tàng này, Ấn Độ không có cách nào khác ngoài việc phải tăng cường thêm số lượng máy bay đến bảo vệ biên giới phía tây và phía đông”.
Theo Danviet
Cuộc chiến âm thầm giữa Trung Quốc và Ấn Độ
Dù hai quốc gia này không hề bắn một phát đạn nào, nhưng ngày qua ngày vẫn có một cuộc chiến âm thầm và không chính thức.
Đầu tháng 8, Ấn Độ đã thông qua kế hoạch triển khai trung đoàn tên lửa BrahMos tới biên giới với Trung Quốc. Tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển, có "tiềm năng hủy diệt lớn"
Quan hệ Trung Quốc và Ấn Độ gần đây căng thẳng, nhưng đa số người dân Trung Quốc dường như không thấy điều này.
Hai nước đang bất đồng quan điểm về rất nhiều thứ, từ vấn đề biên giới đến quyền lợi trên biển. Nhưng trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung Quốc, quan hệ hai nước là một hình ảnh của sự hợp tác, những tin tức cho thấy hai bên không có xung đột.
Hãy nhìn lại vấn đề xung quanh tên lửa BrahMos. Mọi thứ bắt đầu với một tin tức đăng trên tờ Times of India ngày 3.8 cho biết Ấn Độ đã triển khai tên lửa hành trình siêu âm ở bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Bài báo có những thuật ngữ quân sự ấn tượng như phù hợp với "chiến tranh ở vùng núi", trích dẫn một nguồn tin quân đội giấu tên, nói chi tiết về việc tên lửa được Ấn Độ và Nga đồng phát triển, có "khả năng hủy diệt lớn".
Các tin tức quân sự tương tự, nói về sự chuẩn bị của Ấn Độ cho cuộc chiến sắp tới với Trung Quốc ngày càng phổ biến trên truyền thông Ấn Độ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những tin tức này dường như chỉ đến với các nhà bình luận hoặc nhà báo quốc phòng của Trung Quốc, vì chính phủ Trung Quốc không tiết lộ điều gì.
Trung Quốc và Ấn Độ đang có một cuộc chiến trên mặt trận báo chí, tuy nhiên, báo phía Trung Quốc là báo chuyên ngành với số lượng người đọc ít.
Các báo của Ấn Độ cũng đưa tin báo Trung Quốc đề nghị Ấn Độ đứng ngoài tranh chấp Biển Đông và tập trung phát triển kinh tế. Để trả lời, một bài viết khác trên Times of India tuyên bố Ấn Độ đã xây dựng một "bức tường Trung Quốc" với xe tăng tại Ladakh, máy bay ở phía đông bắc, các động thái của Ấn Độ nhằm đưa vào sử dụng căn cứ không quân ở Arunachal. Một lần nữa, nguồn tin lại là một sĩ quan quân đội giấu tên.
Một nhà phân tích của tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, sau đó quyết định "vào cuộc". Ấn Độ đang "lo lắng", các chuyên gia từ Đại học Kỹ thuật Hải quân của PLA viết. Quyết định triển khai tên lửa BrahMos có thể dẫn đến các "các biện pháp trả đũa" của Trung Quốc, tác giả cảnh báo.
Vấn đề về biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, nơi không hề có một viên đạn nào được bắn trong bốn thập kỷ, lại trở nên căng thẳng. Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ về việc triển khai tên lửa BrahMos, đe nẹt các tờ báo Ấn Độ. Căng thẳng càng dâng cao trong vài ngày tiếp theo khi các chính trị gia Ấn Độ tuyên bố nước này có quyền triển khai tên lửa BrahMos như thế nào.
Khi mọi thứ bắt đầu yên ắng, lại có tờ báo khác khuấy động vấn đề. Việc triển khai tên lửa của Ấn Độ không phải là chuyện của Trung Quốc, quân đội Ấn Độ được trích lời trên báo, một lần nữa, nguồn tin lại là một người ẩn danh.
Cuộc "khẩu chiến" có vẻ căng thẳng, nhưng tất cả các nguồn tin đều không được xác định
Phía Trung Quốc, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, tờ PLA Daily đưa tin chủ yếu nhằm vào nhân viên quốc phòng và những người liên quan trong lĩnh vực an ninh. Độc giả hướng tới hoàn toàn là nội bộ ngành. Đó là lý do tại sao thông tin về các mối đe dọa từ Ấn Độ thậm chí không thể được tìm thấy trên trang web tiếng Anh của PLA Daily, nơi đăng thông điệp với các độc giả bên ngoài.
Có lẽ Ấn Độ sẽ thực sự triển khai tên lửa BrahMos và khôi phục cơ sở hạ cánh trên cao. Có lẽ Trung Quốc sẽ thực sự trả đũa bằng việc triển khai vũ khí hay quân đội của mình. Nhưng theo nhà báo Debasish Roy Chowdhury nhận định trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các thông tin trên báo chí có vẻ không đáng bận tâm.
Không có chính phủ Ấn Độ nào tuyên bố về việc triển khai tên lửa, cũng không có quân đội Ấn Độ nào ban hành một thông cáo báo chí nói với Trung Quốc hãy tự lo việc của họ, cũng không có đại diện nào của chính phủ Trung Quốc đe dọa leo thang căng thẳng.
Theo Danviet
Trung Quốc 'sốt vó' vì Ấn Độ đưa tên lửa ra biên giới Trong khi Ấn Độ đang có kế hoạch triển khai tên lửa BrahMos cho quân đội dọc biên giới Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi Ấn Độ nên bình tĩnh. Tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và New Delhi dọc theo biên giới Tây Tạng đã xảy ra từ lâu. Trung Quốc khẳng định Ấn Độ đã chiếm...