Ấn Độ “chơi trội”, lắp đặt nguyên hệ thống “full LED” lên đèn giao thông
Hành động này của chính quyền Ấn Độ nhận được rất nhiều sự hưởng ứng.
Ấn Độ là 1 trong những quốc gia rất đặc biệt. Mới đây, theo ghi nhận, Ấn Độ sẽ tiến hành lắp đặt đèn LED lên toàn bộ đèn giao thông tại Mumbai (Thủ đô Ấn Độ). Lý do đưa ra rất dễ hiểu, khi tại đất nước này mặc dù chỉ chiếm chưa đến 3% tổng số phương tiện giao thông, nhưng quốc gia Nam Á này lại chiếm tới 12% số ca thiệt mạng do tai nạn giao thông trên toàn cầu.
Mumbai – Thủ đô Ấn Độ
Ấn Độ là 1 trong những quốc gia có tỷ lệ thiệt mạng do tai nạn giao thông dường như cao nhất nên việc lắp hệ thống đèn LED lên toàn bộ đèn giao thông để gây chú ý đối với các phương tiện di chuyển và người đi bộ được nhiều người tán thành và đón nhận. Cụ thể, thay vì sử dụng đèn giao thông như thông thường, hệ thống mới sẽ lắp đặt đèn LED lên toàn bộ phần thân của cột đèn. Hiệu ứng đèn LED sẽ có 3 màu như đèn giao thông, ánh sáng phát ra cũng mạnh hơn và rộng hơn.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, giới chính quyền địa phương sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi lắp đặt của hệ thống đèn LED này. Tuy nhiên, hệ thống này có được lắp đặt ở nhiều nơi khác không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như tính thẩm mỹ, tiết kiệm năng lượng, chi phí hiệu quả sau chiến dịch…
Hiện tại chỉ duy nhất ở Mumbai (Ấn Độ) có hệ thống đèn giao thông độc đáo thế này. Bên dưới bài đăng cộng đồng mạng tỏ ra vô cùng thích thú và hào hứng nếu như những tuyến đường tại Việt Nam cũng được “nâng cấp” thế này.
“Tưởng tượng đi, cái đèn này mà lắp full quận 1 Sài Gòn thì trông thế nào, lung linh là lên luôn”.
“Đẹp quá trời ơi”.
“Đỉnh nhỉ, bác nào nghĩ ra cũng hay, làm nó chớp chớp được càng tốt”.
“Ước, ước Việt Nam cũng có, thấy cũng hiệu quả đó chứ, đi từ xa đã thấy đèn rồi”.
Thị trường smartphone Ấn Độ ảm đạm vì Covid-19
Theo công ty nghiên cứu Canalys, các đơn hàng điện thoại thông minh tại Ấn Độ đã chứng kiến mức giảm 48% trong quý 2/2020 - mức giảm mạnh nhất trong suốt một thập kỷ tại nước này.
Thị trường smartphone Ấn Độ chứng kiến bước thụt lùi lớn nhất trong suốt một thập kỷ
Theo TechCrunch, ngay cả thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới cũng không có khả năng miễn dịch với Covid-19. Khoảng 17,3 triệu đơn vị smartphone đã xuất xưởng trong quý 2/2020, giảm từ 33 triệu trong quý 2/2019 và 33,5 triệu trong quý 1/2020.
Ấn Độ đã ra lệnh cách ly toàn quốc vào cuối tháng 3 để ngăn chặn sự lây lan của virus, kéo theo đó là đóng cửa các cửa hàng trên toàn quốc, chỉ để lại một số cửa hàng bán các mặt hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm và hiệu thuốc. Ngay cả những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon và Flipkart cũng bị chính phủ cấm bán điện thoại thông minh và các mặt hàng khác.
So sánh với Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới chỉ ghi nhận mức giảm 18% vào cuối quý 1/2020 - cũng chính là thời kỳ mà quốc gia này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus. Trong khi đó, do phần lớn Ấn Độ không bị ảnh hưởng bởi virus vào quý 1 nên lượng điện thoại thông minh xuất xưởng vẫn đạt mức tăng 4% vào thời điểm này.
