Ấn Độ chốt cấu hình tàu tuần tra đóng cho Việt Nam
Chốt cấu hình tàu tuần tra của GRSE sẽ là nội dung chính trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới đây.
Theo Economic Times, một đoàn đại biểu công nghiệp quốc phòng, gồm đại diện của các công ty vũ khí lớn của Ấn Độ sẽ tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đến thăm Việt Nam trong đầu tháng 6 này.
Nguồn tin này cho biết, phái đoàn này có thể bao gồm trên 15 đại diện từ các công ty quốc phòng tư nhân như L&T, Tata và Reliance Defence, cùng các công ty sản xuất vũ khí nhà nước như Brahmos Aerospace.
Theo chuyên gia Ankur Gupta, thuộc công ty tư vấn toàn cầu Ernst and Young, những đề xuất như chốt cấu hình 4 tàu tuần tra của GRSE hay xuất khẩu tên lửa BrahMos cho Việt Nam sẽ là những công cụ đối ngoại quan trọng của New Delhi trong chuyến thăm này.
Tàu tuần tra lớp Car Nicobar, sản phẩm của GRSE.
Tuy không tiết lộ thông tin cụ thể loại tàu được phía Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam nhưng nguồn tin cho biết, loại tàu tuần tra này dài khoảng 37 m, rộng 10 m, lượng giãn nước 140 tấn và có thân nhôm chuyên dụng. Chúng sẽ được sử dụng để tuần tra các vùng biển gần bờ.
Video đang HOT
“Việc bán ít nhất 4 tàu tuần tra là một phần trong gói tín dụng 100 triệu USD của Ấn Độ dành cho Việt Nam”, Đài truyền hình Ấn Độ NDTV dẫn lời chuẩn đô đốc AK Verma, chủ tịch kiêm giám đốc quản lý GRSE cho hay.
Trước khi nhà sản xuất GRSE tiết lộ về tiến độ thiết kế tàu tuần tra đóng cho Việt Nam, hồi đầu năm 2014, hãng đóng tàu Goa Shipyard đã giới thiệu mô hình tàu tuần tra biển (OPV) dài 75 m chuyên dành cho xuất khẩu tại triển lãm Defexpo 2014 ở New Delhi, Ấn Độ.
Theo một đại diện của hãng này, OPV mới được phát triển cho mục đích chính là xuất khẩu (truyền thông phương Tây dự đoán nhiều khả năng sẽ được xuất khẩu sang Việt Nam) và được thiết kế dựa trên lớp tàu tuần tra dài 105m Saryu hiện đang phục vụ trong Hải quân Ấn Độ.
Thiết kế tàu tuần tra mới nhất của Goa Shipyard đạt chiều dài 75m với đầy đủ kết cấu thiết kế bên trong. Tàu này có thể tham gia tuần tra, tìm kiếm cứu nạn và thực hiện quyền hành pháp trong mọi điều kiện cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, thiết kế phần đuôi tàu còn có một bãi đáp cho trực thăng nặng 5,5 tấn có thể cất, hạ cánh để hỗ trợ cho các hoạt động giám sát tầm xa.
Được lắp đặt 2 động cơ diesel, mỗi hệ thống chân vịt đẩy được điều khiển thông qua một hộp số và cung cấp cho con tàu khả năng đạt tốc độ cực đại 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.000 dặm. Tàu được trang bị một hệ thống quản lý thủy lực và một hệ thống đài chỉ huy tích hợp.
Về vũ khí trang bị, tàu tuần tra mới được lắp một ụ pháo 76mm, 2 hệ thống pháo phòng thủ tầm gần 6 nòng 30mm AK-630 ở trên nóc nhà chứa trực thăng, cùng một số tùy chọn lắp đặt vũ khí khác, bao gồm cả 8 tên lửa chống hạm lắp ngay sau tháp pháo.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Triều Tiên thề khiến Hàn Quốc phải hối tiếc vì nổ súng trước
CHDCND Triều Tiên hôm qua (27/5) đã lên tiếng đe dọa sẽ trả đũa sau khi Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhằm vào tàu tuần tra và tàu đánh cá của Triều Tiên khi chúng vượt qua đường biên giới biển gây tranh cãi ở khu vực ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un
Hai tàu của Triều Tiên đã nhanh chóng quay đầu bỏ chạy sau khi Hải quân Hàn Quốc bắn 5 phát súng cảnh cáo bằng khẩu pháo 40mm lúc khoảng 7h30 sáng qua theo giờ địa phương, giới chức Hàn Quốc cho biết.
Các tàu của Triều Tiên đã đi qua Đường Ranh giới phía Bắc - đường biên giới biển mà phía Bình Nhưỡng không chấp nhận. Đường biên giới này nằm gần đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.
Bình Nhưỡng cáo buộc Hải quân Hàn Quốc xâm nhập vào vùng lãnh hải của họ và rằng Hàn Quốc đã bắn tàu họ trong "một hành động khiêu khích nghiêm trọng", hãng thông tấn KCNA dẫn lời Bộ Chỉ huy Tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên tối qua cho biết.
"Những kẻ khiêu khích sẽ phải hối tiếc về hậu quả khủng khiếp chưa từng có mà họ phải đối mặt vì hành động bất cẩn nổ súng trước", Bộ Chỉ huy Tối cao quân đội Triều Tiên đã đưa ra lời cảnh báo sắc lạnh như vậy.
Trước đó cùng ngày, hãng tin Yonhap dẫn lời Bộ Tổng Tham mưu liên quân Hàn Quốc cho biết, Hải quân Hàn Quốc đã nổ súng cảnh cáo các tàu tuần tra và đánh cá của Triều Tiên khi chúng xâm phạm đường biên giới ở biển Hoàng Hải Đường Ranh giới phía Bắc.
Bình Nhưỡng thường xuyên đưa ra những lời đe dọa, cảnh báo nhằm vào nướng láng giềng Hàn Quốc. Căng thẳng trong khu vực đang leo thang kể từ khi Triều Tiên bất ngờ tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4 hồi đầu tháng 1 và một loạt những vụ phóng tên lửa liên tiếp trong những tháng sau này.
Đường Ranh giới phía Bắc (NLL) là nơi từng chứng kiến một loạt những vụ đụng độ giữa hai miền Triều Tiên trong suốt thập kỷ qua, trong đó có vụ Triều Tiên nã hàng chục quả đạn pháo vào đảo Yeonpyeong hồi cuối năm 2010.
Hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên trên thực tế vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc chiến 1950 - 1953 giữa họ mới chỉ kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn mà chưa có hiệp ước hòa bình nào được ký kết. Đường NLL do quân đội Mỹ đơn phương vạch ra sau cuộc chiến năm 1950-1953 đã không được phía Triều Tiên chấp thuận.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Sức mạnh "cá mập thép" tuần tra trên biển Mỹ cung cấp cho Việt Nam Trong thông cáo đưa ra ngày 23/05, Nhà Trắng cho biết sẽ cung cấp cho Việt Nam 18 tàu tuần tra Metal Shark, nhằm tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước. Theo thông cáo được Nhà Trắng công bố ngày 23/05, Việt Nam sẽ được cung cấp 18 tàu tuần tra Metal Shark nhằm tăng cường hợp tác an ninh giữa...