Trên toàn cầu, các đơn hàng điện thoại thông minh đã giảm 13% trong quý 1 - con số này được dự kiến sẽ chỉ cải thiện không đáng kể trong phần còn này của năm 2020 để đạt mốc giảm 12% trong năm nay.
Madhumita Chaudhary, nhà phân tích tại Canalys cho biết, sẽ là một chặng đường đầy khó khăn để phục hồi thị trường điện thoại thông minh ở Ấn Độ. Mặc cho quốc gia Nam Á này đã dần mở cửa trở lại, các cơ sở sản xuất vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân sự do các quy định mới xung quanh sản xuất, dẫn đến sản lượng chắc chắn sẽ thấp hơn.
Lượng smartphone xuất xưởng tại Ấn Độ từ quý 2/2019 đến quý 2/2020
Bên cạnh đó, Xiaomi tuy cũng bị giới hạn bởi lệnh đóng cửa nhưng vẫn duy trì sự thống trị của mình ở Ấn Độ sau tâm dịch. Xiaomi đã giữ vững vị trí của mình kể từ cuối năm 2018.
Canalys ước tính, công ty đã xuất xưởng 5,3 triệu chiếc điện thoại thông minh trong quý 2 năm nay, chiếm 30,9% thị phần. Theo sau đó với 3,7 triệu điện thoại được xuất xưởng và 21,3% thị phần tại Ấn Độ, vivo vẫn giữ vị trí thứ hai. Samsung, công ty từng thống trị thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ giữ vị trí thứ ba với 16,8% thị phần. Gần như mọi nhà sản xuất đều đã ra mắt thiết bị mới ở Ấn Độ trong những tuần gần đây để tìm cách phục hồi sau thời gian ngừng hoạt động. Dự báo trong tháng tới, sẽ tiếp tục có một số điện thoại thông minh được ra mắt tại nước này.
Nhưng theo đánh giá, virus Corona chủng mới không phải là trở ngại duy nhất. Tư tưởng hạn chế đồ dùng Trung Quốc của người dân Ấn cũng là một phần nguyên nhân cho vấn đề này. Kể từ khi hơn 20 binh sĩ Ấn Độ bị diệt trong một cuộc đụng độ ở biên giới vào tháng 6 với Trung Quốc, làn sóng đòi tẩy chay đồ dùng Trung Quốc vẫn đang lan rộng trên Twitter ở Ấn Độ khi một số người đã đăng video phá hủy điện thoại thông minh, TV và các sản phẩm khác của Trung Quốc. Cuối tháng trước, Ấn Độ cũng đã cấm 59 ứng dụng và dịch vụ được phát triển bởi các công ty Trung Quốc.
Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng bởi làn sóng tẩy chay từ nhiều người Ấn Độ
Các nhà cung cấp điện thoại thông minh của Trung Quốc hiện chiếm gần 80% thị trường điện thoại thông minh ở Ấn Độ. Tuy nhiên, Canalys cho rằng việc này khó có thể đi đến ngõ cụt khi mà các lựa chọn thay thế đến từ Samsung, Nokia hay thậm chí là Apple đều khó cạnh tranh về giá so với các hãng Trung Quốc.
Apple hiện chỉ chiếm 1% thị phần điện thoại thông minh tại Ấn Độ, đây cũng là công ty ít bị ảnh hưởng nhất trong số 10 nhà cung cấp hàng đầu tại đây, các đơn hàng iPhone giảm 20% so với cùng kỳ xuống còn hơn 250.000 máy trong quý 2/2020.
FBI dùng dữ liệu du lịch để giám sát trên toàn thế giới Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) không nhất thiết phải dựa vào cơ sở dữ liệu gián điệp hoặc dữ liệu điện thoại để thu thập thông tin. Thay vào đó, cơ quan này chỉ cần sự trợ giúp đến từ một công ty du lịch. Sabre được cho là đang nắm giữ một lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ thông...